Trong khi đại diện PVN khẳng định có quyết định cử Nguyễn Xuân Sơn đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank, Hà Văn Thắm cho rằng quyết định đó vô hiệu.
Theo cáo trạng, đến thời điểm 31/3/2014, vốn điều lệ của Oceanbank là 4.000 tỷ đồng, trong đó, PVN chiếm 20%. Hà Văn Thắm đã sử dụng những công ty và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp để nắm giữ hơn 62% cổ phần tại Oceanbank.
Quá trình chỉ đạo, điều hành các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, tài chính - tiền tệ tại Oceanbank có nhiều vi phạm, dẫn đến nợ xấu thời điểm 31/3/2014 là hơn 14.000 tỷ... Ngày 6/5/2015 NHNN quyết định mua lại Oceanbank với giá 0 đồng.
Trả lời thẩm vấn của luật sư tại tòa, Hà Văn Thắm cho hay, thời điểm đó anh ta có thu hồi được 8.000 tỷ đồng và có xin được cho thêm thời gian để thu nợ.
"Thậm chí có khách hàng đã muốn mua 20% vốn góp của PVN với giá 800 tỷ đồng. Bị cáo là người hợp tác với đơn vị quan tâm muốn mua, họ đã kiểm tra hoạt động của Oceanbank và thấy chấp nhận được nên đã gửi văn bản đến PVN", Thắm khai.
Vẫn theo cáo trạng, cuối năm 2008, PVN đã ký thỏa thuận với Oceanbank và trở thành cổ đông, đối tác chiến lược, góp 20% vốn điều lệ vào Oceanbank.
Nguyễn Xuân Sơn, TGĐ công ty Tài chính Dầu khí VN (PVFC) được PVN giới thiệu cử làm thành viên HĐQT kiêm chức vụ TGĐ Oceanbank và đã được HĐQT Oceanbank bổ nhiệm, giữ chức vụ TGĐ từ ngày 1/1/2009 đến ngày 15/11/2010.
Trả lời thẩm vấn của luật sư, Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, từ khi PVN góp vốn vào Oceanbank, PVN để ông Nguyễn Ngọc Sự và bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện vốn góp. Bị cáo Sơn được giới thiệu nhưng chưa có quyết định.
"Theo quy định, người đại diện phải có quyết định đại diện bao nhiêu phần trăm cổ phần, từ ngày nào đến ngày nào... HĐQT phải có một nghị quyết, có quyết định bổ nhiệm, có văn bản giới thiệu với Oceanbank. Phải có quyết định", lời bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Bị cáo Sơn cho rằng, thời điểm ông ta được cử làm đại diện vốn góp của PVN tại Oceanbank thì chưa đầy 2 tháng, khi PVN chưa góp vốn.
Đại diện PVN khẳng định - có quyết định bổ nhiệm bị cáo Sơn đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank.
Bị cáo Hà Văn Thắm thì cho rằng, quyết định của PVN để Nguyễn Xuân Sơn đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank chỉ có trong 2 tháng và đó là quyết định vô hiệu.
Theo lời khai của bị cáo Thắm, khi PVN gửi quyết định cử Nguyễn Xuân Sơn sang Oceanbank, chính Hà Văn Thắm đã không đồng ý vì sai luật và PVN có giới thiệu bị cáo Sơn sang đại diện vốn góp của PVN tại Oceanbank nhưng Oceanbank chưa bao giờ tiếp nhận nên quyết định này chưa có giá trị pháp lý.
Theo cáo trạng, đến thời điểm 31/3/2014, vốn điều lệ của Oceanbank là 4.000 tỷ đồng, trong đó, PVN chiếm 20%. Hà Văn Thắm đã sử dụng những công ty và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp để nắm giữ hơn 62% cổ phần tại Oceanbank.
Quá trình chỉ đạo, điều hành các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, tài chính - tiền tệ tại Oceanbank có nhiều vi phạm, dẫn đến nợ xấu thời điểm 31/3/2014 là hơn 14.000 tỷ... Ngày 6/5/2015 NHNN quyết định mua lại Oceanbank với giá 0 đồng.
Trả lời thẩm vấn của luật sư tại tòa, Hà Văn Thắm cho hay, thời điểm đó anh ta có thu hồi được 8.000 tỷ đồng và có xin được cho thêm thời gian để thu nợ.
"Thậm chí có khách hàng đã muốn mua 20% vốn góp của PVN với giá 800 tỷ đồng. Bị cáo là người hợp tác với đơn vị quan tâm muốn mua, họ đã kiểm tra hoạt động của Oceanbank và thấy chấp nhận được nên đã gửi văn bản đến PVN", Thắm khai.
Nguyễn Xuân Sơn, TGĐ công ty Tài chính Dầu khí VN (PVFC) được PVN giới thiệu cử làm thành viên HĐQT kiêm chức vụ TGĐ Oceanbank và đã được HĐQT Oceanbank bổ nhiệm, giữ chức vụ TGĐ từ ngày 1/1/2009 đến ngày 15/11/2010.
Trả lời thẩm vấn của luật sư, Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, từ khi PVN góp vốn vào Oceanbank, PVN để ông Nguyễn Ngọc Sự và bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện vốn góp. Bị cáo Sơn được giới thiệu nhưng chưa có quyết định.
"Theo quy định, người đại diện phải có quyết định đại diện bao nhiêu phần trăm cổ phần, từ ngày nào đến ngày nào... HĐQT phải có một nghị quyết, có quyết định bổ nhiệm, có văn bản giới thiệu với Oceanbank. Phải có quyết định", lời bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Bị cáo Sơn cho rằng, thời điểm ông ta được cử làm đại diện vốn góp của PVN tại Oceanbank thì chưa đầy 2 tháng, khi PVN chưa góp vốn.
Đại diện PVN khẳng định - có quyết định bổ nhiệm bị cáo Sơn đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank.
Bị cáo Hà Văn Thắm thì cho rằng, quyết định của PVN để Nguyễn Xuân Sơn đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank chỉ có trong 2 tháng và đó là quyết định vô hiệu.
Theo lời khai của bị cáo Thắm, khi PVN gửi quyết định cử Nguyễn Xuân Sơn sang Oceanbank, chính Hà Văn Thắm đã không đồng ý vì sai luật và PVN có giới thiệu bị cáo Sơn sang đại diện vốn góp của PVN tại Oceanbank nhưng Oceanbank chưa bao giờ tiếp nhận nên quyết định này chưa có giá trị pháp lý.
Đối với hành vi, trách nhiệm liên quan đến việc góp vốn của cổ đông có vốn Nhà nước vào Oceanbank, mà cụ thể là PVN góp 800 tỷ đồng, đến nay không có khả năng thu hồi do Oceanbank bị NHNN mua với giá 0 đồng, dẫn tới các đơn vị này bị lỗ số tiền góp vốn.
Ngoài ra, đối với công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Đà góp vốn 266 tỷ đồng đến nay không có khả năng thu hồi cũng cần được làm rõ.
Do thời hạn điều tra đã hết, cơ quan điều tra đã có quyết định tách nhóm hành vi này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
T.Nhung
Vietnamnet.vn
Vietnamnet.vn
Relate Threads