Nhiều cổ đông đã đặt câu hỏi cho lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) trong phần hỏi đáp tại Đại hội Cổ đông lần thứ nhất ngày 26/6 tại Hà Nội.
Việc đầu tư 2 dự án nhiệt điện khí; phương án bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược và tỷ lệ cổ tức hàng năm là 3 vấn đề được cổ đông đặc biệt quan tâm tại Đại hội cổ đông lần thứ nhất của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) được tổ chức ngày 26/6, tại Hà Nội.
*Đảm bảo tài chính triển khai dự án Nhơn Trạch 3 và 4
Trả lời các câu hỏi của cổ đông về việc triển khai 2 dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4, Chủ tịch PV Power Hồ Công Kỳ khẳng định, có 2 vấn đề ảnh hưởng đến việc triển khai dự án là phương án huy động vốn và cơ chế của Nhà nước để đảm bảo hiệu quả dự án.
Hiện PV Power đã cơ bản hoàn thiện bộ cơ chế để triển khai chuỗi dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4 trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét. Tiếp đó, PV Power sẽ hoàn thiện báo cáo tiền khả thi trình Chính phủ và các cấp bộ ngành có liên quan thông qua.
Về phương án tài chính, PV Power đang tiếp xúc với các định chế tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài để huy động tài chính triển khai 2 dự án này. Tuy nhiên, kể cả trong điều kiện Chính phủ không bảo lãnh khoản vay tài chính từ nước ngoài thì PV Power vẫn có phương án đảm bảo tài chính triển khai dự án bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay khác.
Trong đó, phần vốn chủ sở hữu chính là phần lợi nhuận sau thuế đã được trích vào quỹ đầu tư phát triển. Từ đây, một phần vốn sẽ được trích đầu tư cho dự án dựa trên quyết định cuối cùng của Đại hội cổ đông về việc giành lợi nhuận sau thuế để đầu tư Dự án Nhơn Trạch 3 và 4.
Ông Kỳ cũng cho biết thêm, việc quyết định đầu tư dự án Nhơn Trạch 3 và 4 hoàn toàn do Đại hội cổ đông quyết định dựa vào việc tính toán hiệu quả các dự án.
*Huỷ bỏ phương án cổ đông chiến lược
Tại đại hội, trả lời câu hỏi của các cổ đông về sự chậm chễ trong việc lựa chọn cổ đông chiến lược, Chủ tịch PV Power Hồ Công kỳ cho biết, theo Quyết định 1977 ngày 08/12/2017 về phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - PV Power, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án có nhà đầu tư chiến lược.
Theo Nghị định 126/2017/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 trước đây, thời hạn lựa chọn cổ đông chiến lược chỉ từ 3-4 tháng. Tính từ ngày 8/12/2017, thì thời hạn lựa chọn cổ đông chiến lược đã quá thời gian.
Theo kế hoạch cổ phần hoá PV Power đã được phê duyệt, doanh nghiệp đã báo cáo chủ sở hữu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và PVN đã báo cáo Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ quy định hiện hành, Thủ tướng đã chấp nhận phương án điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ. Theo đó, phần vốn dự kiến bán cho cổ đông chiến lược là 28,82% đã quá hạn được nhập vào phần vốn của PVN. Vì vậy, tỷ lệ sở hữu của PVN hiện nay bây giờ là 79,94% thay vì 51% như trước đây.
Vì vậy, việc lựa chọn cổ đông chiến lược không còn nữa. Sau này, việc thoái vốn của PVN khỏi PV Power sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành là Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về việc quản lý sử dụng vốn; trong đó có nội dung thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước.
Theo Nghị định 32/2018/NĐ-CP, việc thoái vốn có thể theo hình thức đấu giá công khai bình thường hoặc theo lô. Vì vậy, nếu PVN thấy cần thiết phải có cổ đông quan trọng sẽ thực hiện đấu giá theo lô sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
*Chốt phương án chia cổ tức 3% bằng tiền
Quyết định thay đổi phương án cổ tức là vấn đề được nhiều cổ đông yêu cầu Hội đồng quản trị PV Power giải trình tại Đại hội lần thứ nhất này.
Giải đáp các thắc mắc của cổ đông, Tổng Giám đốc PV Power Nguyễn Xuân Hoà cho biết, dự kiến ban đầu phương án chia cổ tức năm 2018 là 6% bằng cổ phiếu.
