Thị trường chứng khoán thế giới vừa trải qua một tuần điều chỉnh. Các thị trường phát triển như Mỹ, Anh, Nhật và Đức ở trong tâm thế được chốt lời sau một sóng tăng dài trước những thông tin có thể gây tác động kém tích cực lên tâm lý, như kế hoạch chi tiết của Thủ tướng Anh Theresa May về việc rời thị trường chung châu Âu.
Một sự kiện khác có thể gây ra xáo trộn tâm lý là ngày 20/1 diễn ra lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giới đầu tư kỳ vọng ông Donald Trump sẽ đưa ra kế hoạch chi tiết hơn nữa liên quan đến kích thích kinh tế và chính sách ngoại giao.
Tuần qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones điều chỉnh 0,77%, chỉ số này chưa thể chạm đến ngưỡng tâm lý 20.000 điểm. Nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu thể hiện tốt nhất trong tuần, giá chứng chỉ quỹ ETF XLP tăng 1,4%. Trong khi đó, cổ phiếu tài chính và dược bị bán mạnh, lần lượt giảm 2% và 2,35%.
Giá các loại hàng hóa tuần qua diễn biến trái chiều, trong đó giá hợp đồng tương lai nhôm tăng 2,61%, giá quặng sắt tăng 1,21%. Giá kim loại quý cũng nối tiếp đà tăng của những tuần trước. Các loại hàng hóa nông nghiệp như ngô, lúa mạch và cà phê cũng có một tuần tăng nhẹ. Giá dầu điều chỉnh khiến chỉ số hàng hóa GSCI gần như đứng giá. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng, thị trường hàng hóa đang trong xu hướng tích cực khi các loại hàng hóa tăng luân phiên.
Quay trở lại thị trường chứng khoán trong nước, chỉ số VN-Index đang tiến gần vùng 690 điểm, mức cao nhất kể từ khi xác lập xu hướng tăng dài hạn. Động lực đưa chỉ số đi lên trong tuần này là các cổ phiếu ngân hàng, đồ uống trong khi cổ phiếu dầu khí và thép khiến thị trường tăng chậm lại.
Chúng tôi nhận thấy sự tăng giá của cổ phiếu ngân hàng xuất phát từ dòng tiền của những nhà đầu tư lớn trong nước, nhà đầu tư nước ngoài nhìn chung vẫn đứng ngoài cuộc. ACB, BID và CTG là những mã tăng mạnh nhất trong nhóm ngân hàng và đều có dấu hiệu nâng đỡ bởi dòng tiền nội. Trong khi đó, VCB có sự tham gia của dòng tiền ngoại và mức tăng kém hơn nhóm trên. Đứng trên góc độ đầu tư dài hạn, chúng tôi lạc quan về triển vọng của VCB, trong khi đứng trên góc độ dòng tiền, CTG, BID và ACB đang thể hiện tốt hơn.
Cổ phiếu thép vừa có một tuần giao dịch khó khăn, 2 trụ lớn là HPG và HSG đều bị bán mạnh trước khi phục hồi nhẹ cuối tuần. Nhóm thép đã hút một lượng lớn tiền của số đông trong giai đoạn cuối năm 2016, nhưng thời gian gần đây lại tỏ ra kém hiệu quả so với nhóm tài chính, hệ quả là dòng tiền dịch chuyển ra khỏi thép.
Chúng tôi cho rằng câu chuyện tăng trưởng đột biến của thép trong năm 2016 khó lặp lại trong năm nay khi lợi thế nguyên liệu giá rẻ không còn. Tuy nhiên, cổ phiếu thép vẫn còn “room” tăng trưởng dựa vào chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ trong năm 2017. Đứng trên góc độ đầu cơ, cổ phiếu thép vẫn là lựa chọn tốt khi dòng tiền của số đông rút đi.
