Giá dầu thế giới là một trong những tâm điểm của thị trường chứng khoán trong năm 2016. Không chỉ ảnh hưởng lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mà dường như yếu tố này cũng đã tác động mạnh mẽ lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp dầu khí và nhóm “họ P” trên sàn.
Từ quyết định quan trọng của OPEC
Trong năm 2016, giá dầu thế giới tiếp tục bị chi phối bởi các quyết định của OPEC và các yếu tố vĩ mô trên toàn thế giới. Phải kể đến một số sự kiện có tác động mạnh mẽ đến giá dầu như sự kiện Brexit và hiện tượng Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà trắng vào tháng 11.
Điểm nhấn của diễn biến giá dầu trong thời gian qua chính là việc OPEC quyết định cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2008 khiến cho giá dầu chính thức có cơ hội hồi phục trở lại trong tương lai. Theo đó, OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng bớt 1.2 triệu thùng/ngày xuống mức trần sản lượng tại 32.5 triệu/thùng và điều này sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2017.
Có thể thấy, vào đầu năm 2016, giá dầu thế giới chỉ dừng ở mức 37 USD/ thùng thì đến thời điểm này, với những động thái tích cực nói trên, thì giá dầu đã leo lên mốc trên 52 USD thùng với mức tăng 41% so với đầu năm. Riêng ,ngày 1/12, giá dầu đã nhảy vọt hơn 9% ngay sau khi quyết định của OPEC được công bố.
Diễn biến phức tạp của giá dầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí và nhóm “họ P” trên sàn. Nhìn lại mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, rất nhiều doanh nghiệp trong ngành đưa ra chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2016 theo các dự tính giá dầu khác nhau. Điển hình là GAS với mức kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 7,085 tỷ đồng với phương án giá dầu là 60 USD/thùng.
PVS lại xây dựng các phương án kế hoạch tài chính cho các mức giá dầu tương ứng là 30, 40, và 60 USD/thùng. Đáng chú ý, những con số kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất của đơn vị có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể, PVS dự kiến sẽ lỗ ròng hợp nhất 250 tỷ đồng nếu giá dầu ở mức 30 USD, lãi ròng hợp nhất đạt 680 tỷ đồng nếu giá dầu là 40 USD và con số này vọt lên 960 tỷ đồng nếu giá dầu chạm mức 60 USD. Thế nhưng, kết quả 9 tháng đầu năm 2016 cho thấy lợi nhuận sau thuế hợp nhất của đơn vị đã đạt mốc 750 tỷ đồng, mặc dù chưa bằng mức kế hoạch lợi nhuận cao nhất đặt ra nhưng đã vượt mốc 680 tỷ đồng tương ứng với giá dầu vào cuối quý 3 là hơn 40 USD/thùng.
Tương tự PVS, kế hoạch của PGS cũng được xác định theo biến động của giá dầu. Với mức giá dầu là 50USD/thùng thì lợi nhuận trước thuế của đơn vị sẽ là 391 tỷ đồng, trong trường hợp giá dầu vọt lên 60USD/thùng thì dự kiến lợi nhuận trước thuế sẽ là 413 tỷ đồng. Như vậy giá dầu càng tăng thì PGS càng được lợi và tương ứng mức lợi nhuận cũng sẽ cao hơn. Được biết, 9 tháng đầu năm, PGS đã thu về 398 tỷ đồng lãi trước thuế, vượt mức kế hoạch đặt ra cho giá dầu là 50 USD/thùng.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một góc nhìn để xem xét lại các doanh nghiệp dầu khí đã đưa ra những kế hoạch kinh doanh như thế nào và kết quả sẽ còn trông đợi rất nhiều vào báo cáo tài chính quý 4 được công bố trong khoảng 1 tháng nữa.
Thị trường đã phản ánh như thế nào trước quyết định của OPEC?
Thông tin về quyết định của OPEC đã có tác động chi phối khá mạnh tới đà tăng của thị trường chứng khoán ngay khi động thái được đưa ra. Đơn giản là vì các thông tin luôn được chiết khấu vào giá cổ phiếu trước và ngay tại thời điểm nó được công bố.
Ngay sau ngày OPEC cắt giảm sản lượng, vào ngày 1/12, giá cổ phiếu PVS đã tăng mạnh 1,000 đồng chạm mốc 19,000 đồng/cp với khối lượng giao dịch trên 7 triệu cp. Đây là mức giá và khối lượng giao dịch đạt đỉnh trong hơn 1 tháng qua của cổ phiếu PVS.
