Nhôm nhập khẩu từ nước ngoài đe dọa tới toàn bộ nền công nghiệp Mỹ vốn đang trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" khi giá nhôm liên tục giảm trong một khoảng thời gian dài.
Hôm thứ 5, Trung Quốc phản bác lại cáo buộc của công đoàn lao động và sản xuất Mỹ rằng nước này đã làm "tràn ngập" thị trường Mỹ bằng nhôm giá rẻ, khiến các nhà sản xuất trong nước phải điêu đứng.
Công đoàn lao động và sản xuất Mỹ cho rằng không nên chỉ áp dụng những biện pháp trừng phạt thương mại đơn phương để cố gắng khắc phục tình trạng thừa nhôm.
Trong phiên điều trần trước Chính phủ Mỹ, ông Li Xie, Giám đốc bộ phận xuất khẩu của Bộ thương mại Trung Quốc kêu gọi Chính quyền ông Trump nên bình tĩnh trước khi áp đặt các lệnh hạn chế nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc.
Ông Li cho biết: "Sản phẩm nhôm Trung Quốc hầu hết được sử dụng cho mục đích dân dụng như đóng gói, biển báo giao thông... do vậy không thể coi đây là mối hiểm họa đe dọa tới an ninh nước Mỹ".
Thế nhưng, hồi tháng 3/2017, các nhà sản xuất Mỹ đã từng gửi đơn khởi kiện yêu cầu điều tra vụ việc 230 công ty Trung Quốc bán phá giá khối lượng lớn giấy bạc trị giá gần 400 triệu USD. Ngay sau đó, Mỹ mở cuộc điều tra thăm dò để quyết định xem có nên áp dụng mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với mặt hàng giấy bạc nhập khẩu từ Trung Quốc hay không.
Hồi giữa tháng 6, các nhà sản xuất Mỹ kỳ vọng Chính phủ sẽ áp đặt thuế và hạn ngạch nhập khẩu đối với nhôm và thép nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ tìm được bằng chứng thép nhập khẩu đe dọa đến an ninh quốc gia, Tổng thống sẽ được đơn phương "điều chỉnh nhập khẩu", trong đó có thể bao gồm hạn chế lượng thép nhập khẩu.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer, sau khi kết quả cuộc điều tra được công bố, một số kiến nghị sẽ được trình lên Quốc hội để giải quyết các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá đối với thép, nhôm và các mặt hàng khác.
Ông Li cho hay không có một doanh nghiệp Trung Quốc nào được mời tới dự phiên điều trần và cho rằng hình phạt đơn phương Mỹ áp đặt lên Trung Quốc không phải là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề toàn cầu. Theo ông Li cho biết Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng thừa nhôm trong nước và sẽ sớm nộp bản báo cáo về việc áp dụng biện pháp này.
Trung Quốc đã công bố bản kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí Bắc Kinh - Thiên Tân -Hà Bắc năm 2017 trong bối cảnh đang nỗ lực giảm ô nhiễm môi trường và chi phí nhiên liệu. Theo báo cáo của Công ty Morgan Stanley cho thấy những chính sách môi trường mới cùng với điều kiện về tài chính sẽ khiến hoạt động sản xuất nhôm ở Trung Quốc giảm mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khai khoáng trên toàn thế giới.
Theo bản báo cáo, do ngành nhôm Trung Quốc không chỉ hoạt động không hiệu quá, không đem lại lợi nhuận cao mà còn gây ô nhiễm không khí nặng nề nên Chính phủ buộc phải hành động. Vì vậy, động thái giảm bớt các nhà máy sản xuất nhôm của Trung Quốc được xem là một phần của kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí mùa đông 2017.
Hội đồng Nhà nước cho biết: "Các công ty tại 28 thành phố cần phải cắt giảm hơn 30% công suất sản xuất nhôm. Còn tại một số thành phố lớn của tỉnh Hà Bắc như Shijiazhuang và Tangshan - nơi được cho là thủ phủ ngành sản xuất thép của Trung Quốc, cũng phải cắt giảm sản lượng sắt thép xuống còn một nửa".
Tuy nhiên, Công đoàn lao động và sản xuất Mỹ cho rằng ngành công nghiệp nhôm trong nước bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chính sách bóp méo thị trường ở Trung Quốc.
Chuyên gia kinh tế thuộc Học viện Chính sách Kinh tế, ông Robert Scott khẳng định nhôm nhập khẩu từ nước ngoài đe dọa tới toàn bộ nền công nghiệp Mỹ vốn đang trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" khi giá nhôm liên tục giảm trong một khoảng thời gian dài.
Mối hiểm họa gây ra bởi tình trạng thừa sản lượng nhôm ở Trung Quốc khi tăng tới 1.500% trong vòng 17 năm từ năm 2000 đến năm 2017.
Dữ liệu chính thức cho thấy chỉ có 6% lượng nhôm từ Mỹ xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc lại cho rằng việc mở rộng công suất có thể dẫn tới nhôm trên toàn thế giới phải hứng đợt giảm giá mạnh.
Theo ông Michael Bless, Chủ tịch công ty sản xuất nhôm Century Aluminum Company cho rằng ngành nhôm nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn bởi tình trạng thừa sản lượng. Chỉ trong vòng 4 năm qua, số lượng lao động và hoạt động sản xuất ngành giảm tới gần 60%.
"Trung Quốc không có lợi thế cạnh tranh tự nhiên. Chi phí sản xuất của các nhà máy luyện kim của nước này cao nhất thế giới, họ đang bị thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục mở rộng", ông cho biết thêm.
