Vận tải dầu khí của PVT không những không bị ảnh hưởng bởi sự lên xuống của giá dầu mà còn tăng trưởng liên tục từ năm 2011 tới nay.
Diễn biến giao dịch của PVT trong thời gian gần đây
Trong một tuần giao dịch đầy sóng gió của thị trường chứng khoán, PVT kết thúc phiên cuối tuần vẫn tăng hơn 1% lên mức giá 13.350 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trong tuần cũng tăng lên ở mức hơn 740 nghìn đơn vị/phiên.
Tăng trưởng cả về giá và khối lượng diễn ra trong thời gian gần đây, khi 1 tháng gần nhất PVT đã tăng gần 11%, khối lượng giao dịch trung bình phiên cũng đạt gần 500 nghìn đơn vị/phiên.
Lợi nhuận tiếp tục tăng lên, giá của cổ phiếu này cũng tăng gần 56% trong vòng 1 năm trở lại đây.
Về mặt kỹ thuật, hiện đường giá đang nằm trên hầu hết các đường MA trung hạn như 20, 50 hay 200. Sau khi vượt qua dải mây Ichimoku, đường giá có sự bứt phá mạnh.
Đồng thời chỉ báo MACD vẫn đang nằm trên đường signal và đều nằm trên đường 0 thể hiện trạng thái giao dịch khá tích cực của PVT trong thời gian qua.
Kết thúc năm 2016 đầy ấn tượng
Theo báo cáo tài chính quý IV/2016, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thế cả năm PVT đạt 6.785 và 413 tỷ đồng tăng lần lượt 18% và 12% so với năm 2015. EPS cả năm ở mức 1.468 đồng/cổ phiếu.
Cùng với đó, PVT có hơn 1.636 tỷ tiền gửi tiết kiệm và 1.262 tỷ tiền và tương đương tiền, nợ vay ngân hàng ngắn hạn giảm từ 902 tỷ xuống 503 tỷ (tương đương giảm 44%) và nợ ngắn hạn giảm gần 300 tỷ so với đầu năm.
Kỳ vọng tăng trưởng mạnh từ hoạt động vận tải
Hoạt động vận tải lỏng
Theo thống kê, PVT là doanh nghiệp vận tải lỏng đầu ngành, với 17 tầu dầu khí chuyên dụng. Năng lực đội tầu của PVT chiếm gần 30% tổng tải trọng đội tầu biển hàng lỏng cả nước.
Đặc biệt, PVT là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất kinh doanh vận tải dầu thô, chủ yếu thực hiện vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, với đội tầu dầu thô lớn nhất Việt Nam, đạt tổng trọng tải trên 300.000 DWT (đơn vị đo năng lực vận tải của tàu thủy tính bằng tấn).
Hiện tại, hoạt động vận tải cho nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm hơn 50% doanh thu vận tải của PVT. Các nhà phân tích công ty chứng khoán BSC cho hay, công ty này đang vận chuyển 100% nhu cầu dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất trong đó khoảng 80% từ mỏ Bạch Hổ, tối đa khoảng 10-20% nhập khẩu từ nước ngoài (Azerbijan).
Trong năm tới, dự kiến vào quý III/2017, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn với công suất xử lý 10 triệu tấn dầu thô sẽ vận hành. Với việc sở hữu 25% của PVN tại Nghi Sơn, các nhà phân tích cho rằng trong giai đoạn chạy thử với 20% công suất trong giai đoạn đầu, PVT sẽ có thể vận chuyển 500.000 tấn dầu thô, 257.000 tấn dầu thành phẩm cho Nghi Sơn.
Vận tải khí LPG
PVT thực hiện vận tải khí LPG qua công ty con GSP (PVT nắm 67,74%). Hiện tại, GSP đang khai thác 6 tầu chở khí với tuổi trung bình 22 tuổi, tổng trọng tải trên 19.000 DWT và nắm giữ 90% thị phần vận tải khí hóa lỏng LPG tại Việt Nam.
Đặc biệt, nhà máy Xử lý khí Cà Mau dự kiến đi vào hoạt động giữa năm 2017 với công suất khoảng 207.500 tấn/năm. Nếu giả định nhà máy chạy với 30% công suất trong năm đầu tiên, sản lượng LPG vận chuyển cho nhà máy mới này dự báo sẽ đạt 62.250 tấn LPG.
Vận tải hàng rời
PVT chỉ mới tham gia vận tải hàng rời từ năm 2014, chủ yếu vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với sản lượng 600.000 tấn/năm.
Năm 2015, PVT ký hợp đồng vận chuyển 1 triệu tấn than với Vinacomin cho nhiệt điện Vũng Áng 1 (hợp đồng chuyến, giá cước biến động theo giá nhiên liệu).