Và không thể không nhắc đến GAS – một trong những mã cổ phiếu có mức vốn hóa cao nhất trên toàn sàn hiện nay. Trong phiên giao dịch đó, cổ phiếu GAS đã tăng trần 4,400 đồng lên mốc 68,300 đồng/cp với hơn 380 ngàn cổ phiếu được sang tên. Đây cũng chính là khối lượng giao dịch lớn nhất của GAS trong hơn 1 tháng qua.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu như PVC, PVB, PVD cũng được dịp “ăn theo” thông tin này. Cụ thể, giá cổ phiếu PVC đã tăng 800 đồng/cp với gần 860 ngàn cp được mua thành công; riêng PVD đã kịch trần với sắc tím lên 23,400 đồng/cp, tăng 1,500 đồng so với phiên liền trước, với khối lượng chuyển nhượng trong ngày 1/12 lên gấp 3 lần so với các phiên giao dịch gần đó đạt 4.2 triệu cp. Ngoài ra, PVB cũng kịch trần ở mức giá 12,100 đồng với khối lượng giao dịch gần 111 ngàn cổ phiếu; PGS cũng tăng mạnh 300 đồng lên 16,500 đồng/cp.
Một câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu giá cổ phiếu đã phản ánh hết các kỳ vọng của nhà đầu tư vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những diễn biến mới nhất của giá dầu? Với việc nhiều cổ phiếu tăng kịch trần ngay khi thông tin OPEC cắt giảm sản lượng cho thấy khá nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào một kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp dầu khí và nhóm “họ P” này.
Nhận định về nhóm cổ phiếu dầu khí và dòng “họ P”, ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc tư vấn đầu tư CTCK Maybank – Kim Eng cho rằng, giá của nhóm cổ phiếu này đang có dấu hiệu đi xuống mặc dù giá dầu đang có những tín hiệu tăng giá tích cực hỗ trợ. Theo ông Khánh, với những khó khăn trong 11 tháng qua thì ảnh hưởng từ việc OPEC quyết định cắt giảm sản lượng xuất hiện vào tháng cuối cùng trong năm dường như không có tác động lớn. Song song đó, thỏa thuận của OPEC chưa chắc có tác động tốt cho giá dầu trong dài hạn. Bởi đơn giản ở thời điểm hiện tại, việc giá dầu leo dốc đã kích hoạt sự phát triển các nguồn năng lượng mới như dầu đá phiến - vốn đã phải thu hẹp sản xuất do thua lỗ trong những thời điểm giá dầu ở mức thấp. Ngoài ra, thế giới đang tìm kiếm các nguồn năng lượng khác để thay thế cho dầu mỏ và điều này đã được minh chứng qua những khoản đầu tư lớn của các ông trùm như Bill Gates hay Warrant Buffet vào ngành công nghệ năng lượng tái tạo.
Mặt khác, xét về trung hạn, giá dầu dường như đã tăng gấp đôi trong năm 2016 và khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2017 là khá hạn chế. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dường như cũng đã được dự đoán trước, chính vì vậy, ông Khánh tin rằng giá các cổ phiếu thuộc nhóm này sẽ không có sự thay đổi nhiều, nếu có những yếu tố tích cực xảy ra cũng chỉ tăng nhẹ, nếu không có yếu tố đột biến thì xu hướng sẽ là đi ngang hoặc giảm điểm. /.
Từ quyết định quan trọng của OPEC
Trong năm 2016, giá dầu thế giới tiếp tục bị chi phối bởi các quyết định của OPEC và các yếu tố vĩ mô trên toàn thế giới. Phải kể đến một số sự kiện có tác động mạnh mẽ đến giá dầu như sự kiện Brexit và hiện tượng Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà trắng vào tháng 11.
Có thể thấy, vào đầu năm 2016, giá dầu thế giới chỉ dừng ở mức 37 USD/ thùng thì đến thời điểm này, với những động thái tích cực nói trên, thì giá dầu đã leo lên mốc trên 52 USD thùng với mức tăng 41% so với đầu năm. Riêng ,ngày 1/12, giá dầu đã nhảy vọt hơn 9% ngay sau khi quyết định của OPEC được công bố.
Diễn biến phức tạp của giá dầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí và nhóm “họ P” trên sàn. Nhìn lại mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, rất nhiều doanh nghiệp trong ngành đưa ra chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2016 theo các dự tính giá dầu khác nhau. Điển hình là GAS với mức kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 7,085 tỷ đồng với phương án giá dầu là 60 USD/thùng.
