Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu này đã tăng thêm 200 đồng/cp lên mức 23.000 đồng/cp, cao hơn so với mức định giá của DPM trong quá khứ.
Mặc dù kết quả kinh doanh trong quý 1/2017 hầu như không tăng trưởng, song ông Lê Cự Tân - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, HOSE: DPM) vẫn tỏ ra lạc quan bởi ông tin vào triển vọng thị trường phân bón năm 2017 và tiến độ dự án đầu tư sản phẩm mới của DPM.
Doanh thu “dậm chân tại chỗ”
Kết quả kinh doanh quý 1/2017 của DPM vừa được công bố mới đây cho thấy, doanh thu thuần của đơn vị này hầu như không tăng trưởng, đạt 1.978 tỷ đồng, trong khi đó, lợi nhuận sau thuế giảm đến 45% yoy, còn 223 tỷ đồng, chủ yếu do biên lợi nhuận gộp suy giảm mạnh từ 40% trong quý 1/2016 xuống còn 30% trong quý 1/2017.
Theo lý giải của DPM, điều này là do tốc độ tăng của giá phân bón đầu ra (tăng khoảng 16% so với trung bình năm 2016) chưa đủ bù đắp tốc độ tăng của giá khí đầu vào (tăng khoảng 29% so với giá khí trung bình năm 2016). Khí đầu vào chiếm khoảng 60% chi phí sản xuất ure.
Năm 2017, DPM đặt mục tiêu bán 790.000 tấn phân ure Phú Mỹ (-5% yoy do nhà máy dự kiến sửa chữa lớn trong tháng 12/2017) và kinh doanh các loại phân bón khác là 311.000 tấn (-25% yoy).
Với giá dầu giả định là 50 USD/thùng, giá khí trung bình năm 2017 của DPM dự kiến là 4,47 USD/MMBTU, tăng 16% yoy, đơn vị này đặt mục tiêu doanh thu đạt 7.743 tỷ đồng (- 3% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 823 tỷ đồng (- 29% yoy). Khi đó, EPS 2017 là 1.882 đồng/cp.
Theo nhìn nhận của bà Trần Thị Hồng Tươi – Chuyên viên phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), kết quả kinh doanh năm 2017 của DPM kém khả quan bởi ba lý do sau.
Một là, mảng kinh doanh phân bón ure tiếp tục đối mặt với khó khăn, khi giá khí đầu vào có dấu hiệu tăng, và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá ure đầu ra như đã trình bày ở trên. Khí nguyên liệu chiếm trên 60% giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, giá ure thế giới có xu hướng giảm trở lại từ giữa tháng 2/2017 sẽ tác động tiêu cực đến khả năng tăng giá bán đầu ra của DPM.
Hai là, tổ hợp nhà máy NH3- NPK dự kiến đưa vào hoạt động trong quý 3/2017 với tổng mức vốn đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng, nâng công suất sản xuất NH3 từ 450.000 tấn lên 540.000 tấn và NPK chất lượng cao là 250.000 tấn/năm. Với suất đầu tư lớn, bà Hồng Tươi cho rằng nhà đầu tư cần theo dõi chặt tốc độ tiêu thụ sản phẩm, giá vốn sản xuất NPK và khả năng sinh lời của nhà máy trong những năm đầu.
Ba là, DPM có nghĩa vụ thanh toán 25% trong số toàn bộ gốc, lãi và các chi phí, tổn thất liên quan cho nghĩa vụ bảo lãnh thay cho Công ty cổ phần Hóa dầu & Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) của Tạp đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), thực hiện từ 2017-2029.
Với khoản lỗ lũy kế lên tới 1.307 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 519 tỷ đồng vào cuối năm 2015 của PVTEX, bà Hồng Tươi cho rằng, đơn vị này sẽ tiếp tục phải trích lập dự phòng đối với khoản trả thay này. Ước tính khoản tiền thanh toán trong năm 2017 là 80 tỷ đồng, thực hiện trong quý 2/2017.
