Sẽ thoái tiếp vốn nhà nước qua sàn giao dịch chứng khoán, thay vì chọn nhà đầu tư chiến lược theo kế hoạch trước đây là phương án đang được Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) triển khai.
Thoái vốn qua sàn
Ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho hay, do việc chọn đối tác chiến lược mất khá nhiều thời gian so với mốc ngày 8/3/2018 - là mốc 3 tháng sau ngày có quyết định cổ phần hóa và Chính phủ không cho gia hạn thêm, nên BSR sẽ tiếp tục thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp qua sàn giao dịch chứng khoán thay cho phương án chọn nhà đầu tư chiến lược.
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đang chọn phương án thoái vốn nhà nước qua sàn giao dịch chứng khoán.
Theo phương án này, BSR sẽ tiến hành thoái vốn nhà nước như cách mà thương vụ đình đám Sabeco đã làm khi bán được 53,59% vốn cho đối tác Thái Lan thông qua chào bán trên sàn giao dịch hồi cuối năm ngoái.
Nhà đầu tư tiềm năng nhất hiện nay được ông Nguyên nhắc tới là Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (IOC) - doanh nghiệp dầu khí lớn nhất tại nước này.
Trước đó, theo phương án cổ phần hóa được Chính phủ phê duyệt, BSR dự kiến bán 49% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau đợt chào bán 7,79% cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ 43% cổ phần tại BSR.
Kết quả, với mức giá trung bình là 23.043 đồng/cổ phiếu, phiên IPO của BSR đã thu về cho nhà nước hơn 5.566 tỷ đồng thông qua việc bán được 7,79% cổ phần.
Dĩ nhiên, việc thoái vốn thông qua sàn chứng khoán sẽ cho phép BSR có thể tìm thêm những nhà đầu tư khác, thay vì chỉ trông chờ vào nhà đầu tư chiến lược.
Tuy nhiên, để thoái tiếp vốn trên sàn, chặng đường mà BSR sẽ phải đi cũng cần thêm thời gian, ít nhất là 1 năm nữa.
Theo kế hoạch, ngày 21/6/2018, BSR sẽ tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và trong các nội dung được thảo luận sẽ có vấn đề niêm yết mã cổ phiếu BSR trên sàn HoSE. Chốt phiên giao dịch ngày 15/6/2018, mã cổ phiếu BSR trên sàn UPCOM đã khớp lệnh ở mức 18.900 đồng/cổ phiếu.
Bảng tổng kết lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 mà BSR đã đạt được, hay kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2018 - 2022 cũng cho thấy sự hấp dẫn của cổ phiếu BSR với các nhà đầu tư.
“Để thoái tiếp vốn nhà nước tại BSR hiện nay theo cách của Sabeco thì cũng phải làm nhiều thủ tục và cần thời gian. Cả nhà đầu tư Ấn Độ lẫn các nhà đầu tư khác đều đang làm công tác thẩm định, dự kiến mất từ 6 tháng tới 1 năm, bởi vốn của BSR khá lớn, từ 2-3 tỷ USD, nên cần qua nhiều cấp trình. Như vậy, có thể khi các nhà đầu tư kết thúc thẩm định thì BSR cũng hoàn tất phương án để thoái vốn qua sàn”, ông Nguyên nói.
Cũng tùy vào thời điểm thoái vốn qua sàn và diễn biến thị trường mà nhà đầu tư sẽ được lợi hay chấp nhận thiệt khi giá khớp lệnh cao hay thấp hơn giá đấu bình quân trong phiên IPO.
Trước giờ IPO của BSR có 2 nhà đầu tư đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Petrolimex (Việt Nam) và IOC. Ngoài ra, các công ty khác như Pertamina (Indonesia), Bangchak Corporation Public Company Limited (Thái Lan) cũng quan tâm tới BSR.
Chọn tư vấn vay vốn
Cùng với việc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, BSR cũng đang rốt ráo triển khai Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Ông Nguyên cho hay, hiện tại Dự án đã triển khai được 37 tháng trên tổng tiến độ 78 tháng, kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu FEED hồi tháng 4/2015. Hiện tiến độ trước hợp đồng EPC đạt 83,55%, đơn cử, công tác chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng đã hoàn thành 99,8%; BSR đang phối hợp với nhà thầu thiết kế tổng thể, tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường để cập nhật theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Hồ sơ mở thầu giai đoạn I gói thấu EPC đã được phát hành tháng 11/2017, theo kế hoạch, công tác lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng EPC sẽ hoàn thành trong năm 2019.
Đối với công tác quan trọng nhất là thu xếp khoảng 1,2 tỷ USD vốn vay cho dự án, lãnh đạo BSR cũng cho hay, đang chuẩn bị tiến tới ký hợp đồng chọn tư vấn thu xếp vốn.