Cùng với đó, Nhiệt điện Thái Bình 2 đi vào hoạt động quý II/2016 với nhu cầu than 3 triệu tấn/năm.
Đây là dự án do PVN làm chủ đầu tư nên khả năng PVT sẽ đảm nhận phần lớn việc vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy. Đồng thời từ năm 2017, với việc các nhà máy nhiệt điện lớn được xây dựng, nguồn cầu vận chuyển hàng rời cho PVT được đảm bảo và tăng mạnh. Phân tích của công ty chứng khoán VCBS cho rằng hoạt động vận chuyển than có thể đem lại cho PVT khoảng 265 tỷ đồng doanh thu tăng 76,7% trong năm 2017.
Diễn biến giao dịch của PVT trong thời gian gần đây
Trong một tuần giao dịch đầy sóng gió của thị trường chứng khoán, PVT kết thúc phiên cuối tuần vẫn tăng hơn 1% lên mức giá 13.350 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trong tuần cũng tăng lên ở mức hơn 740 nghìn đơn vị/phiên.
Lợi nhuận tiếp tục tăng lên, giá của cổ phiếu này cũng tăng gần 56% trong vòng 1 năm trở lại đây.
Đồng thời chỉ báo MACD vẫn đang nằm trên đường signal và đều nằm trên đường 0 thể hiện trạng thái giao dịch khá tích cực của PVT trong thời gian qua.
Kết thúc năm 2016 đầy ấn tượng
Theo báo cáo tài chính quý IV/2016, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thế cả năm PVT đạt 6.785 và 413 tỷ đồng tăng lần lượt 18% và 12% so với năm 2015. EPS cả năm ở mức 1.468 đồng/cổ phiếu.
Kỳ vọng tăng trưởng mạnh từ hoạt động vận tải
Hoạt động vận tải lỏng
Theo thống kê, PVT là doanh nghiệp vận tải lỏng đầu ngành, với 17 tầu dầu khí chuyên dụng. Năng lực đội tầu của PVT chiếm gần 30% tổng tải trọng đội tầu biển hàng lỏng cả nước.
Hiện tại, hoạt động vận tải cho nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm hơn 50% doanh thu vận tải của PVT. Các nhà phân tích công ty chứng khoán BSC cho hay, công ty này đang vận chuyển 100% nhu cầu dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất trong đó khoảng 80% từ mỏ Bạch Hổ, tối đa khoảng 10-20% nhập khẩu từ nước ngoài (Azerbijan).
Trong năm tới, dự kiến vào quý III/2017, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn với công suất xử lý 10 triệu tấn dầu thô sẽ vận hành. Với việc sở hữu 25% của PVN tại Nghi Sơn, các nhà phân tích cho rằng trong giai đoạn chạy thử với 20% công suất trong giai đoạn đầu, PVT sẽ có thể vận chuyển 500.000 tấn dầu thô, 257.000 tấn dầu thành phẩm cho Nghi Sơn.
Vận tải khí LPG
PVT thực hiện vận tải khí LPG qua công ty con GSP (PVT nắm 67,74%). Hiện tại, GSP đang khai thác 6 tầu chở khí với tuổi trung bình 22 tuổi, tổng trọng tải trên 19.000 DWT và nắm giữ 90% thị phần vận tải khí hóa lỏng LPG tại Việt Nam.
Đặc biệt, nhà máy Xử lý khí Cà Mau dự kiến đi vào hoạt động giữa năm 2017 với công suất khoảng 207.500 tấn/năm. Nếu giả định nhà máy chạy với 30% công suất trong năm đầu tiên, sản lượng LPG vận chuyển cho nhà máy mới này dự báo sẽ đạt 62.250 tấn LPG.
Vận tải hàng rời
PVT chỉ mới tham gia vận tải hàng rời từ năm 2014, chủ yếu vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với sản lượng 600.000 tấn/năm.
Cùng với đó, Nhiệt điện Thái Bình 2 đi vào hoạt động quý II/2016 với nhu cầu than 3 triệu tấn/năm.
Đây là dự án do PVN làm chủ đầu tư nên khả năng PVT sẽ đảm nhận phần lớn việc vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy. Đồng thời từ năm 2017, với việc các nhà máy nhiệt điện lớn được xây dựng, nguồn cầu vận chuyển hàng rời cho PVT được đảm bảo và tăng mạnh. Phân tích của công ty chứng khoán VCBS cho rằng hoạt động vận chuyển than có thể đem lại cho PVT khoảng 265 tỷ đồng doanh thu tăng 76,7% trong năm 2017.
MAI HƯƠNG - Bizlive.vn
Relate Threads