Cổ phần hóa & Thu hồi vốn Nhà nước tại PVN

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
PVN: Những Thách Thức Và Vận Hội Trong Năm 2018 (tiếp)

Đầu năm mới 2018, PVN đã lần lượt IPO (5) cho 3 thành viên gồm BSR, PVOil và PVPower. Và dự kiến sắp tới sẽ là hạ mức sở hữu của PVN ở PVGas từ 95% xuống mức 65% cp, và các doanh nghiệp khác trong PVN.

Từ những kinh nghiệm đau thương của nước Nga khi CPH các DNNN những năm 1990s, PVN đã thông qua các công ty thành viên lên sàn kể trên, cho làm thẩm định tài sản vốn trước khi cho lên sàn khá bài bản. Còn nhớ khi nước Nga cho CPH hàng loạt DNNN, vì do không thuê các tổ chức tư vấn, thẩm định độc lập, các DNNN của Nga đã bị những nhóm đại gia mua với giá rẻ mạt. Họ cấu kết với các quan chức chính phủ, mua rẻ DNNN, tạo ra một tầng lớp tư bản đỏ giàu sụ. Đặc biệt là các vụ thâu tóm các DNNN ngành dầu khí Nga.

Vì vậy, khi IPO thành công, giá sàn đã theo đúng quy luật thị trường – sát với giá trị thẩm định hoặc vượt trên tài sản vốn. Được hiểu, trên tổng mức định giá IPO tài sản vốn, PVN đã thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp IPO mà chưa tính lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước đó, nếu có. Nghĩa là bán với giá sàn IPO, PVN đã đủ thu hồi vốn rồi.

BSR

BSR giữ 43% cp, khi CPH được định giá mức IPO khởi điểm là 14,600, bán ra 242 cp (trên mức 7.79% cp), mức bình quân là 23,043 / cp thu được 5.500 ngàn tỷ.

Qua đó, PVN sẽ đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược để bán tiếp 49% cp. Theo đó dự kiến sẽ thu về thêm ~ 32.500 tỷ. Gộp cả giá trị bán cổ phần (cp) IPO và với nhà đầu tư chiến lược là 57%, tổng tài sản vốn tính sơ bộ là: 64.184 tỷ và tổng cp bán ra ~ 38.000 tỷ . Con số này sẽ được trích 43% (57% còn lại là các nhà đầu tư góp) để tái đầu tư vào dự án mở rộng BSR với CAPEX 1,8 tỷ USD. Phần góp vốn của PVN/BSR vào dự án là 43% (~ 18.000 tỷ đồng hoặc ~774 triệu usd). Như vậy số tài sản vốn còn lại của BSR là 20.000 tỷ, sẽ nộp về công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) (6)

PVPower

PVPower giữ lại 51% cp khi CPH.

Tổng 49% cp bán ra ~ 18.000 tỷ (cách tính tương tự như trên nhưng tính gộp cả IPO và NĐT chiến lược)

Trong danh mục đầu tư của PVPower năm 2019 có Nhơn Trạch 3+4 (1.4 tỷ usd) và Kiên Giang (1.3 tỷ usd), gộp lại và quy đổi thành ~ 38.000 tỷ đồng. Như vậy, mức góp vốn của PVPower vào các dự án mới sẽ là ~ 19.500 tỷ, và như vậy PVPower cần góp thêm 1.500 ngàn tỷ. Vậy nếu PVN và bộ tài chính cho giữ lại lợi nhuận 1 năm là đủ để tái đầu tư (năm 2017 PVPower nộp ~ 1.400 ngàn tỷ về ngân sách nhà nước), vì số lẽ còn lại, có thể thu xếp từ ngân hàng.

pvp_HOUR.gif

PVOil (giữ lại 36.26% cp)

