Các phương pháp sản xuất dầu dừa hiện nay

Các phương pháp sản xuất dầu dừa hiện nay

  1. Phương pháp làm dầu dừa thủ công:
Cách làm:

- Cơm dừa được nạo sẵn, có thể tìm mua ở ngoài chợ
- Vắt nước cốt dừa lọc thật kỹ loại bỏ bã dừa
- Lấy nước cốt này dun nhỏ lửa để nước bốc hơi hoàn toàn còn lại là dầu dừa nguyên chất.

Ưu điểm:dễ làm, ít tiêu hao công sức, thường tự làm tại nhà. Chất chống oxy hoá cao gấp 2,2 lần so với các phương pháp khác

Nhược điểm:

- Vì dừa nạo mua ngoài chợ nên không đảm bảo vệ sinh. Nếu tự nạo tại nhà thì tốn khá nhiều thời gian.
- Không hiệu quả về mặt kinh tế.

Đặc điểm nhận biết:

-Loại bỏ hoàn toàn Enzim tự nhiên

- Mùi dầu dừa rất thơm

- Dầu dừa nguyên chất có màu hơi ngả vàng (vàng nhạt hay đậm tùy thuộc vào chất lượng cơm dừa và quá trình đun).



  1. Phương pháp làm dầu dừa tinh luyện:
Cách làm:

- Dừa lấy dầu là phần cùi dừa gần với lớp vỏ nên không có nhiều dưỡng chất.

- Cùi dừa được nạo ra đem phơi khô, sau đó đem ép để lấy dầu.


Ưu điểm:
- Tận dụng cùi dừa, chi phí thấp, lợi nhuận cao.
- Có thể sử dụng trong nấu nướng
- Có thể sản xuất với số lượng lớn.

Nhược điểm:

Do được lấy từ phần cùi dừa gần với lớp vỏ nên không có nhiều dưỡng chất. không hợp vệ sinh

Chất lượng thành phần dưỡng chất có trong dầu dừa tinh luyện sẽ không bằng dầu tinh khiết, do được ép ở nhiệt độ cao và đã qua khử màu, khử mùi nên không giữ được mùi thơm và trắng trong của dừa tươi, không dùng để uống trực tiếp.

Đặc điểm nhận biết:

- Mùi dầu không thơm như cách làm truyền thống
- Màu dầu dừa tinh luyện có màu vàng.



  1. Phương pháp ép lạnh:
Cách làm:

- Cơm dừa đem luộc với nước sạch, xay nhuyễn
- Phần xay đưa vào thiết bị sấy lạnh để trút hết hơi ẩm.
- Phần cơm dừa khô sau đó được lấy ra và đưa vào máy ép dùng lực để chiết xuất ra dầu.

Ưu điểm:

- Cơm dừa được xử lý với nhiệt độ thấp nhất so với tất cả phương pháp hiện có, vì vậy mùi hương, tính chất hoàn toàn được lưu giữ.
- Quy trình có thể dùng trong bất kì môi trường nào.
- Trực tiếp mang đến lợi ích cho nông dân.

Nhược điểm:

- Do công nghệ này tương đối mới áp dụng trong việc ép dầu nên hiệu suất chưa tối ưu.
- Dầu dừa có thể còn lại tạp chất lắng lại sau quá trình ép dầu.

- Được xử lý với nhiệt độ thấp nhất nên còn lại nhiều Enzim tự nhiên dầu mau biến chất

Đặc điểm nhận biết:

- Mùi thơm dịu tự nhiên của dừa
- Dầu dừa ép lạnh có màu trắng trong tự nhiên

  1. Phương pháp ép dầu li tâm:
Phương pháp ly tâm là phương pháp duy nhất phối hợp giữa truyền thống và công nghệ . Với phương pháp này kỹ thuật được áp dụng là máy quay ly tâm. Dầu sẽ được tách ra khỏi nước cốt dừa trong vòng vài phút sau khi quay. Tất cả mọi thành phần quan trọng trong dừa được giữ nguyên vẹn. Dầu có mùi thơm tinh khiết, nguyên vẹn mùi dừa tươi. Ngoài ra độ dẻo, sệt của dầu rất sánh đều

Ưu điểm:

- Giữ được nguyên vẹn dưỡng chất và các thành phần quan trọng có trong dừa
- Có thể dùng để uống trực tiếp.

Nhược điểm:Giá thành cao hơn rất nhiều so với các phương pháp làm dầu dừa khác.

Đặc điểm nhận biết:

- Mùi thơm dịu nhẹ tự nhiên
- Dầu dừa có màu trắng trong suốt, ko có lắng cặn

nguồn: dauduaxanh.vn
 

Việc làm nổi bật

Top