PVS lại xây dựng các phương án kế hoạch tài chính cho các mức giá dầu tương ứng là 30, 40, và 60 USD/thùng. Đáng chú ý, những con số kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất của đơn vị có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể, PVS dự kiến sẽ lỗ ròng hợp nhất 250 tỷ đồng nếu giá dầu ở mức 30 USD, lãi ròng hợp nhất đạt 680 tỷ đồng nếu giá dầu là 40 USD và con số này vọt lên 960 tỷ đồng nếu giá dầu chạm mức 60 USD. Thế nhưng, kết quả 9 tháng đầu năm 2016 cho thấy lợi nhuận sau thuế hợp nhất của đơn vị đã đạt mốc 750 tỷ đồng, mặc dù chưa bằng mức kế hoạch lợi nhuận cao nhất đặt ra nhưng đã vượt mốc 680 tỷ đồng tương ứng với giá dầu vào cuối quý 3 là hơn 40 USD/thùng.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một góc nhìn để xem xét lại các doanh nghiệp dầu khí đã đưa ra những kế hoạch kinh doanh như thế nào và kết quả sẽ còn trông đợi rất nhiều vào báo cáo tài chính quý 4 được công bố trong khoảng 1 tháng nữa.
Thị trường đã phản ánh như thế nào trước quyết định của OPEC?
Thông tin về quyết định của OPEC đã có tác động chi phối khá mạnh tới đà tăng của thị trường chứng khoán ngay khi động thái được đưa ra. Đơn giản là vì các thông tin luôn được chiết khấu vào giá cổ phiếu trước và ngay tại thời điểm nó được công bố.
Ngay sau ngày OPEC cắt giảm sản lượng, vào ngày 1/12, giá cổ phiếu PVS đã tăng mạnh 1,000 đồng chạm mốc 19,000 đồng/cp với khối lượng giao dịch trên 7 triệu cp. Đây là mức giá và khối lượng giao dịch đạt đỉnh trong hơn 1 tháng qua của cổ phiếu PVS.
Và không thể không nhắc đến GAS – một trong những mã cổ phiếu có mức vốn hóa cao nhất trên toàn sàn hiện nay. Trong phiên giao dịch đó, cổ phiếu GAS đã tăng trần 4,400 đồng lên mốc 68,300 đồng/cp với hơn 380 ngàn cổ phiếu được sang tên. Đây cũng chính là khối lượng giao dịch lớn nhất của GAS trong hơn 1 tháng qua.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu như PVC, PVB, PVD cũng được dịp “ăn theo” thông tin này. Cụ thể, giá cổ phiếu PVC đã tăng 800 đồng/cp với gần 860 ngàn cp được mua thành công; riêng PVD đã kịch trần với sắc tím lên 23,400 đồng/cp, tăng 1,500 đồng so với phiên liền trước, với khối lượng chuyển nhượng trong ngày 1/12 lên gấp 3 lần so với các phiên giao dịch gần đó đạt 4.2 triệu cp. Ngoài ra, PVB cũng kịch trần ở mức giá 12,100 đồng với khối lượng giao dịch gần 111 ngàn cổ phiếu; PGS cũng tăng mạnh 300 đồng lên 16,500 đồng/cp.
Một câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu giá cổ phiếu đã phản ánh hết các kỳ vọng của nhà đầu tư vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những diễn biến mới nhất của giá dầu? Với việc nhiều cổ phiếu tăng kịch trần ngay khi thông tin OPEC cắt giảm sản lượng cho thấy khá nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào một kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp dầu khí và nhóm “họ P” này.
Nhận định về nhóm cổ phiếu dầu khí và dòng “họ P”, ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc tư vấn đầu tư CTCK Maybank – Kim Eng cho rằng, giá của nhóm cổ phiếu này đang có dấu hiệu đi xuống mặc dù giá dầu đang có những tín hiệu tăng giá tích cực hỗ trợ. Theo ông Khánh, với những khó khăn trong 11 tháng qua thì ảnh hưởng từ việc OPEC quyết định cắt giảm sản lượng xuất hiện vào tháng cuối cùng trong năm dường như không có tác động lớn. Song song đó, thỏa thuận của OPEC chưa chắc có tác động tốt cho giá dầu trong dài hạn. Bởi đơn giản ở thời điểm hiện tại, việc giá dầu leo dốc đã kích hoạt sự phát triển các nguồn năng lượng mới như dầu đá phiến - vốn đã phải thu hẹp sản xuất do thua lỗ trong những thời điểm giá dầu ở mức thấp. Ngoài ra, thế giới đang tìm kiếm các nguồn năng lượng khác để thay thế cho dầu mỏ và điều này đã được minh chứng qua những khoản đầu tư lớn của các ông trùm như Bill Gates hay Warrant Buffet vào ngành công nghệ năng lượng tái tạo.
Mặt khác, xét về trung hạn, giá dầu dường như đã tăng gấp đôi trong năm 2016 và khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2017 là khá hạn chế. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dường như cũng đã được dự đoán trước, chính vì vậy, ông Khánh tin rằng giá các cổ phiếu thuộc nhóm này sẽ không có sự thay đổi nhiều, nếu có những yếu tố tích cực xảy ra cũng chỉ tăng nhẹ, nếu không có yếu tố đột biến thì xu hướng sẽ là đi ngang hoặc giảm điểm. /.
Relate Threads