Tuy nhiên, do lộ trình thực hiện cổ phần hoá có sự thay đổi nên 6 tháng đầu năm, PV Power vẫn hoạt động ở hình thức Công ty TNHH một thành viên Nhà nước nên chỉ có 6 tháng cuối năm 2018 hoạt động theo Công ty Cổ phần. Vì vậy, PV Power đã quyết định phương án chia cổ tức 3% bằng tiền mặt sau khi tính toán trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển để thu xếp tài chính cho 2 dự án Nhơn Trạch 3 và 4.
Liên quan đến câu hỏi lợi nhuận biên năm 2018-2022 của PV Power, ông Hoà cho hay, thị trường điện đã đi vào vận hành từ năm 2012.
Tuy nhiên, tỷ lệ điện năng được huy động thông qua hợp đồng chiếm 90% trong khi tỷ lệ huy động phát điện theo thị trường chiếm 10%. Đến năm 2018, tỷ lệ này đã có sự thay đổi là 80-85% với việc mua qua hợp đồng tuỳ thuộc vào dạng nhà máy điện.
Điều này có nghĩa là phần phát điện cạnh tranh được gia tăng hơn với dự kiến vào năm 2021 chiếm khoảng từ 40-60%.
Việc thay đổi tỷ lệ huy động điện theo thị trường cạnh tranh này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của PV Power trong tương lai.
Theo ông Hoà, với tính toán của các biểu đồ huy động các nhà máy điện mới vào hoạt động, từ 2019-2024, phía Nam sẽ thiếu điện do cung không đủ cầu nên giá điện theo thị trường sẽ tăng cao.
Vì vậy, nếu các nhà máy của PV Power vận hành tốt sẽ được huy động ở mức độ khả quan. Trong khi đó, nếu Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đúng tiến độ trong các năm 2022-2023, đây sẽ là khởi đầu tốt khi nhu cầu điện năng cao, ông Hoà nhấn mạnh.
Theo báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 của PV Power tại Đại hội, 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.256 tỷ đồng, tăng 60% so với kế hoạch được giao.
Trong 6 tháng cuối năm, PV Power đặt kế hoạch sản xuất 9.794 triệu kWh, doanh thu 14.037 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 858 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước là 609 tỷ đồng./.
*Đảm bảo tài chính triển khai dự án Nhơn Trạch 3 và 4
Trả lời các câu hỏi của cổ đông về việc triển khai 2 dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4, Chủ tịch PV Power Hồ Công Kỳ khẳng định, có 2 vấn đề ảnh hưởng đến việc triển khai dự án là phương án huy động vốn và cơ chế của Nhà nước để đảm bảo hiệu quả dự án.
Hiện PV Power đã cơ bản hoàn thiện bộ cơ chế để triển khai chuỗi dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4 trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét. Tiếp đó, PV Power sẽ hoàn thiện báo cáo tiền khả thi trình Chính phủ và các cấp bộ ngành có liên quan thông qua.
Về phương án tài chính, PV Power đang tiếp xúc với các định chế tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài để huy động tài chính triển khai 2 dự án này. Tuy nhiên, kể cả trong điều kiện Chính phủ không bảo lãnh khoản vay tài chính từ nước ngoài thì PV Power vẫn có phương án đảm bảo tài chính triển khai dự án bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay khác.
Trong đó, phần vốn chủ sở hữu chính là phần lợi nhuận sau thuế đã được trích vào quỹ đầu tư phát triển. Từ đây, một phần vốn sẽ được trích đầu tư cho dự án dựa trên quyết định cuối cùng của Đại hội cổ đông về việc giành lợi nhuận sau thuế để đầu tư Dự án Nhơn Trạch 3 và 4.
Ông Kỳ cũng cho biết thêm, việc quyết định đầu tư dự án Nhơn Trạch 3 và 4 hoàn toàn do Đại hội cổ đông quyết định dựa vào việc tính toán hiệu quả các dự án.
*Huỷ bỏ phương án cổ đông chiến lược
Tại đại hội, trả lời câu hỏi của các cổ đông về sự chậm chễ trong việc lựa chọn cổ đông chiến lược, Chủ tịch PV Power Hồ Công kỳ cho biết, theo Quyết định 1977 ngày 08/12/2017 về phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - PV Power, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án có nhà đầu tư chiến lược.