Hôm thứ 5, Trung Quốc phản bác lại cáo buộc của công đoàn lao động và sản xuất Mỹ rằng nước này đã làm "tràn ngập" thị trường Mỹ bằng nhôm giá rẻ, khiến các nhà sản xuất trong nước phải điêu đứng.
Công đoàn lao động và sản xuất Mỹ cho rằng không nên chỉ áp dụng những biện pháp trừng phạt thương mại đơn phương để cố gắng khắc phục tình trạng thừa nhôm.
Trong phiên điều trần trước Chính phủ Mỹ, ông Li Xie, Giám đốc bộ phận xuất khẩu của Bộ thương mại Trung Quốc kêu gọi Chính quyền ông Trump nên bình tĩnh trước khi áp đặt các lệnh hạn chế nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc.
Ông Li cho biết: "Sản phẩm nhôm Trung Quốc hầu hết được sử dụng cho mục đích dân dụng như đóng gói, biển báo giao thông... do vậy không thể coi đây là mối hiểm họa đe dọa tới an ninh nước Mỹ".
Thế nhưng, hồi tháng 3/2017, các nhà sản xuất Mỹ đã từng gửi đơn khởi kiện yêu cầu điều tra vụ việc 230 công ty Trung Quốc bán phá giá khối lượng lớn giấy bạc trị giá gần 400 triệu USD. Ngay sau đó, Mỹ mở cuộc điều tra thăm dò để quyết định xem có nên áp dụng mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với mặt hàng giấy bạc nhập khẩu từ Trung Quốc hay không.
Hồi giữa tháng 6, các nhà sản xuất Mỹ kỳ vọng Chính phủ sẽ áp đặt thuế và hạn ngạch nhập khẩu đối với nhôm và thép nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ tìm được bằng chứng thép nhập khẩu đe dọa đến an ninh quốc gia, Tổng thống sẽ được đơn phương "điều chỉnh nhập khẩu", trong đó có thể bao gồm hạn chế lượng thép nhập khẩu.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer, sau khi kết quả cuộc điều tra được công bố, một số kiến nghị sẽ được trình lên Quốc hội để giải quyết các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá đối với thép, nhôm và các mặt hàng khác.
Ông Li cho hay không có một doanh nghiệp Trung Quốc nào được mời tới dự phiên điều trần và cho rằng hình phạt đơn phương Mỹ áp đặt lên Trung Quốc không phải là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề toàn cầu. Theo ông Li cho biết Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng thừa nhôm trong nước và sẽ sớm nộp bản báo cáo về việc áp dụng biện pháp này.
Trung Quốc đã công bố bản kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí Bắc Kinh - Thiên Tân -Hà Bắc năm 2017 trong bối cảnh đang nỗ lực giảm ô nhiễm môi trường và chi phí nhiên liệu. Theo báo cáo của Công ty Morgan Stanley cho thấy những chính sách môi trường mới cùng với điều kiện về tài chính sẽ khiến hoạt động sản xuất nhôm ở Trung Quốc giảm mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khai khoáng trên toàn thế giới.
Theo bản báo cáo, do ngành nhôm Trung Quốc không chỉ hoạt động không hiệu quá, không đem lại lợi nhuận cao mà còn gây ô nhiễm không khí nặng nề nên Chính phủ buộc phải hành động. Vì vậy, động thái giảm bớt các nhà máy sản xuất nhôm của Trung Quốc được xem là một phần của kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí mùa đông 2017.
Hội đồng Nhà nước cho biết: "Các công ty tại 28 thành phố cần phải cắt giảm hơn 30% công suất sản xuất nhôm. Còn tại một số thành phố lớn của tỉnh Hà Bắc như Shijiazhuang và Tangshan - nơi được cho là thủ phủ ngành sản xuất thép của Trung Quốc, cũng phải cắt giảm sản lượng sắt thép xuống còn một nửa".
Tuy nhiên, Công đoàn lao động và sản xuất Mỹ cho rằng ngành công nghiệp nhôm trong nước bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chính sách bóp méo thị trường ở Trung Quốc.
Chuyên gia kinh tế thuộc Học viện Chính sách Kinh tế, ông Robert Scott khẳng định nhôm nhập khẩu từ nước ngoài đe dọa tới toàn bộ nền công nghiệp Mỹ vốn đang trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" khi giá nhôm liên tục giảm trong một khoảng thời gian dài.
Mối hiểm họa gây ra bởi tình trạng thừa sản lượng nhôm ở Trung Quốc khi tăng tới 1.500% trong vòng 17 năm từ năm 2000 đến năm 2017.
Dữ liệu chính thức cho thấy chỉ có 6% lượng nhôm từ Mỹ xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc lại cho rằng việc mở rộng công suất có thể dẫn tới nhôm trên toàn thế giới phải hứng đợt giảm giá mạnh.
Theo ông Michael Bless, Chủ tịch công ty sản xuất nhôm Century Aluminum Company cho rằng ngành nhôm nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn bởi tình trạng thừa sản lượng. Chỉ trong vòng 4 năm qua, số lượng lao động và hoạt động sản xuất ngành giảm tới gần 60%.
"Trung Quốc không có lợi thế cạnh tranh tự nhiên. Chi phí sản xuất của các nhà máy luyện kim của nước này cao nhất thế giới, họ đang bị thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục mở rộng", ông cho biết thêm.
Relate Threads