Việc khai thác mỏ Johan Sverdrup có thể kéo dài hơn 50 năm. Giá hòa vốn là dưới 20 USD/thùng.
Ở Biển Bắc, giai đoạn sản xuất đầu tiên của mỏ dầu Johan Sverdrup bắt đầu vào ngày 7/10/2019, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch.
Được phát hiện vào năm 2010, mỏ dầu khổng lồ này được điều hành bởi tập đoàn Equinor của Na Uy (42,6% cổ phần), cùng với Lundin Na Uy (20%), Petoro (17,36%), Aker BP (11,5733%) và Total của Pháp (8,44%).
Đây là dự án dầu lớn nhất "được phát triển trên thềm lục địa Na Uy kể từ những năm 1980", theo Equinor.
Ở Biển Bắc, giai đoạn sản xuất đầu tiên của mỏ dầu Johan Sverdrup bắt đầu vào ngày 7/10/2019, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch.
Được phát hiện vào năm 2010, mỏ dầu khổng lồ này được điều hành bởi tập đoàn Equinor của Na Uy (42,6% cổ phần), cùng với Lundin Na Uy (20%), Petoro (17,36%), Aker BP (11,5733%) và Total của Pháp (8,44%).
Đây là dự án dầu lớn nhất "được phát triển trên thềm lục địa Na Uy kể từ những năm 1980", theo Equinor.
Một số hình ảnh về mỏ dầu Johan Sverdrup:
Các cơ sở khai thác dầu khí tại mỏ Johan Sverdrup, bao gồm 4 giàn với các chức năng khác nhau: khoan, xử lý, lưu trú.
Giàn khoan nặng gần 22.000 tấn, đã được vận chuyển bởi tàu xây dựng khổng lồ Pioneering Spirit, dài 382 m, rộng 124 m.
Sản lượng của mỏ ban đầu sẽ đạt 440.000 thùng dầu tương đương mỗi ngày (boe/d). Khi giai đoạn 2 của dự án được triển khai (vào cuối năm 2022), công suất sẽ tăng thêm 50% và sau đó đạt 660.000 boe/d.
Tổng trữ lượng có thể khai thác được từ mỏ Johan Sverdrup ước tính khoảng 2,7 tỷ thùng dầu tương đương.
Theo Equinor, "giá hòa vốn" để phát triển mỏ này là dưới 20 USD/thùng trong 50 năm hoạt động. Trong giai đoạn này, nhóm Equinor ước tính rằng doanh thu cho nhà nước Na Uy có thể gần tương đương 100 tỷ USD.
Mỏ Johan Sverdrup là một trong 3 dự án ngoài khơi phát thải CO2 ít nhất trên mỗi thùng dầu được khai thác trên thế giới (trung bình 0,67 kg CO2 mỗi thùng, so với mức trung bình 18 kg CO2/thùng). Điều này là nhờ nguồn điện cung cấp cho việc khai thác mỏ đến từ lưới điện Na Uy (với một phần lớn thủy điện) thay vì được tạo ra bởi các tuabin khí.
Mỏ Johan Sverdrup nằm cách bờ biển Na Uy khoảng 150 km. Dầu khai thác sẽ được vận chuyển đến trạm tiếp nhận Mongstad trong khi khí sẽ đi qua một đường ống đến Kårstø.
Túi dầu của mỏ Johan Sverdrup nằm ở độ sâu gần 1.900 m so với mực nước biển, theo Equinor. Đáy biển ở nơi đặt giàn khoan sâu từ 110 - 120 m.
Các cơ sở khai thác dầu khí tại mỏ Johan Sverdrup, bao gồm 4 giàn với các chức năng khác nhau: khoan, xử lý, lưu trú.
Giàn khoan nặng gần 22.000 tấn, đã được vận chuyển bởi tàu xây dựng khổng lồ Pioneering Spirit, dài 382 m, rộng 124 m.
Sản lượng của mỏ ban đầu sẽ đạt 440.000 thùng dầu tương đương mỗi ngày (boe/d). Khi giai đoạn 2 của dự án được triển khai (vào cuối năm 2022), công suất sẽ tăng thêm 50% và sau đó đạt 660.000 boe/d.
Tổng trữ lượng có thể khai thác được từ mỏ Johan Sverdrup ước tính khoảng 2,7 tỷ thùng dầu tương đương.
Theo Equinor, "giá hòa vốn" để phát triển mỏ này là dưới 20 USD/thùng trong 50 năm hoạt động. Trong giai đoạn này, nhóm Equinor ước tính rằng doanh thu cho nhà nước Na Uy có thể gần tương đương 100 tỷ USD.
Mỏ Johan Sverdrup là một trong 3 dự án ngoài khơi phát thải CO2 ít nhất trên mỗi thùng dầu được khai thác trên thế giới (trung bình 0,67 kg CO2 mỗi thùng, so với mức trung bình 18 kg CO2/thùng). Điều này là nhờ nguồn điện cung cấp cho việc khai thác mỏ đến từ lưới điện Na Uy (với một phần lớn thủy điện) thay vì được tạo ra bởi các tuabin khí.
Mỏ Johan Sverdrup nằm cách bờ biển Na Uy khoảng 150 km. Dầu khai thác sẽ được vận chuyển đến trạm tiếp nhận Mongstad trong khi khí sẽ đi qua một đường ống đến Kårstø.
Túi dầu của mỏ Johan Sverdrup nằm ở độ sâu gần 1.900 m so với mực nước biển, theo Equinor. Đáy biển ở nơi đặt giàn khoan sâu từ 110 - 120 m.
Nh.Thạch
AFP - Petrotimes.vn
Relate Threads