PVOil, bán ra 206.845.900 cp (20%) x 19.200 = 3.971 tỷ

Như vậy tổng tài sản vốn của PVOil sẽ là: ~ 20,000 tỷ (trên thực tế sẽ cao hơn vì họ sẽ lấy giá IPO bình quân, ở mức 20.196 /cp để đàm phán với các nđt chiến lược). như vậy, tổng mức cp bán ra là ~ 13.000 tỷ (64.72% cp). Do PVOil chưa đăng ký đầu tư dự án, số tài sản vốn 13.000 tỷ này cộng dồn 20.000 tỷ của BSR là 33.000 tỷ (8), sẽ nộp về SCIC, cân đối đầu tư cho các dự án khác của PVN.

che-bien-sp-dau-home.jpg

PVGas

Hiện PVN nắm 95% cp ở cty thành viên PVGas.

Do nhu cầu tái đầu tư, PVN đã có thoái bớt vốn từ mức 95% xuống còn 65% cp trên tổng mức tài sản vốn 620.000 tỷ (vốn điều lệ là 19.000 tỷ)

Nếu thoái 35% vốn thành công trong năm 2018 hoặc 2019 trên mức thị giá 120.000/cp, PVN sẽ thu về khoảng 80.000 tỷ. (9)

Như vậy, các dự án trên bờ, qua IPO, PVN đã có bài toán thu xếp đủ vốn đối ứng. Trong trường hợp chịu biến động thị trường, chính phủ có thể phát hành thư bảo lãnh đến các ngân hàng cho các dự án này.

IMG_81031642014_15261953331026PM.jpg

Chính Trị Đám Mây & Những Cam Kết Thương Mại Song Phương

Chính Trị Đám Mây

Còn nhớ trong 1 phát biều trong lể tổng kết của bộ kế hoạch đầu tư ngày 15/1/2018 ông Phúc ví von [Phải cố gắng biến Việt Nam từ "một cô gái đẹp" trở thành "con hổ mới".] câu nói nghe là lạ và không được nhiều người để ý.

Đúng ! Việt Nam, từ vị trí địa chính trị, như 1 cô gái đẹp tựa hoa hậu và hay mơ mộng, đến tuổi theo chồng mà chưa chịu lấy ai. Nhìn về phương đông, có chàng Trung hàng xóm cao ráo, phong độ và theo đuổi các giá trị truyền thống. Hướng về phương tây, có chàng Mỹ cũng không kém cạnh, phong độ, hiện đại mà lại giàu mạnh. Ai cũng phong độ đỉnh cao và đều yêu cô hoa hậu xứ Đại Việt. Khỗ nỗi, dù rất quý 2 anh tài nhưng dù nhiều lần được cả hai ướm hỏi nhưng cô vẫn chưa gật đầu ưng thuận bên nào.

Nhưng nhìn cả đông tây, cũng chỉ có 2 chàng là đáng mặt để cô chọn mặt gửi vàng, còn số đông còn lại, chỉ đáng mặt cho cô ghé chân lúc nắng hạn, hay mưa rào mà thôi.

Và rồi đến tuổi thì bậc sinh thành cũng phải thu xếp tính chuyện trăm năm cho cô. Bản thân cô cũng đã ý thức, chính cô chứ không ai khác, phải giữ hòa khí tránh xung đột không đáng có cho cả hai. Nghĩa là cha mẹ sẽ thu xếp cho cô kết hôn với 1 anh, và sẽ làm bạn try kỷ với anh còn lại. Để rồi tất cả cùng chung sống trong hòa bình !

Còn nhớ ở biển đông năm 2012 và 2013, sau 2 chiến dịch khoan rầm rộ ở lô 117, và 118 ngoài khơi Quãng Ngãi, Cty dầu khí ExxonMobil (Mỹ) đã phát hiện mỏ khí có trữ lượng lớn ~ 8 tỷ m3 khí, chưa kể condensate (xăng nhẹ). Đây là dự án khủng, và mãi tận đầu 2017 thì ExxonMobil mới chính thức công bố trữ lượng và giá trị thương mại sau khi hoàn tất các hợp đồng khai thác và giá bán khí với chủ nhà PVN. Riêng từ phần góp vốn đầu tư 3,8 tỷ USD trên tổng mức đầu tư 10 tỷ USD giai đoạn 1, PVN dự kiến thu về 20 tỷ USD cho ngân sách nhà nước cho vòng đời 20 năm khai thác.

