Giá xăng thành phẩm khu vực Đông Nam Á chạm ngưỡng trên 50USD/thùng, khiến giá cơ sở xăng dầu tăng mạnh. Trước những áp lực tăng/giảm giá xăng dầu phải chờ sự điều hành từ liên bộ quản lý nhà nước, một cách điều hành giá phi thị trường, nhiều ý kiến chuyên gia kinh tế cho rằng, đã đến lúc cần có sự đổi mới mạnh mẽ để giá xăng dầu theo quy luật cung - cầu, chịu sự điều tiết của thị trường một cách công khai, minh bạch.
Từ việc tăng giá xăng “hụt”!
Đúng chu kỳ 15 ngày điều chỉnh giá xăng dầu trong nước (ngày 19.3), theo thông lệ liên bộ: Tài chính - Công thương sẽ phải có động thái điều chỉnh giá bán lẻ hoặc xả quỹ bình ổn giá xăng dầu. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra. Trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu, giá nhập khẩu đóng vai trò quan trọng quyết định sự tăng/giảm của giá xăng dầu bán lẻ. Theo Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, do tác động tăng mạnh của giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu đã tăng khoảng 47% trong vòng hơn một tháng qua. Trong lần điều chỉnh giá của liên bộ: Tài chính - Công thương gần nhất (hôm 4.3.2016), liên bộ đã quyết định giữ nguyên giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu dù theo các doanh nghiệp đầu mối, họ bị lỗ từ 200 - 750 đồng/lít,kg. Để bình ổn được giá, liên bộ đã quyết định xả quỹ bình ổn xăng dầu khi đó còn dư gần 4.000 tỉ đồng.
Theo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, với mỗi lít xăng, chưa tính mức trích quỹ bình ổn giá, các doanh nghiệp kinh doanh đang lỗ gần 1.000 đồng. “Nếu công thức tính giá xăng trong kỳ điều chỉnh này không thay đổi, giá có thể được điều chỉnh tăng với biên độ khá lớn. Mức chênh giữa giá cơ sở và giá bán lẻ hiện khoảng 1.000 đồng/lít, nhưng có thể các cơ quan quản lý sẽ xả thêm quỹ bình ổn, và lựa chọn tăng giá trong khoảng 500 - 700 đồng/lít”.
Trong khi đó, trước lo ngại về việc các đầu mối nhập khẩu xăng dầu được hưởng lợi lớn từ chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu theo các biểu thuế khác nhau, ngày 18.3, Bộ Tài chính đã có động thái giảm thuế nhập khẩu dầu, giữ nguyên thuế nhập khẩu xăng. Theo một quan chức Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), dự kiến mức giá cơ sở của kỳ điều chỉnh giá tiếp theo (ngày 21.3) đã được tính toán trên cơ sở thuế nhập khẩu mới.
Như vậy, trong lần điều chỉnh giá ngày 21.3 sẽ có nhiều ẩn số, phụ thuộc vào quyết định của liên bộ, thậm chí phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nếu giá cơ sở tăng khoảng 7% so với bán lẻ. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói với PV Lao Động: “Việc liên bộ đã biết sai thì phải truy thu tiền chênh lệch thuế. Truy thu bình thường đưa vào ngân sách, tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi thì nên đưa vào quỹ bình ổn giá xăng dầu để khi giá thế giới lên có thể xả quỹ để bình ổn giá trong nước”.
Có thể để thị trường xăng dầu tự cạnh tranh
Việc điều hành giá xăng dầu như trên, rõ ràng là luôn đặt các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối vào thế bị động. Khi giá thế giới tăng, giảm, doanh nghiệp không thể tự động điều chỉnh ngay mà phải chờ chu kỳ 15 ngày. Khi đó, Liên bộ: Công thương - Tài chính mới là người quyết định mức điều chỉnh, hoặc xả quỹ bình ổn. “Vận hành thị trường như vậy là phi thị trường”- ông Lương Hoài Nam - GĐ điều hành Hãng Hàng không Air Mekong- cho biết. Việc vận dụng Nghị định 83 để điều hành thị trường cũng thường xuyên bị lỗi nhịp, ông nói, chẳng hạn, tới ngày 19.3 là kỳ điều chỉnh giá xăng dầu tiếp theo theo lộ trình 15 ngày liên tiếp, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “đang lỗ” do giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ, nhưng ngạc nhiên là Liên bộ: Công thương - Tài chính đã không đưa ra bất cứ thông báo nào về giá mới xăng, dầu.
Về câu chuyện điều hành giá xăng dầu, ông Lương Hoài Nam - khẳng định, thông lệ trên thế giới, không nước nào nhà nước ấn định giá bán lẻ xăng dầu như ở Việt Nam. “Các nước đều theo thị trường, giá bán lẻ xăng lên xuống từng ngày, hoặc trong ngày, ai bán rẻ hơn thì người dân tìm mua chứ không phải chờ ai điều chỉnh giá cả” - ông Nam nói.
