Đã có những lúc nhóm cổ phiếu dầu khí tăng giá liên tục, ‘phớt lờ’ mọi chỉ báo kỹ thuật. Người ta đã tiếc khi ‘xuống tàu’ PVS, PVD… quá sớm, nhưng rồi điều gì đến cũng phải đến, như một điều tất yếu.
Đà tăng trưởng mạnh từ những tuần đầu tháng 12/2017
Nhìn chung, cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí từ tháng 12/2017 đến thời điểm hiện tại đã có đà tăng khá ấn tượng. Trong 1 tháng giao dịch đầu năm 2018, cùng với các cổ phiếu ngân hàng, nhóm dầu khí đã trở thành các trụ đỡ tốt ‘kéo’ thị trường.
Bất chấp sự ‘đe dọa’ từ các chỉ báo kỹ thuật như fibonnaci, bollingerband,… bộ đôi dẫn sóng dầu khí là PVD và PVS, ‘ông lớn’ GAS và nhiều mã dầu khí khác như PVB, PVC, PVT liên tiếp chinh phục các mốc kháng cự.
Thống kê từ VCSC cho thấy, trong 1 tháng qua giá cổ phiếu của nhóm dầu khí đã tăng tổng cộng 20,73%.
Trong khi đó, nếu tính từ thời điểm 1/9/2017, thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, cho đến hết phiên 31/1 nhiều cổ phiếu đã có biên độ tăng rất lớn.
Diễn biến Giá dầu thô WTI (NYMEX) trong tròn 1 năm
Diễn biến giá dầu thô Brent (ICE) trong tròn 1 năm
Việc Bộ trưởng các nước thành viên OPEC đồng ý mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đến cuối năm 2018 đã càng kích thích cho đà tăng của giá dầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, theo số liệu từ bloomberg, giá dầu thô WTI (Nymex) đã đạt 64,71 USD/thùng, tăng 7,2% so với thời điểm đầu năm; Dầu thô Brent (ICE) đạt 68,87 USD/thùng, tăng 3,4% so với thời điểm đầu năm. Đó là chưa kể trước đó giá dầu đã có lúc vượt đỉnh cao trong 2 năm.
Tuy vậy, trong thời gian giá cổ phiếu của nhóm dầu khí tăng, đã có nhiều ý kiến cho rằng dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu này thực chất chỉ đến từ sự kỳ vọng của thị trường, bởi lẽ việc giá dầu tăng mạnh trong khoảng thời gian 2-3 tháng chưa đủ để phản ánh vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Từ nghi ngại đến thực tế
Trong hai phiên giao dịch 31/1 và 1/2, cổ phiếu dầu khí thực sự đã ‘tắm máu’ sau khoảng thời gian tăng trưởng quá mạnh. Nhà đầu tư cầm nhóm cổ phiếu này, đặc biệt là PVD và PVS, chẳng khác nào trải qua cảm giác bị tra tấn khi chứng kiến giá trị tài khoản hụt đến gần 20% chỉ sau 2 phiên giao dịch.
Hai ông lớn PVD và PVS giảm rất mạnh. Riêng PVD đã giảm sàn hai phiên liên tiếp và mất đi gần 14%. Trong khi đó, PVS đã giảm đến gần 20%.
Chỉ trong hai phiên giao dịch giảm giá, nhiều cổ phiếu trong nhóm Dầu khí đã quay lại mốc gia đạt được đầu tháng 1/2018.
Giá dầu WTI giao tháng 3/2018 đã giảm xuống 63,82 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 3/201 cũng rơi về mốc 68,33 USD/thùng.
Giá dầu thị trường Châu Á cũng giảm phiên thứ ba liên tiếp trong ngày 31/1. Số liệu từ AFP cho thấy, giá dầu Brent Biển Bắc trên sàn giao dịch điện tử Singapore lúc 14h35’ (giờ Việt Nam) đã giảm 22 xu Mỹ, tương đương 0,3%, còn 68,8 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,5%, tương đương 31 xu Mỹ, còn 64,19 USD/thùng.
Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp dầu khí cũng công bố kết quả kinh doanh với mức lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước.
PVS vẫn hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng lãi quý IV/2017 giảm so với cùng kỳ, thậm chí riêng quý này PVS đã lỗ thuần và phải nhờ lợi nhuận khác nên lợi nhuận sau thuế mới dương.
PVD phải cậy nhờ đến khoản hoàn nhập từ quỹ khoa học và công nghệ, một yếu tố đã được dự báo từ trước.
Một doanh nghiệp khác là PVB cũng chỉ thoát lỗ nhờ khoản lợi nhuận khác đến từ chênh lệch thừa sau kiểm kê và nhận bàn giao vật tư CQAN.
Ngắn hạn cần cẩn trọng, nhưng trung hạn là câu chuyện khác
Trao đổi với PV. Nhadautu.vn, ông Đỗ Bảo ngọc, chuyên viên phân tích cấp cao MBS cho rằng, đây là áp lực chốt lời sau thời gian tăng trưởng quá nóng. ‘Việc kết quả kinh doanh của nhóm cổ phiếu dầu khí chưa khởi sắc đã được dự báo từ trước và việc các cổ phiếu này giảm giá là điều bình thường’.
Đồng quan điểm với ông Ngọc, ông Nguyễn Thế Minh, Phó Giám đốc khối dịch vụ Khách hàng cá nhân SSI cho biết thêm, đà giảm của dòng dầu khí có thể nằm trong xu hướng chung khi dòng tiền đã yếu đi trong 2 tuần giao dịch gần đây.
Ông Minh cũng cho biết, tâm lý nhiều nhà đầu tư cũng có thể bị ảnh hưởng khi 3 phiên IPO các ‘khủng long’ dầu khí là BSR, PV OIL và PV Power đã kết thúc. Qua đó, họ cho rằng nhóm cổ phiếu dầu khí không còn động lực tăng trưởng. ‘Ngoài ra, qui định mới về cho vay margin, áp dụng từ 1/3, cũng có thể coi là yếu tố tác động tới các mã dầu khí nằm trong danh mục margin’, ông Minh nói thêm.
Tuy vậy, về trung hạn lại là câu chuyện khác.
‘Tôi vẫn đánh giá về trung hạn đây là các cổ phiếu tốt, cùng với nhóm cổ phiếu ngân hàng, các cổ phiếu dầu khí sẽ là động lực giúp thị trường tăng điểm’, ông Minh lạc quan cho biết.
Các chuyên gia chứng khoán còn cho rằng, giá dầu thế giới được dự báo sẽ còn tăng trưởng và giữ được mốc trên 60 USD trong năm 2018, từ đó tạo đà cho sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu dầu khí.
Đồng quan điểm với ông Nguyễn Thế Minh, nhưng ông Đỗ Bảo Ngọc khuyến cáo: ‘Nhà đầu tư không nên cố gắng bắt đáy nhóm cổ phiếu này’.
‘Ở thời điểm này nhà đầu tư không nên dò đáy, bởi ‘đáy’ có thể còn thấp hơn nữa. Do đó, nên chọn thời điểm giá cân bằng trở lại, sau đó có thể giải ngân mua vào’, ông Ngọc khuyên.
Đà tăng trưởng mạnh từ những tuần đầu tháng 12/2017
Nhìn chung, cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí từ tháng 12/2017 đến thời điểm hiện tại đã có đà tăng khá ấn tượng. Trong 1 tháng giao dịch đầu năm 2018, cùng với các cổ phiếu ngân hàng, nhóm dầu khí đã trở thành các trụ đỡ tốt ‘kéo’ thị trường.