Được biết, để giảm thiểu rủi ro của khoản đầu tư vào PVTEX, DPM đã lên kế hoạch thoái vốn kèm thoái nghĩa vụ nợ với PVTEX, tuy nhiên, kế hoạch thoái vốn cụ thể chưa được tiết lộ.
Kỳ vọng thay đổi
Ông Lê Cự Tân - Chủ tịch HĐQT DPM cho biết, ngành phân bón nói chung và phân đạm vừa trải qua nhiều khó khăn trong năm 2016 khi sản lượng sản xuất urê chỉ đạt khoảng 2 triệu tấn, nhập khẩu tăng mạnh. Sản lượng tiêu thụ phân urê nội địa năm 2016 giảm nhẹ so với năm trước, ước đạt khoảng 2.1 triệu tấn do hạn hán và xâm ngập mặn kéo dài trong nửa đầu năm.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, thị trường phân bón nói chung và phân đạm nói riêng đang có những dấu hiệu tích cực. Theo đó, nguồn cung thị trường cơ bản đã đi vào ổn định do các dự án nhà máy mới đều đã đi vào hoạt động từ năm 2015.
Bên cạnh đó, việc thời tiết diễn biến thuận lợi đã tác động tốt tới nhu cầu sử dụng phân bón trên thị trường kéo theo giá phân bón trong nước trong 2 tháng đầu năm có xu hướng tăng nhẹ. Trong tháng 3, giao dịch có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào, lượng phân bón nhập khẩu giá rẻ tăng cao và nông dân trên cả nước đã hoàn tất chăm bón mùa vụ.
Năm 2017, DPM đã có chương trình hành động cụ thể nhằm triển khai các giải pháp phù hợp để hoàn thành vượt mức, về đích sớm kế hoạch sản xuất kinh doanh được cổ đông thông qua.
Theo đó, ngoài việc tiếp tục vận hành ổn định, an toàn, thực hiện bảo dưỡng tổng thể định kỳ thành công Nhà máy Đạm Phú Mỹ, kinh doanh hiệu quả sản phẩm phân bón Phú Mỹ, trong năm nay DPM sẽ tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh mảng hóa chất, triển khai đạt tiến độ các dự án đầu tư đã được phê duyệt đồng thời thắt chặt quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có.
Đặc biệt, DPM xác định ưu tiên hàng đầu hiện giờ là tập trung nguồn lực để thực hiện bảo dưỡng định kỳ thành công dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ kết hợp đấu nối dự án nâng công suất Xưởng NH3 thêm 90 ngàn tấn/năm và hoàn thành xây dựng Nhà máy sản xuất sản phẩm NPK chất lượng cao công suất 250 ngàn tấn/năm để chính thức cung cấp ra thị trường từ năm 2018. Đây là các dự án đầu tư quan trọng giúp DPM tăng quy mô sản xuất phân bón thêm 30% và hóa chất thêm 20% so với năng lực hiện nay từ đó gia tăng thị phần.
Triển vọng thị trường phân bón năm 2017 và tiến độ dự án đầu tư sản phẩm mới của DPM đã phần nào lý giải lý do vì sao doanh thu thuần của DPM hầu như không tăng trưởng trong suốt quý 1/2017 nhưng cổ phiếu của đơn vị này vẫn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư trong những phiên giao dịch gần đây.
Cụ thể, ngày 24/4, cổ phiếu DPM được giao dịch tại mức giá 22.800 đồng/cp; kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu này đã tăng thêm 200 đồng/cp lên mức 23.000 đồng/cp, cao hơn so với mức định giá của DPM trong quá khứ.
Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến các nhà đầu tư chú ý đến mã cổ phiếu này, đó là việc Bộ Công thương vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ tái phân loại phân bón vào nhóm ngành được miễn giảm thuế GTGT, cho phép DPM có thể ghi nhận thuế GTGT (áp dụng cho các nguyên liệu đầu vào) vào giá vốn hàng bán trong thời gian tới nếu được thông qua.
