Tổng công ty điện lực dầu khí (PVPower), một thành viên của PetroVietnam (PVN) đang có kế hoạch xây dựng 9 nhà máy điện khí (1 vài nhà máy có thể là nhiệt điện) ở các tỉnh phía nam với tổng công suất 5,200 MW. Trong đó, 2 nhà máy điện khí sẽ đặt ở Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
PVPower là cty 100% vốn của PVN, đang có 2 phương án là tự xây dựng hoặc liên doanh, liên kết trong các dự án điện này.
Các nhà máy điện khí (sử dụng nhiên liệu khí) sẽ lấy nhiên liệu từ hai mỏ ngoài khơi là Cá Rồng Đỏ và Sao Vàng Đại Nguyệt trong nước cũng như nhập khẩu LNG.
PVPower, nếu có liên doanh, cũng sẽ là nhà đầu tư chính và là nhà điều hành cho các nhà máy điện này, với trị giá lên đến 1,4 tỉ đô la Mỹ.
Song song cùng việc lên kế hoạch phát triển dự án điện, PVN thông qua bộ chủ quản là bộ công thương, hiện đã trình Thủ tướng phương án IPO cho PV Power với giá khởi điểm là 14.400 đồng/cổ phiếu. Thông qua IPO, PV Power sẽ chào bán 20% cổ phần, tương đương 468,37 triệu cổ phiếu (cho tổng tài sản của PVPower).
PVPower, theo đó, dự kiến IPO vào quý 1 /2018. Sau đó, dựa trên giá thị trường IPO, sẽ đàm phán và ký với 2 hoặc 3 nhà đầu tư chiến lược để rút cổ phần nhà nước xuống còn 51%.
Như vậy, được hiểu, tổng giá trị chưa qua chào bán trên sàn giao dịch chứng khoán của PVPower, được định giá khoảng 33,7 ngàn tỷ VND.
PV Power mới chỉ được thành lập từ năm 2007 nhưng đã là đơn vị sản xuất điện lớn thứ 2 tại Việt Nam, chỉ đứng sau tập đoàn điện lực Việt Nam EVN.
PV Power đã có các nhà máy ở Vũng Áng chạy bằng than với công suất 1.200 MW; 3 nhà máy nhiệt điện chạy khí gồm Cà Mau 1 & 2 (1.500 MW), Nhơn Trạch 1 (450 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW); và 3 nhà máy thủy điện gồm Hua Na (180 MW), Dak Drinh (125 MW) và Nậm Cát (3,1 MW).
Tổng công suất các nhà máy trên là 4.208,2 MW, bằng 12% công suất phát điện cả nước.
Dự kiến, sau khi xây dựng và đưa vào sản xuất các nhà máy điện khí trên, PVPower sẽ là một trong 3 thành viên mạnh nhất của PVN, bên cạnh PVEP và PVGas.
PVPower là cty 100% vốn của PVN, đang có 2 phương án là tự xây dựng hoặc liên doanh, liên kết trong các dự án điện này.
Các nhà máy điện khí (sử dụng nhiên liệu khí) sẽ lấy nhiên liệu từ hai mỏ ngoài khơi là Cá Rồng Đỏ và Sao Vàng Đại Nguyệt trong nước cũng như nhập khẩu LNG.
PVPower, nếu có liên doanh, cũng sẽ là nhà đầu tư chính và là nhà điều hành cho các nhà máy điện này, với trị giá lên đến 1,4 tỉ đô la Mỹ.
Song song cùng việc lên kế hoạch phát triển dự án điện, PVN thông qua bộ chủ quản là bộ công thương, hiện đã trình Thủ tướng phương án IPO cho PV Power với giá khởi điểm là 14.400 đồng/cổ phiếu. Thông qua IPO, PV Power sẽ chào bán 20% cổ phần, tương đương 468,37 triệu cổ phiếu (cho tổng tài sản của PVPower).
PVPower, theo đó, dự kiến IPO vào quý 1 /2018. Sau đó, dựa trên giá thị trường IPO, sẽ đàm phán và ký với 2 hoặc 3 nhà đầu tư chiến lược để rút cổ phần nhà nước xuống còn 51%.
Như vậy, được hiểu, tổng giá trị chưa qua chào bán trên sàn giao dịch chứng khoán của PVPower, được định giá khoảng 33,7 ngàn tỷ VND.
PV Power mới chỉ được thành lập từ năm 2007 nhưng đã là đơn vị sản xuất điện lớn thứ 2 tại Việt Nam, chỉ đứng sau tập đoàn điện lực Việt Nam EVN.
PV Power đã có các nhà máy ở Vũng Áng chạy bằng than với công suất 1.200 MW; 3 nhà máy nhiệt điện chạy khí gồm Cà Mau 1 & 2 (1.500 MW), Nhơn Trạch 1 (450 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW); và 3 nhà máy thủy điện gồm Hua Na (180 MW), Dak Drinh (125 MW) và Nậm Cát (3,1 MW).
Tổng công suất các nhà máy trên là 4.208,2 MW, bằng 12% công suất phát điện cả nước.
Dự kiến, sau khi xây dựng và đưa vào sản xuất các nhà máy điện khí trên, PVPower sẽ là một trong 3 thành viên mạnh nhất của PVN, bên cạnh PVEP và PVGas.
Ngày 9/1/2018
Nguyen Le Minh
Nguyen Le Minh
Relate Threads