Qua 2014, ngày 1/5, Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 đến neo đậu phía ngoài cách mỏ Cá Voi Xanh khoảng 140 km và neo đậu đến 27/5. Sự kiện này vốn đã làm tiêu tốn bao nhiêu giấy mực của báo giới và truyền thông. Có nhiều đồn đoán, và đều chỉ đề cập về chính trị, là Trung Quốc muốn thể hiện chủ quyền trên đường lưỡi bò 9 đoạn. Tuy nhiên, nếu ai tinh ý thì thấy ngay, đó là 1 thông điệp lồng ghép cả chính trị và kinh tế. Vì sao ? Đơn giản là PVN, chưa hề ký hợp tác thăm dò khai thác ở bất cứ mỏ nào ngoài khơi với các công ty Trung Quốc. Trong khi, PVN hầu hết đã ký với các anh tài khắp năm châu cho các mỏ ngoài khơi Việt Nam. Theo cách hiểu này, HD981 chính là 1 thông điệp, gây sức ép về hạn ngạch thương mại và hợp tác song phương.

Sau gần 1 năm qua các hội nghị trung ương 8,9,10 từ cuối 2014 đến đầu 2015, khá trầm lắng, đến ngày 7/4/2015 ông Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh, Trung Quốc. Tháp tùng ông bắc tiến là đoàn tùy tùng hùng hậu, mang theo thông điệp „cải thiện tình hình biển đông“ và điều chỉnh hạn ngạch thương mại hai chiều. Vì trước đó, năm 2014 theo các con số chính thức, kim ngạch thương mại Việt-Trung tăng 17%, lên tới $58.77 tỉ đôla. Hàng nhập từ Trung Quốc về Việt Nam tăng 18.8% với $43.87 tỉ trong khi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chỉ tăng được 12.6% với $14.91 tỉ. Những con số nói trên cho thấy là Việt Nam đang thâm hụt mậu dịch và phải nhập siêu từ Trung Quốc.

Và rồi, cách đó không xa, sau khi bước ra từ hội nghị trung ương 11 khóa 11 (4-7/5/2015), ông Trọng đi Mỹ ngày 6/7/2015 cũng trong chuyến công du 4 ngày. Tháp tùng ông Trọng tây tiến là 1 đoàn tùy tùng hùng hậu gồm lãnh đạo quân đội, an ninh, ngoại giao và dĩ nhiên, có chủ tịch PVN. Khi gặp tổng thống Obama, hai ông đã thảo luận về nhiều vấn đề trong đó có TPP và tình hình Biển Đông. Và làm sâu sắc thỏa thuận „Đối tác toàn diện“ sau tuyên bố chung từ 2013 cũng như những cam kết cho TPP. Cũng tại chuyến đi này, PVN đã ký thỏa thuận với cty dầu khí Murphy về thăm dò và khai thác ở các lô 144 & 145, ngoài khơi Khánh Hòa và 11-2/11 ở bể Nam Côn Sơn. (còn nữa)

Ghi chú:
(5) IPO: phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
(6) SCIC: công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước thuộc bộ công thương
(7) CPH: Cổ phần hóa
(8) Phần tài sản vốn lưu nộp ở SCIC sau khi đã khấu trừ chi phí đầu tư vào dự án
(9) Có thể cân đối và tái đầu tư cho NCSP2 - giai đoạn 2 và nhà máy GPP

PVN: Những Thách Thức Và Vận Hội Trong Năm 2018 - Phần 1

Nguyen Le Minh
 

Việc làm nổi bật

Top