Nếu được thông qua thì đây sẽ là thông tin tích cực cho DPM khi giúp làm giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận khoản 20-30% trong năm 2017. Điều này càng khiến cho cổ phiếu DPM trở lên hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong năm nay.
Mặc dù kết quả kinh doanh trong quý 1/2017 hầu như không tăng trưởng, song ông Lê Cự Tân - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, HOSE: DPM) vẫn tỏ ra lạc quan bởi ông tin vào triển vọng thị trường phân bón năm 2017 và tiến độ dự án đầu tư sản phẩm mới của DPM.
Doanh thu “dậm chân tại chỗ”
Kết quả kinh doanh quý 1/2017 của DPM vừa được công bố mới đây cho thấy, doanh thu thuần của đơn vị này hầu như không tăng trưởng, đạt 1.978 tỷ đồng, trong khi đó, lợi nhuận sau thuế giảm đến 45% yoy, còn 223 tỷ đồng, chủ yếu do biên lợi nhuận gộp suy giảm mạnh từ 40% trong quý 1/2016 xuống còn 30% trong quý 1/2017.
Năm 2017, DPM đặt mục tiêu bán 790.000 tấn phân ure Phú Mỹ (-5% yoy do nhà máy dự kiến sửa chữa lớn trong tháng 12/2017) và kinh doanh các loại phân bón khác là 311.000 tấn (-25% yoy).
Với giá dầu giả định là 50 USD/thùng, giá khí trung bình năm 2017 của DPM dự kiến là 4,47 USD/MMBTU, tăng 16% yoy, đơn vị này đặt mục tiêu doanh thu đạt 7.743 tỷ đồng (- 3% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 823 tỷ đồng (- 29% yoy). Khi đó, EPS 2017 là 1.882 đồng/cp.
Theo nhìn nhận của bà Trần Thị Hồng Tươi – Chuyên viên phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), kết quả kinh doanh năm 2017 của DPM kém khả quan bởi ba lý do sau.
Một là, mảng kinh doanh phân bón ure tiếp tục đối mặt với khó khăn, khi giá khí đầu vào có dấu hiệu tăng, và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá ure đầu ra như đã trình bày ở trên. Khí nguyên liệu chiếm trên 60% giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, giá ure thế giới có xu hướng giảm trở lại từ giữa tháng 2/2017 sẽ tác động tiêu cực đến khả năng tăng giá bán đầu ra của DPM.
Hai là, tổ hợp nhà máy NH3- NPK dự kiến đưa vào hoạt động trong quý 3/2017 với tổng mức vốn đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng, nâng công suất sản xuất NH3 từ 450.000 tấn lên 540.000 tấn và NPK chất lượng cao là 250.000 tấn/năm. Với suất đầu tư lớn, bà Hồng Tươi cho rằng nhà đầu tư cần theo dõi chặt tốc độ tiêu thụ sản phẩm, giá vốn sản xuất NPK và khả năng sinh lời của nhà máy trong những năm đầu.
Ba là, DPM có nghĩa vụ thanh toán 25% trong số toàn bộ gốc, lãi và các chi phí, tổn thất liên quan cho nghĩa vụ bảo lãnh thay cho Công ty cổ phần Hóa dầu & Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) của Tạp đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), thực hiện từ 2017-2029.
Với khoản lỗ lũy kế lên tới 1.307 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 519 tỷ đồng vào cuối năm 2015 của PVTEX, bà Hồng Tươi cho rằng, đơn vị này sẽ tiếp tục phải trích lập dự phòng đối với khoản trả thay này. Ước tính khoản tiền thanh toán trong năm 2017 là 80 tỷ đồng, thực hiện trong quý 2/2017.
Được biết, để giảm thiểu rủi ro của khoản đầu tư vào PVTEX, DPM đã lên kế hoạch thoái vốn kèm thoái nghĩa vụ nợ với PVTEX, tuy nhiên, kế hoạch thoái vốn cụ thể chưa được tiết lộ.
