Thống đốc bang California (Mỹ) Jerry Brown đã ký ban hành đạo luật nhằm ngăn cấm các hoạt động khoan thăm dò dầu khí mới trên vùng biển ngoài khơi thuộc bang duyên hải này.
Theo tuyên bố từ Văn phòng thống đốc, ông Brown cũng khẳng định lập trường của bang California phản đối kế hoạch của chính phủ liên bang nhằm mở rộng hoạt động khai thác thăm dò dầu khí trên các vùng đất công thuộc bang này.
Tuyên bố nêu rõ: "Ngày hôm nay, thông điệp của California gửi đến chính quyền Tổng thống Donald Trump rất đơn giản: Không phải tại đây, không phải là bây giờ".
Luật trên ngăn cấm các hợp đồng cho thuê mới dành cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mới liên quan tới dầu mỏ và khí đốt, như các đường ống dẫn hay trong phạm vi vùng biển của bang nếu chính phủ liên bang cấp phép các hợp đồng cho thuê mới phục vụ cho việc khoan thăm dò.
Dự luật cũng yêu cầu phải có thông báo công khai đối với việc gia hạn hợp đồng cho thuê, việc điều chỉnh gia hạn hợp đồng, hay có sự thay đổi để cấp phép cho việc xây mới các cơ sở hạ tầng dầu khí liên quan tới các hợp đồng cho thuê mới cấp liên bang.
Hồi đầu năm nay, chính quyền Tổng thống Trump đã công bố một kế hoạch đề xuất cho khoan thăm dò khầu khí ở hầu hết các vùng biển của Mỹ.
Theo đó, chính phủ đề xuất chào thầu 47 lô thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi - số lượng nhiều nhất trong lịch sử Mỹ, với thời hạn 5 năm; đồng thời cho khai thác 98% trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở các vùng biển thuộc quản lý của chính quyền liên bang.
Trong số 47 lô thăm dò nói trên có 19 lô ngoài khơi Alaska, 7 lô ở Thái Bình Dương và 12 lô tại Vịnh Mexico, 9 lô ở Đại Tây Dương.
Con số này tăng đáng kể so với mức giới hạn mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama tiền nhiệm đưa ra nhằm giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Trước khi rời nhiệm sở, ông Obama đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với hoạt động thăm dò dầu khí mới tại các vùng biển của Mỹ ở Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Kế hoạch trên nằm trong chủ trương của Tổng thống Trump thúc đẩy chính sách năng lượng "Nước Mỹ trước tiên", theo đó dỡ bỏ hạn chế đối với ngành khai thác dầu khí nhằm thúc đẩy phát triển và tạo nhiều việc làm.
Bất chấp những lợi ích kinh tế, nhiều bang trên khắp nước Mỹ đã thẳng thắn chỉ trích kế hoạch này do những lo ngại về những tác động đối với môi trường, cũng như ngành du lịch của địa phương.
California cũng được biết đến là tiểu bang lâu nay luôn thể hiện lập trường cứng rắn nhằm bảo vệ vùng biển trước việc thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi./.
Theo tuyên bố từ Văn phòng thống đốc, ông Brown cũng khẳng định lập trường của bang California phản đối kế hoạch của chính phủ liên bang nhằm mở rộng hoạt động khai thác thăm dò dầu khí trên các vùng đất công thuộc bang này.
Tuyên bố nêu rõ: "Ngày hôm nay, thông điệp của California gửi đến chính quyền Tổng thống Donald Trump rất đơn giản: Không phải tại đây, không phải là bây giờ".
Dự luật cũng yêu cầu phải có thông báo công khai đối với việc gia hạn hợp đồng cho thuê, việc điều chỉnh gia hạn hợp đồng, hay có sự thay đổi để cấp phép cho việc xây mới các cơ sở hạ tầng dầu khí liên quan tới các hợp đồng cho thuê mới cấp liên bang.
Hồi đầu năm nay, chính quyền Tổng thống Trump đã công bố một kế hoạch đề xuất cho khoan thăm dò khầu khí ở hầu hết các vùng biển của Mỹ.
Theo đó, chính phủ đề xuất chào thầu 47 lô thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi - số lượng nhiều nhất trong lịch sử Mỹ, với thời hạn 5 năm; đồng thời cho khai thác 98% trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở các vùng biển thuộc quản lý của chính quyền liên bang.
Trong số 47 lô thăm dò nói trên có 19 lô ngoài khơi Alaska, 7 lô ở Thái Bình Dương và 12 lô tại Vịnh Mexico, 9 lô ở Đại Tây Dương.
Con số này tăng đáng kể so với mức giới hạn mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama tiền nhiệm đưa ra nhằm giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Trước khi rời nhiệm sở, ông Obama đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với hoạt động thăm dò dầu khí mới tại các vùng biển của Mỹ ở Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Kế hoạch trên nằm trong chủ trương của Tổng thống Trump thúc đẩy chính sách năng lượng "Nước Mỹ trước tiên", theo đó dỡ bỏ hạn chế đối với ngành khai thác dầu khí nhằm thúc đẩy phát triển và tạo nhiều việc làm.
Bất chấp những lợi ích kinh tế, nhiều bang trên khắp nước Mỹ đã thẳng thắn chỉ trích kế hoạch này do những lo ngại về những tác động đối với môi trường, cũng như ngành du lịch của địa phương.
California cũng được biết đến là tiểu bang lâu nay luôn thể hiện lập trường cứng rắn nhằm bảo vệ vùng biển trước việc thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi./.
TTXVN
Relate Threads