Chiều 11/10, tại buổi họp báo Quý 3/2016, Bộ Tài chính cho biết đã có kết quả thanh tra với 17/23 doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu đầu mối (trừ 5 DN chỉ chuyên nhập khẩu, 1 đơn vị đang được thanh tra từ trước).
Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho hay, đoàn thanh tra sẽ thanh tra về việc chấp hành thuế nhập khẩu xăng dầu, thuế giá trị gia tăng, trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu, phân phối thu nhập, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước… của các DN.
Dù vậy, theo ông Trí, kết quả thanh tra 17 doanh nghiệp đã có, Bộ Tài chính đã tổng hợp và báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, hiện kết quả thanh tra chưa được phép công bố. “Khi nào đủ điều kiện chúng tôi sẽ công bố công khai kết quả thanh tra những DN này”, ông Trí nói.
Quyết định thanh tra 17 DN xăng dầu đầu mối được ban hành ngay khi xảy ra vụ việc cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu làm giá bán cơ sở không sát thực tế, dẫn tới người tiêu dùng bị thiệt hại, còn DN được hưởng lợi hàng nghìn tỷ đồng.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2015, thuế xăng dầu nhập khẩu đã thu là 35.000 tỷ đồng, đã hoàn thuế cho 23 DN và thương nhân đầu mối với 3.475 tỷ đồng. Trừ đi số thuế giá trị gia tăng DN phải nộp, số tiền hoàn thuế cho các DN xăng dầu đầu mối là 3.120 tỷ đồng.
Trong tổng số 3.120 tỷ đồng DN đã được hoàn thuế, với mức thuế thu nhập DN 22%, các đơn vị đầu mối xăng dầu đã nộp vào ngân sách 668 tỷ đồng, các DN được hưởng 2.452 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là của DN xăng dầu nhà nước với 2.179 tỷ đồng, còn 12 DN tư nhân còn lại đang giữ khoảng 254 tỷ đồng.
Số tiền DN được hưởng nhờ chênh tiền thuế nhập khẩu xuất hiện khi biểu thuế dùng để tính giá cơ sở bán lẻ xăng là 20%, trong khi thuế nhập khẩu xăng một số thị trường đã giảm về 10%. Tương tự, với dầu diesel và dầu madút, thuế dùng tính giá bán lẻ vẫn là 10%, trong khi thuế 2 sản phẩm này nhập từ khu vực ASEAN đã về 5% năm 2015 và 0% từ năm 2016.
Do tính thuế có sự chênh lệch không sát thực tế như trên, nên các DN xăng dầu đầu mối đã bỏ túi hàng nghìn tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho hay, đoàn thanh tra sẽ thanh tra về việc chấp hành thuế nhập khẩu xăng dầu, thuế giá trị gia tăng, trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu, phân phối thu nhập, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước… của các DN.
Dù vậy, theo ông Trí, kết quả thanh tra 17 doanh nghiệp đã có, Bộ Tài chính đã tổng hợp và báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, hiện kết quả thanh tra chưa được phép công bố. “Khi nào đủ điều kiện chúng tôi sẽ công bố công khai kết quả thanh tra những DN này”, ông Trí nói.
Quyết định thanh tra 17 DN xăng dầu đầu mối được ban hành ngay khi xảy ra vụ việc cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu làm giá bán cơ sở không sát thực tế, dẫn tới người tiêu dùng bị thiệt hại, còn DN được hưởng lợi hàng nghìn tỷ đồng.
Trong tổng số 3.120 tỷ đồng DN đã được hoàn thuế, với mức thuế thu nhập DN 22%, các đơn vị đầu mối xăng dầu đã nộp vào ngân sách 668 tỷ đồng, các DN được hưởng 2.452 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là của DN xăng dầu nhà nước với 2.179 tỷ đồng, còn 12 DN tư nhân còn lại đang giữ khoảng 254 tỷ đồng.
Số tiền DN được hưởng nhờ chênh tiền thuế nhập khẩu xuất hiện khi biểu thuế dùng để tính giá cơ sở bán lẻ xăng là 20%, trong khi thuế nhập khẩu xăng một số thị trường đã giảm về 10%. Tương tự, với dầu diesel và dầu madút, thuế dùng tính giá bán lẻ vẫn là 10%, trong khi thuế 2 sản phẩm này nhập từ khu vực ASEAN đã về 5% năm 2015 và 0% từ năm 2016.
Do tính thuế có sự chênh lệch không sát thực tế như trên, nên các DN xăng dầu đầu mối đã bỏ túi hàng nghìn tỷ đồng.
Tiền Phong
Relate Threads