Với việc thị trường tiến dần tới ngưỡng cân bằng cung-cầu và trữ lượng dầu thừa đang giảm, bước đi tiếp theo của các quốc gia khai thác dầu sẽ là hạn chế dần chiến lược cắt giảm sản lượng.
OPEC và các nước đồng minh trong đó có Nga sẽ hạn chế dần việc cắt giảm sản lượng trong năm tới, theo Bộ trưởng Dầu khí Ả-rập Xê-út.
Với việc thị trường tiến dần tới ngưỡng cân bằng cung-cầu và trữ lượng dầu thừa đang giảm, bước đi tiếp theo của các quốc gia khai thác dầu sẽ là hạn chế dần chiến lược cắt giảm sản lượng, Bộ trưởng Dầu khí Ả-rập Xê-út ông Khalid Al-Falih trả lời phỏng vấn hôm thứ bảy tuần trước. Các quốc gia tham gia thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sẽ hiểu được tầm quan trọng của cán cân cung - cầu thị trường dầu thô đồng thời sẽ đưa ra những chiến lược tiếp theo sau khi đã được phân tích cụ thể.
Ông Khalid Al-Falih cho biết: "Cắt giảm sản lượng có thể sẽ hạn chế dần trong năm 2019 tuy nhiên chúng tôi chưa thể đưa ra thời gian cụ thể cũng như cách thức thực hiện. Mặc dù vậy, chúng tôi biết chắc rằng cán cân thị trường sẽ không bị ảnh hưởng".
Cuối năm 2016, OPEC và 10 nước ngoài tổ chức dẫn đầu là Nga ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác 1,8 triệu thùng/ngày kéo dài đến hết năm 2018 nhằm tái cân bằng thị trường. Với sự bùng nổ của sản lượng dầu thô Mỹ và việc Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo việc nguồn cung từ nhóm nước ngoài OPEC sẽ tăng mạnh trong 2 năm tới khiến nhiều người hoài nghi OPEC sẽ kéo dài việc cắt giảm nguồn cung đến khi nào.
Ông Al-Falih tỏ ra không quá lo ngại việc Mỹ tăng sản lượng vì ông cho rằng nhu cầu dầu trên thị trường còn khá mạnh và thị trường có thể tiêu thụ lượng dầu đó. Hiện sản lượng dầu thô của Mỹ đã đạt kỷ lục kèm theo nước này tăng cường xuất khẩu lên ngưỡng cao nhất 4 tháng. Nhu cầu xuất khẩu tăng giúp trữ lượng dầu Mỹ giảm đồng thời xoa dịu nỗi lo nỗ lực rút lượng dầu thừa của OPEC bị phá hủy.
Trong khi các nước tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng đang cân nhắc mở rộng quan hệ hợp tác trong vài năm tới, nỗ lực tạo sức ép lên sản lượng có thể gặp thách thức do thỏa thuận này cho thấy dấu hiệu căng thẳng. Nhiều công ty dầu khí Nga mong muốn kết thúc thỏa thuận cắt giảm để thực hiện các dự án khai thác mới. Theo tờ Reuters, Nga trở thành quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất của Trung Quốc trong tháng 1, nhất là sau khi đường ống Siberia hoạt động và Bắc Kinh nới rộng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô. Lượng dầu Nga bơm sang quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới trong tháng đầu năm 2018 tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,34 triệu thùng/ngày.
Một số nước thành viên OPEC như Iraq, Iran và Libya cũng mong muốn mở rộng sản lượng sau nhiều năm doanh thu giảm do tác động từ lệnh trừng phạt và xung đột.
Ông Al-Falih cho biết Ả-rập Xê-út cam kết đạt mục tiêu cắt giảm nguồn cung dầu thô như đã đăng ký trong thỏa thuận và giữ lượng dầu xuất khẩu trong tháng 3 dưới 7 triệu thùng/ngày.
Ả-rập Xê-út cũng cam kết thực hiện IPO công ty dầu khí quốc gia Aramco. Đợt IPO này là kế hoạch trọng tâm của chính phủ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ. Chính phủ ước tính lần bán cổ phần của Aramco có thể định giá tập đoàn khoảng 2.000 tỷ USD mặc dù các chuyên gia phân tích cho rằng con số thực tế nhỏ hơn.
OPEC và các nước đồng minh trong đó có Nga sẽ hạn chế dần việc cắt giảm sản lượng trong năm tới, theo Bộ trưởng Dầu khí Ả-rập Xê-út.
Với việc thị trường tiến dần tới ngưỡng cân bằng cung-cầu và trữ lượng dầu thừa đang giảm, bước đi tiếp theo của các quốc gia khai thác dầu sẽ là hạn chế dần chiến lược cắt giảm sản lượng, Bộ trưởng Dầu khí Ả-rập Xê-út ông Khalid Al-Falih trả lời phỏng vấn hôm thứ bảy tuần trước. Các quốc gia tham gia thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sẽ hiểu được tầm quan trọng của cán cân cung - cầu thị trường dầu thô đồng thời sẽ đưa ra những chiến lược tiếp theo sau khi đã được phân tích cụ thể.
Ông Khalid Al-Falih cho biết: "Cắt giảm sản lượng có thể sẽ hạn chế dần trong năm 2019 tuy nhiên chúng tôi chưa thể đưa ra thời gian cụ thể cũng như cách thức thực hiện. Mặc dù vậy, chúng tôi biết chắc rằng cán cân thị trường sẽ không bị ảnh hưởng".
Cuối năm 2016, OPEC và 10 nước ngoài tổ chức dẫn đầu là Nga ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác 1,8 triệu thùng/ngày kéo dài đến hết năm 2018 nhằm tái cân bằng thị trường. Với sự bùng nổ của sản lượng dầu thô Mỹ và việc Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo việc nguồn cung từ nhóm nước ngoài OPEC sẽ tăng mạnh trong 2 năm tới khiến nhiều người hoài nghi OPEC sẽ kéo dài việc cắt giảm nguồn cung đến khi nào.
Ông Al-Falih tỏ ra không quá lo ngại việc Mỹ tăng sản lượng vì ông cho rằng nhu cầu dầu trên thị trường còn khá mạnh và thị trường có thể tiêu thụ lượng dầu đó. Hiện sản lượng dầu thô của Mỹ đã đạt kỷ lục kèm theo nước này tăng cường xuất khẩu lên ngưỡng cao nhất 4 tháng. Nhu cầu xuất khẩu tăng giúp trữ lượng dầu Mỹ giảm đồng thời xoa dịu nỗi lo nỗ lực rút lượng dầu thừa của OPEC bị phá hủy.
Một số nước thành viên OPEC như Iraq, Iran và Libya cũng mong muốn mở rộng sản lượng sau nhiều năm doanh thu giảm do tác động từ lệnh trừng phạt và xung đột.
Ông Al-Falih cho biết Ả-rập Xê-út cam kết đạt mục tiêu cắt giảm nguồn cung dầu thô như đã đăng ký trong thỏa thuận và giữ lượng dầu xuất khẩu trong tháng 3 dưới 7 triệu thùng/ngày.
Ả-rập Xê-út cũng cam kết thực hiện IPO công ty dầu khí quốc gia Aramco. Đợt IPO này là kế hoạch trọng tâm của chính phủ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ. Chính phủ ước tính lần bán cổ phần của Aramco có thể định giá tập đoàn khoảng 2.000 tỷ USD mặc dù các chuyên gia phân tích cho rằng con số thực tế nhỏ hơn.
NDH.vn
Relate Threads