Đồng tình với quan điểm giá xăng dầu theo thị trường, giá lên, xuống theo ngày, nhưng chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng “thả nổi” giá xăng bán lẻ trên lý thuyết là có thể, khi các yếu tố cấu thành giá bán lẻ công khai thì có thể để cho thị trường tự cạnh tranh. Tuy nhiên, với thị trường VN thì thực tế không phải vậy. Do thị trường xăng dầu VN vẫn có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh, (Petrolimex chiếm 48% thị phần- PV) có hiện tượng độc quyền nhóm, chưa có thị trường cạnh tranh thực sự thì buộc Nhà nước phải định giá.
Từ việc tăng giá xăng “hụt”!
Đúng chu kỳ 15 ngày điều chỉnh giá xăng dầu trong nước (ngày 19.3), theo thông lệ liên bộ: Tài chính - Công thương sẽ phải có động thái điều chỉnh giá bán lẻ hoặc xả quỹ bình ổn giá xăng dầu. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra. Trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu, giá nhập khẩu đóng vai trò quan trọng quyết định sự tăng/giảm của giá xăng dầu bán lẻ. Theo Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, do tác động tăng mạnh của giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu đã tăng khoảng 47% trong vòng hơn một tháng qua. Trong lần điều chỉnh giá của liên bộ: Tài chính - Công thương gần nhất (hôm 4.3.2016), liên bộ đã quyết định giữ nguyên giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu dù theo các doanh nghiệp đầu mối, họ bị lỗ từ 200 - 750 đồng/lít,kg. Để bình ổn được giá, liên bộ đã quyết định xả quỹ bình ổn xăng dầu khi đó còn dư gần 4.000 tỉ đồng.
Trong khi đó, trước lo ngại về việc các đầu mối nhập khẩu xăng dầu được hưởng lợi lớn từ chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu theo các biểu thuế khác nhau, ngày 18.3, Bộ Tài chính đã có động thái giảm thuế nhập khẩu dầu, giữ nguyên thuế nhập khẩu xăng. Theo một quan chức Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), dự kiến mức giá cơ sở của kỳ điều chỉnh giá tiếp theo (ngày 21.3) đã được tính toán trên cơ sở thuế nhập khẩu mới.
Như vậy, trong lần điều chỉnh giá ngày 21.3 sẽ có nhiều ẩn số, phụ thuộc vào quyết định của liên bộ, thậm chí phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nếu giá cơ sở tăng khoảng 7% so với bán lẻ. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói với PV Lao Động: “Việc liên bộ đã biết sai thì phải truy thu tiền chênh lệch thuế. Truy thu bình thường đưa vào ngân sách, tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi thì nên đưa vào quỹ bình ổn giá xăng dầu để khi giá thế giới lên có thể xả quỹ để bình ổn giá trong nước”.
Có thể để thị trường xăng dầu tự cạnh tranh
Việc điều hành giá xăng dầu như trên, rõ ràng là luôn đặt các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối vào thế bị động. Khi giá thế giới tăng, giảm, doanh nghiệp không thể tự động điều chỉnh ngay mà phải chờ chu kỳ 15 ngày. Khi đó, Liên bộ: Công thương - Tài chính mới là người quyết định mức điều chỉnh, hoặc xả quỹ bình ổn. “Vận hành thị trường như vậy là phi thị trường”- ông Lương Hoài Nam - GĐ điều hành Hãng Hàng không Air Mekong- cho biết. Việc vận dụng Nghị định 83 để điều hành thị trường cũng thường xuyên bị lỗi nhịp, ông nói, chẳng hạn, tới ngày 19.3 là kỳ điều chỉnh giá xăng dầu tiếp theo theo lộ trình 15 ngày liên tiếp, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “đang lỗ” do giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ, nhưng ngạc nhiên là Liên bộ: Công thương - Tài chính đã không đưa ra bất cứ thông báo nào về giá mới xăng, dầu.
Về câu chuyện điều hành giá xăng dầu, ông Lương Hoài Nam - khẳng định, thông lệ trên thế giới, không nước nào nhà nước ấn định giá bán lẻ xăng dầu như ở Việt Nam. “Các nước đều theo thị trường, giá bán lẻ xăng lên xuống từng ngày, hoặc trong ngày, ai bán rẻ hơn thì người dân tìm mua chứ không phải chờ ai điều chỉnh giá cả” - ông Nam nói.
Đồng tình với quan điểm giá xăng dầu theo thị trường, giá lên, xuống theo ngày, nhưng chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng “thả nổi” giá xăng bán lẻ trên lý thuyết là có thể, khi các yếu tố cấu thành giá bán lẻ công khai thì có thể để cho thị trường tự cạnh tranh. Tuy nhiên, với thị trường VN thì thực tế không phải vậy. Do thị trường xăng dầu VN vẫn có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh, (Petrolimex chiếm 48% thị phần- PV) có hiện tượng độc quyền nhóm, chưa có thị trường cạnh tranh thực sự thì buộc Nhà nước phải định giá.
Theo: Báo Lao Động
Relate Threads