Kỳ vọng thay đổi
Ông Lê Cự Tân - Chủ tịch HĐQT DPM cho biết, ngành phân bón nói chung và phân đạm vừa trải qua nhiều khó khăn trong năm 2016 khi sản lượng sản xuất urê chỉ đạt khoảng 2 triệu tấn, nhập khẩu tăng mạnh. Sản lượng tiêu thụ phân urê nội địa năm 2016 giảm nhẹ so với năm trước, ước đạt khoảng 2.1 triệu tấn do hạn hán và xâm ngập mặn kéo dài trong nửa đầu năm.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, thị trường phân bón nói chung và phân đạm nói riêng đang có những dấu hiệu tích cực. Theo đó, nguồn cung thị trường cơ bản đã đi vào ổn định do các dự án nhà máy mới đều đã đi vào hoạt động từ năm 2015.
Bên cạnh đó, việc thời tiết diễn biến thuận lợi đã tác động tốt tới nhu cầu sử dụng phân bón trên thị trường kéo theo giá phân bón trong nước trong 2 tháng đầu năm có xu hướng tăng nhẹ. Trong tháng 3, giao dịch có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào, lượng phân bón nhập khẩu giá rẻ tăng cao và nông dân trên cả nước đã hoàn tất chăm bón mùa vụ.
Năm 2017, DPM đã có chương trình hành động cụ thể nhằm triển khai các giải pháp phù hợp để hoàn thành vượt mức, về đích sớm kế hoạch sản xuất kinh doanh được cổ đông thông qua.
Theo đó, ngoài việc tiếp tục vận hành ổn định, an toàn, thực hiện bảo dưỡng tổng thể định kỳ thành công Nhà máy Đạm Phú Mỹ, kinh doanh hiệu quả sản phẩm phân bón Phú Mỹ, trong năm nay DPM sẽ tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh mảng hóa chất, triển khai đạt tiến độ các dự án đầu tư đã được phê duyệt đồng thời thắt chặt quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có.
Đặc biệt, DPM xác định ưu tiên hàng đầu hiện giờ là tập trung nguồn lực để thực hiện bảo dưỡng định kỳ thành công dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ kết hợp đấu nối dự án nâng công suất Xưởng NH3 thêm 90 ngàn tấn/năm và hoàn thành xây dựng Nhà máy sản xuất sản phẩm NPK chất lượng cao công suất 250 ngàn tấn/năm để chính thức cung cấp ra thị trường từ năm 2018. Đây là các dự án đầu tư quan trọng giúp DPM tăng quy mô sản xuất phân bón thêm 30% và hóa chất thêm 20% so với năng lực hiện nay từ đó gia tăng thị phần.
Triển vọng thị trường phân bón năm 2017 và tiến độ dự án đầu tư sản phẩm mới của DPM đã phần nào lý giải lý do vì sao doanh thu thuần của DPM hầu như không tăng trưởng trong suốt quý 1/2017 nhưng cổ phiếu của đơn vị này vẫn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư trong những phiên giao dịch gần đây.
Cụ thể, ngày 24/4, cổ phiếu DPM được giao dịch tại mức giá 22.800 đồng/cp; kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu này đã tăng thêm 200 đồng/cp lên mức 23.000 đồng/cp, cao hơn so với mức định giá của DPM trong quá khứ.
Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến các nhà đầu tư chú ý đến mã cổ phiếu này, đó là việc Bộ Công thương vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ tái phân loại phân bón vào nhóm ngành được miễn giảm thuế GTGT, cho phép DPM có thể ghi nhận thuế GTGT (áp dụng cho các nguyên liệu đầu vào) vào giá vốn hàng bán trong thời gian tới nếu được thông qua.
Nếu được thông qua thì đây sẽ là thông tin tích cực cho DPM khi giúp làm giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận khoản 20-30% trong năm 2017. Điều này càng khiến cho cổ phiếu DPM trở lên hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong năm nay.
Hoàng Giang
http://enternews.vn
http://enternews.vn
Relate Threads