Bất chấp sự ‘đe dọa’ từ các chỉ báo kỹ thuật như fibonnaci, bollingerband,… bộ đôi dẫn sóng dầu khí là PVD và PVS, ‘ông lớn’ GAS và nhiều mã dầu khí khác như PVB, PVC, PVT liên tiếp chinh phục các mốc kháng cự.
Thống kê từ VCSC cho thấy, trong 1 tháng qua giá cổ phiếu của nhóm dầu khí đã tăng tổng cộng 20,73%.
Trong khi đó, nếu tính từ thời điểm 1/9/2017, thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, cho đến hết phiên 31/1 nhiều cổ phiếu đã có biên độ tăng rất lớn.
Giá cổ phiếu Dầu khí từ tháng 9/2017 đến phiên 31/1/2018
Đà tăng của cổ phiếu dầu khí đến từ sự ‘nhạy cảm’ với xu hướng giá dầu thế giới. Cần nhớ rằng, từ trước thời điểm diễn ra cuộc họp giữa các nước thuộc Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) về việc mở rộng thoả thuận cắt giảm sản lượng (31/12/2017), gái dầu đã có sự tăng trưởng. Diễn biến Giá dầu thô WTI (NYMEX) trong tròn 1 năm
Diễn biến giá dầu thô Brent (ICE) trong tròn 1 năm
Việc Bộ trưởng các nước thành viên OPEC đồng ý mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đến cuối năm 2018 đã càng kích thích cho đà tăng của giá dầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, theo số liệu từ bloomberg, giá dầu thô WTI (Nymex) đã đạt 64,71 USD/thùng, tăng 7,2% so với thời điểm đầu năm; Dầu thô Brent (ICE) đạt 68,87 USD/thùng, tăng 3,4% so với thời điểm đầu năm. Đó là chưa kể trước đó giá dầu đã có lúc vượt đỉnh cao trong 2 năm.
Tuy vậy, trong thời gian giá cổ phiếu của nhóm dầu khí tăng, đã có nhiều ý kiến cho rằng dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu này thực chất chỉ đến từ sự kỳ vọng của thị trường, bởi lẽ việc giá dầu tăng mạnh trong khoảng thời gian 2-3 tháng chưa đủ để phản ánh vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Từ nghi ngại đến thực tế
Trong hai phiên giao dịch 31/1 và 1/2, cổ phiếu dầu khí thực sự đã ‘tắm máu’ sau khoảng thời gian tăng trưởng quá mạnh. Nhà đầu tư cầm nhóm cổ phiếu này, đặc biệt là PVD và PVS, chẳng khác nào trải qua cảm giác bị tra tấn khi chứng kiến giá trị tài khoản hụt đến gần 20% chỉ sau 2 phiên giao dịch.
Hai ông lớn PVD và PVS giảm rất mạnh. Riêng PVD đã giảm sàn hai phiên liên tiếp và mất đi gần 14%. Trong khi đó, PVS đã giảm đến gần 20%.
Chỉ trong hai phiên giao dịch giảm giá, nhiều cổ phiếu trong nhóm Dầu khí đã quay lại mốc gia đạt được đầu tháng 1/2018.
Mức giảm/tăng của các cổ phiếu dầu khí trong hai phiên vừa qua
Rõ ràng, tác động ‘tiêu cực’ từ việc giá dầu ‘điều chỉnh’ đã khiến nhóm cổ phiếu này giảm giá. Trong phiên 31/1/2018, giá dầu thế giới đã có phiên thứ ba giảm liên tiếp sau một báo cáo cho thấy dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến trong tuần trước đó.
Giá dầu WTI giao tháng 3/2018 đã giảm xuống 63,82 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 3/201 cũng rơi về mốc 68,33 USD/thùng.
Giá dầu thị trường Châu Á cũng giảm phiên thứ ba liên tiếp trong ngày 31/1. Số liệu từ AFP cho thấy, giá dầu Brent Biển Bắc trên sàn giao dịch điện tử Singapore lúc 14h35’ (giờ Việt Nam) đã giảm 22 xu Mỹ, tương đương 0,3%, còn 68,8 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,5%, tương đương 31 xu Mỹ, còn 64,19 USD/thùng.
Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp dầu khí cũng công bố kết quả kinh doanh với mức lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước.
PVS vẫn hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng lãi quý IV/2017 giảm so với cùng kỳ, thậm chí riêng quý này PVS đã lỗ thuần và phải nhờ lợi nhuận khác nên lợi nhuận sau thuế mới dương.
PVD phải cậy nhờ đến khoản hoàn nhập từ quỹ khoa học và công nghệ, một yếu tố đã được dự báo từ trước.
Một doanh nghiệp khác là PVB cũng chỉ thoát lỗ nhờ khoản lợi nhuận khác đến từ chênh lệch thừa sau kiểm kê và nhận bàn giao vật tư CQAN.
Các công ty quý này ghi nhận lỗ thuần, phải nhờ đến thu nhập khác mới có kết quả lợi nhuận sau thuế dương. Có thể thấy, ngoại trừ ông lớn GAS, PVT vẫn giữ phong độ, còn lại các doanh nghiệp họ ‘dầu khí’ ghi nhận lãi sau thuế giảm.
Dễ nhận thấy, các công ty ghi nhận lợi nhuận dương và tăng trưởng so với cùng kỳ sẽ có cổ phiếu tăng trưởng trong hai phiên gần đây.Ngắn hạn cần cẩn trọng, nhưng trung hạn là câu chuyện khác
Trao đổi với PV. Nhadautu.vn, ông Đỗ Bảo ngọc, chuyên viên phân tích cấp cao MBS cho rằng, đây là áp lực chốt lời sau thời gian tăng trưởng quá nóng. ‘Việc kết quả kinh doanh của nhóm cổ phiếu dầu khí chưa khởi sắc đã được dự báo từ trước và việc các cổ phiếu này giảm giá là điều bình thường’.
Đồng quan điểm với ông Ngọc, ông Nguyễn Thế Minh, Phó Giám đốc khối dịch vụ Khách hàng cá nhân SSI cho biết thêm, đà giảm của dòng dầu khí có thể nằm trong xu hướng chung khi dòng tiền đã yếu đi trong 2 tuần giao dịch gần đây.
Ông Minh cũng cho biết, tâm lý nhiều nhà đầu tư cũng có thể bị ảnh hưởng khi 3 phiên IPO các ‘khủng long’ dầu khí là BSR, PV OIL và PV Power đã kết thúc. Qua đó, họ cho rằng nhóm cổ phiếu dầu khí không còn động lực tăng trưởng. ‘Ngoài ra, qui định mới về cho vay margin, áp dụng từ 1/3, cũng có thể coi là yếu tố tác động tới các mã dầu khí nằm trong danh mục margin’, ông Minh nói thêm.
Tuy vậy, về trung hạn lại là câu chuyện khác.
‘Tôi vẫn đánh giá về trung hạn đây là các cổ phiếu tốt, cùng với nhóm cổ phiếu ngân hàng, các cổ phiếu dầu khí sẽ là động lực giúp thị trường tăng điểm’, ông Minh lạc quan cho biết.
Các chuyên gia chứng khoán còn cho rằng, giá dầu thế giới được dự báo sẽ còn tăng trưởng và giữ được mốc trên 60 USD trong năm 2018, từ đó tạo đà cho sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu dầu khí.
Đồng quan điểm với ông Nguyễn Thế Minh, nhưng ông Đỗ Bảo Ngọc khuyến cáo: ‘Nhà đầu tư không nên cố gắng bắt đáy nhóm cổ phiếu này’.
‘Ở thời điểm này nhà đầu tư không nên dò đáy, bởi ‘đáy’ có thể còn thấp hơn nữa. Do đó, nên chọn thời điểm giá cân bằng trở lại, sau đó có thể giải ngân mua vào’, ông Ngọc khuyên.
Nhà Đầu tư
Relate Threads