Nông nghiệp là một trong 3 ngành có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam các năm gần đây. Theo số liệu thống kê gần nhất, trong thời gian dài, giá trị sản xuất nông nghiệp luôn đóng góp từ 25% đến 30% GDP.
Nhiều chuyên gia nhận định, việc Việt Nam tự chủ nguồn cung phân đạm từ năm 2013 đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công này. Do đó việc đảm bảo cung cấp nguồn phân bón, đặc biệt là phân đạm một cách đều đặn, kịp thời vụ, ổn định luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Cách đây 6 năm, Chính phủ quyết định đầu tư gần 1 tỷ USD xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, ghi dấu một mốc son quan trọng trong chiến lược xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Đi vào hoạt động không lâu, dự án đã hiện thực hóa sinh động chiến lược đúng đắn của Chính phủ bằng việc cung ứng nguồn phân bón chất lượng đều đặn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chấm dứt tình trạng nhập khẩu và khan hiếm mạnh nguồn cung phân đạm lúc bấy giờ, đồng thời tiết giảm chi phí đáng kể cho bà con nông dân cũng như nguồn ngoại tệ cho nước nhà khi trước đây phải tốn hàng tỷ đô la Mỹ cho nhập khẩu phân đạm từ Trung Quốc.
Nhà máy Đạm Cà Mau vận hành hoàn toàn dựa vào nguồn khí tự nhiên khai thác tại khu vực ngoài khơi Việt Nam, hàng năm cần đến 500 triệu m3 khí để đáp ứng công suất 800.000 tấn/năm, tương đương 2.350 tấn urea/ngày. Là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công loại urea hạt đục tại Việt Nam, Đạm Cà Mau thật sự đã góp công lớn trong việc khai thông thị trường phân bón nội địa vốn “tắc nghẽn” một thời gian do loay hoay nguồn cung và phụ thuộc phần lớn từ Trung Quốc.
Sau 6 năm đi vào sản xuất, hiện tại Đạm Cà Mau đã cung cấp ra thị trường gần 5 triệu tấn phân đạm cho nền nông nghiệp nước nhà, giúp tiết kiệm đến gần 1.5 tỷ đô la Mỹ nếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhờ thế mạnh là nguồn nguyên liệu khí với giá bán hợp lý thay vì sử dụng than chi phí cao như một số đơn vị khác, Đạm Cà Mau luôn duy trì trạng thái sản xuất ổn định, đều đặn cung ứng nguồn phân bón chất lượng với giá thành hợp lý cho bà con, không để xảy ra tình trạng sốt phân – tăng giá, điều mà trước đây luôn xảy ra khi vào vụ. Điều này đã đi đúng hướng chỉ đạo của chính phủ, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Theo dự báo trong năm 2018, sản lượng khí tại PM3 Cà Mau cấp cho sản xuất điện và đạm sẽ có sự sụt giảm và Nhà máy đạm Cà Mau sẽ khó có đủ nhiên liệu khí đầu vào để chạy 100% công suất và đương nhiên nguồn cung phân đạm sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Vì vậy, để đảm bảo kế hoạch sản xuất phân đạm cao nhất trong năm 2018, PVCFC đang đẩy nhanh việc nghiên cứu đầu tư chuyển đổi một số thiết bị phụ trợ trong Nhà máy từ sử dụng khí sang sử dụng điện và các nguồn nguyên liệu thay thế khác nhau. Việc triển khai này sẽ giúp tiết kiệm nguồn nhiên liệu khí chuyển sang cho sản xuất phân đạm.
Nguồn khí và giá khí của Đạm Cà Mau đã được nhà nước ưu đãi suốt thời gian qua là để phục vụ cho nhu cầu bức thiết của nông nghiệp nước nhà, chuyển hóa thành động lực phát triển nền kinh tế. Trong mục tiêu chiến lược mới, liệu rằng Chính phủ, còn tiếp tục duy trì chính sách đó hay có những thay đổi theo thời kỳ. Đạm Cà Mau luôn nỗ lực tối đa nhưng vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế giá khí phù hợp để có thể duy trì nhà máy hoạt động tốt, cho năng suất ổn định phục vụ bà con.
Một thông tin khác cho biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang xúc tiến đàm phán với Petronas (Malaysia) tăng thêm sản lượng khí PM3 Cà Mau và đẩy nhanh tiến độ dự án khí lô B Ô Môn để phục vụ sản xuất điện và phân đạm.
Trước mắt, PVCFC đã chuẩn bị 300.000 tấn phân đạm urê phục vụ cho vụ Đông Xuân 2018.
Nhiều chuyên gia nhận định, việc Việt Nam tự chủ nguồn cung phân đạm từ năm 2013 đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công này. Do đó việc đảm bảo cung cấp nguồn phân bón, đặc biệt là phân đạm một cách đều đặn, kịp thời vụ, ổn định luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Nhà máy Đạm Cà Mau vận hành hoàn toàn dựa vào nguồn khí tự nhiên khai thác tại khu vực ngoài khơi Việt Nam, hàng năm cần đến 500 triệu m3 khí để đáp ứng công suất 800.000 tấn/năm, tương đương 2.350 tấn urea/ngày. Là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công loại urea hạt đục tại Việt Nam, Đạm Cà Mau thật sự đã góp công lớn trong việc khai thông thị trường phân bón nội địa vốn “tắc nghẽn” một thời gian do loay hoay nguồn cung và phụ thuộc phần lớn từ Trung Quốc.
Sau 6 năm đi vào sản xuất, hiện tại Đạm Cà Mau đã cung cấp ra thị trường gần 5 triệu tấn phân đạm cho nền nông nghiệp nước nhà, giúp tiết kiệm đến gần 1.5 tỷ đô la Mỹ nếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhờ thế mạnh là nguồn nguyên liệu khí với giá bán hợp lý thay vì sử dụng than chi phí cao như một số đơn vị khác, Đạm Cà Mau luôn duy trì trạng thái sản xuất ổn định, đều đặn cung ứng nguồn phân bón chất lượng với giá thành hợp lý cho bà con, không để xảy ra tình trạng sốt phân – tăng giá, điều mà trước đây luôn xảy ra khi vào vụ. Điều này đã đi đúng hướng chỉ đạo của chính phủ, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Theo dự báo trong năm 2018, sản lượng khí tại PM3 Cà Mau cấp cho sản xuất điện và đạm sẽ có sự sụt giảm và Nhà máy đạm Cà Mau sẽ khó có đủ nhiên liệu khí đầu vào để chạy 100% công suất và đương nhiên nguồn cung phân đạm sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Vì vậy, để đảm bảo kế hoạch sản xuất phân đạm cao nhất trong năm 2018, PVCFC đang đẩy nhanh việc nghiên cứu đầu tư chuyển đổi một số thiết bị phụ trợ trong Nhà máy từ sử dụng khí sang sử dụng điện và các nguồn nguyên liệu thay thế khác nhau. Việc triển khai này sẽ giúp tiết kiệm nguồn nhiên liệu khí chuyển sang cho sản xuất phân đạm.
Một thông tin khác cho biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang xúc tiến đàm phán với Petronas (Malaysia) tăng thêm sản lượng khí PM3 Cà Mau và đẩy nhanh tiến độ dự án khí lô B Ô Môn để phục vụ sản xuất điện và phân đạm.
Trước mắt, PVCFC đã chuẩn bị 300.000 tấn phân đạm urê phục vụ cho vụ Đông Xuân 2018.
PV
tienphong.vn
tienphong.vn
Relate Threads