“Đây là tư vấn trong nước, nhưng có liên danh với nước ngoài bởi mức vay của BSR lên tới 1,2 tỷ USD là khá lớn và Nhà nước không bảo lãnh cho khoản vay vốn này, cũng như quyết định không tiến hành thu điều tiết với BSR”, ông Nguyên nói.
Thoái vốn qua sàn
Ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho hay, do việc chọn đối tác chiến lược mất khá nhiều thời gian so với mốc ngày 8/3/2018 - là mốc 3 tháng sau ngày có quyết định cổ phần hóa và Chính phủ không cho gia hạn thêm, nên BSR sẽ tiếp tục thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp qua sàn giao dịch chứng khoán thay cho phương án chọn nhà đầu tư chiến lược.
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đang chọn phương án thoái vốn nhà nước qua sàn giao dịch chứng khoán.
Nhà đầu tư tiềm năng nhất hiện nay được ông Nguyên nhắc tới là Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (IOC) - doanh nghiệp dầu khí lớn nhất tại nước này.
Trước đó, theo phương án cổ phần hóa được Chính phủ phê duyệt, BSR dự kiến bán 49% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau đợt chào bán 7,79% cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ 43% cổ phần tại BSR.
Kết quả, với mức giá trung bình là 23.043 đồng/cổ phiếu, phiên IPO của BSR đã thu về cho nhà nước hơn 5.566 tỷ đồng thông qua việc bán được 7,79% cổ phần.
Dĩ nhiên, việc thoái vốn thông qua sàn chứng khoán sẽ cho phép BSR có thể tìm thêm những nhà đầu tư khác, thay vì chỉ trông chờ vào nhà đầu tư chiến lược.
Tuy nhiên, để thoái tiếp vốn trên sàn, chặng đường mà BSR sẽ phải đi cũng cần thêm thời gian, ít nhất là 1 năm nữa.
Theo kế hoạch, ngày 21/6/2018, BSR sẽ tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và trong các nội dung được thảo luận sẽ có vấn đề niêm yết mã cổ phiếu BSR trên sàn HoSE. Chốt phiên giao dịch ngày 15/6/2018, mã cổ phiếu BSR trên sàn UPCOM đã khớp lệnh ở mức 18.900 đồng/cổ phiếu.
Bảng tổng kết lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 mà BSR đã đạt được, hay kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2018 - 2022 cũng cho thấy sự hấp dẫn của cổ phiếu BSR với các nhà đầu tư.
“Để thoái tiếp vốn nhà nước tại BSR hiện nay theo cách của Sabeco thì cũng phải làm nhiều thủ tục và cần thời gian. Cả nhà đầu tư Ấn Độ lẫn các nhà đầu tư khác đều đang làm công tác thẩm định, dự kiến mất từ 6 tháng tới 1 năm, bởi vốn của BSR khá lớn, từ 2-3 tỷ USD, nên cần qua nhiều cấp trình. Như vậy, có thể khi các nhà đầu tư kết thúc thẩm định thì BSR cũng hoàn tất phương án để thoái vốn qua sàn”, ông Nguyên nói.
Cũng tùy vào thời điểm thoái vốn qua sàn và diễn biến thị trường mà nhà đầu tư sẽ được lợi hay chấp nhận thiệt khi giá khớp lệnh cao hay thấp hơn giá đấu bình quân trong phiên IPO.
Trước giờ IPO của BSR có 2 nhà đầu tư đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Petrolimex (Việt Nam) và IOC. Ngoài ra, các công ty khác như Pertamina (Indonesia), Bangchak Corporation Public Company Limited (Thái Lan) cũng quan tâm tới BSR.
Chọn tư vấn vay vốn
Cùng với việc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, BSR cũng đang rốt ráo triển khai Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Ông Nguyên cho hay, hiện tại Dự án đã triển khai được 37 tháng trên tổng tiến độ 78 tháng, kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu FEED hồi tháng 4/2015. Hiện tiến độ trước hợp đồng EPC đạt 83,55%, đơn cử, công tác chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng đã hoàn thành 99,8%; BSR đang phối hợp với nhà thầu thiết kế tổng thể, tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường để cập nhật theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Hồ sơ mở thầu giai đoạn I gói thấu EPC đã được phát hành tháng 11/2017, theo kế hoạch, công tác lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng EPC sẽ hoàn thành trong năm 2019.
Đối với công tác quan trọng nhất là thu xếp khoảng 1,2 tỷ USD vốn vay cho dự án, lãnh đạo BSR cũng cho hay, đang chuẩn bị tiến tới ký hợp đồng chọn tư vấn thu xếp vốn.
“Đây là tư vấn trong nước, nhưng có liên danh với nước ngoài bởi mức vay của BSR lên tới 1,2 tỷ USD là khá lớn và Nhà nước không bảo lãnh cho khoản vay vốn này, cũng như quyết định không tiến hành thu điều tiết với BSR”, ông Nguyên nói.
Thanh Hương
Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
Relate Threads