Theo Nghị định 126/2017/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 trước đây, thời hạn lựa chọn cổ đông chiến lược chỉ từ 3-4 tháng. Tính từ ngày 8/12/2017, thì thời hạn lựa chọn cổ đông chiến lược đã quá thời gian.
Theo kế hoạch cổ phần hoá PV Power đã được phê duyệt, doanh nghiệp đã báo cáo chủ sở hữu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và PVN đã báo cáo Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ quy định hiện hành, Thủ tướng đã chấp nhận phương án điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ. Theo đó, phần vốn dự kiến bán cho cổ đông chiến lược là 28,82% đã quá hạn được nhập vào phần vốn của PVN. Vì vậy, tỷ lệ sở hữu của PVN hiện nay bây giờ là 79,94% thay vì 51% như trước đây.
Vì vậy, việc lựa chọn cổ đông chiến lược không còn nữa. Sau này, việc thoái vốn của PVN khỏi PV Power sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành là Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về việc quản lý sử dụng vốn; trong đó có nội dung thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước.
Theo Nghị định 32/2018/NĐ-CP, việc thoái vốn có thể theo hình thức đấu giá công khai bình thường hoặc theo lô. Vì vậy, nếu PVN thấy cần thiết phải có cổ đông quan trọng sẽ thực hiện đấu giá theo lô sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
*Chốt phương án chia cổ tức 3% bằng tiền
Quyết định thay đổi phương án cổ tức là vấn đề được nhiều cổ đông yêu cầu Hội đồng quản trị PV Power giải trình tại Đại hội lần thứ nhất này.
Giải đáp các thắc mắc của cổ đông, Tổng Giám đốc PV Power Nguyễn Xuân Hoà cho biết, dự kiến ban đầu phương án chia cổ tức năm 2018 là 6% bằng cổ phiếu.
Tuy nhiên, do lộ trình thực hiện cổ phần hoá có sự thay đổi nên 6 tháng đầu năm, PV Power vẫn hoạt động ở hình thức Công ty TNHH một thành viên Nhà nước nên chỉ có 6 tháng cuối năm 2018 hoạt động theo Công ty Cổ phần. Vì vậy, PV Power đã quyết định phương án chia cổ tức 3% bằng tiền mặt sau khi tính toán trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển để thu xếp tài chính cho 2 dự án Nhơn Trạch 3 và 4.
Liên quan đến câu hỏi lợi nhuận biên năm 2018-2022 của PV Power, ông Hoà cho hay, thị trường điện đã đi vào vận hành từ năm 2012.
Tuy nhiên, tỷ lệ điện năng được huy động thông qua hợp đồng chiếm 90% trong khi tỷ lệ huy động phát điện theo thị trường chiếm 10%. Đến năm 2018, tỷ lệ này đã có sự thay đổi là 80-85% với việc mua qua hợp đồng tuỳ thuộc vào dạng nhà máy điện.
Điều này có nghĩa là phần phát điện cạnh tranh được gia tăng hơn với dự kiến vào năm 2021 chiếm khoảng từ 40-60%.
Việc thay đổi tỷ lệ huy động điện theo thị trường cạnh tranh này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của PV Power trong tương lai.
Theo ông Hoà, với tính toán của các biểu đồ huy động các nhà máy điện mới vào hoạt động, từ 2019-2024, phía Nam sẽ thiếu điện do cung không đủ cầu nên giá điện theo thị trường sẽ tăng cao.
Vì vậy, nếu các nhà máy của PV Power vận hành tốt sẽ được huy động ở mức độ khả quan. Trong khi đó, nếu Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đúng tiến độ trong các năm 2022-2023, đây sẽ là khởi đầu tốt khi nhu cầu điện năng cao, ông Hoà nhấn mạnh.
Theo báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 của PV Power tại Đại hội, 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.256 tỷ đồng, tăng 60% so với kế hoạch được giao.
Trong 6 tháng cuối năm, PV Power đặt kế hoạch sản xuất 9.794 triệu kWh, doanh thu 14.037 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 858 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước là 609 tỷ đồng./.
Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN
Relate Threads