Nhóm dầu khí tuần qua giao dịch trong tâm lý bi quan, diễn biến này có liên quan đến kết quả kinh doanh quý IV/2016 của các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, nhóm này có tiềm năng tăng trưởng đột biến trong trung hạn khi dòng tiền rút khỏi nhóm dầu khí nhìn chung đã suy yếu so với giai đoạn giá dầu Brent ở 30 USD/thùng. Đây là cơ hội dành cho những nhà đầu tư có sự kiên nhẫn và làm chủ chiến lược đi ngược đám đông.
CTCK VNDIRECT
Một sự kiện khác có thể gây ra xáo trộn tâm lý là ngày 20/1 diễn ra lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giới đầu tư kỳ vọng ông Donald Trump sẽ đưa ra kế hoạch chi tiết hơn nữa liên quan đến kích thích kinh tế và chính sách ngoại giao.
Giá các loại hàng hóa tuần qua diễn biến trái chiều, trong đó giá hợp đồng tương lai nhôm tăng 2,61%, giá quặng sắt tăng 1,21%. Giá kim loại quý cũng nối tiếp đà tăng của những tuần trước. Các loại hàng hóa nông nghiệp như ngô, lúa mạch và cà phê cũng có một tuần tăng nhẹ. Giá dầu điều chỉnh khiến chỉ số hàng hóa GSCI gần như đứng giá. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng, thị trường hàng hóa đang trong xu hướng tích cực khi các loại hàng hóa tăng luân phiên.
Quay trở lại thị trường chứng khoán trong nước, chỉ số VN-Index đang tiến gần vùng 690 điểm, mức cao nhất kể từ khi xác lập xu hướng tăng dài hạn. Động lực đưa chỉ số đi lên trong tuần này là các cổ phiếu ngân hàng, đồ uống trong khi cổ phiếu dầu khí và thép khiến thị trường tăng chậm lại.
Chúng tôi nhận thấy sự tăng giá của cổ phiếu ngân hàng xuất phát từ dòng tiền của những nhà đầu tư lớn trong nước, nhà đầu tư nước ngoài nhìn chung vẫn đứng ngoài cuộc. ACB, BID và CTG là những mã tăng mạnh nhất trong nhóm ngân hàng và đều có dấu hiệu nâng đỡ bởi dòng tiền nội. Trong khi đó, VCB có sự tham gia của dòng tiền ngoại và mức tăng kém hơn nhóm trên. Đứng trên góc độ đầu tư dài hạn, chúng tôi lạc quan về triển vọng của VCB, trong khi đứng trên góc độ dòng tiền, CTG, BID và ACB đang thể hiện tốt hơn.
Cổ phiếu thép vừa có một tuần giao dịch khó khăn, 2 trụ lớn là HPG và HSG đều bị bán mạnh trước khi phục hồi nhẹ cuối tuần. Nhóm thép đã hút một lượng lớn tiền của số đông trong giai đoạn cuối năm 2016, nhưng thời gian gần đây lại tỏ ra kém hiệu quả so với nhóm tài chính, hệ quả là dòng tiền dịch chuyển ra khỏi thép.
Chúng tôi cho rằng câu chuyện tăng trưởng đột biến của thép trong năm 2016 khó lặp lại trong năm nay khi lợi thế nguyên liệu giá rẻ không còn. Tuy nhiên, cổ phiếu thép vẫn còn “room” tăng trưởng dựa vào chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ trong năm 2017. Đứng trên góc độ đầu cơ, cổ phiếu thép vẫn là lựa chọn tốt khi dòng tiền của số đông rút đi.
Nhóm dầu khí tuần qua giao dịch trong tâm lý bi quan, diễn biến này có liên quan đến kết quả kinh doanh quý IV/2016 của các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, nhóm này có tiềm năng tăng trưởng đột biến trong trung hạn khi dòng tiền rút khỏi nhóm dầu khí nhìn chung đã suy yếu so với giai đoạn giá dầu Brent ở 30 USD/thùng. Đây là cơ hội dành cho những nhà đầu tư có sự kiên nhẫn và làm chủ chiến lược đi ngược đám đông.
CTCK VNDIRECT
Relate Threads