Tính từ khi giao dịch ở sàn UPCoM, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng 810 tỷ đồng.
Kể từ khi lên đăng ký giao dịch tại sàn UPCoM vào ngày 1/3/2018, Cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn liên tục bị khối ngoại bán ra với khối lượng lớn. Tính đến hết phiên giao dịch ngày 14/8/2018, BSR đã bị khối ngoại bán ròng hơn 39,6 triệu cổ phiếu, tương đương 810 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu BSR 43 phiên liên tiếp (từ 15/6 – 14/8/2018) với 23,7 triệu cổ phiếu, trị giá 400 tỷ đồng.
Tính từ ngày niêm yết ở sàn UPCoM, BSR chỉ được khối ngoại mua ròng trong 20 phiên nhưng lượng mua ròng ở các phiên này đều ở mức khiêm tốn, trong khi cổ phiếu này bị bán ròng 65 phiên trong tổng số 116 phiên giao dịch.
Giá trị mua ròng của khối ngoại đối với BSR. Đơn vị: Tỷ đồng
BSR liên tục bị khối ngoại bán ròng bất chấp kết quả kinh doanh rất tích cực. 7 tháng đầu năm, BSR thu về hơn 66.488 tỷ doanh thu, vượt 47% kế hoạch 7 tháng và thực hiện được 85% kế hoạch năm; Công ty cho biết đã nộp Ngân sách Nhà nước ước tính 6.885 ngàn tỷ đồng, tức nộp được 83% chỉ tiêu cả năm. Lợi nhuận sau thuế công ty 7 tháng đạt 3.597 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch năm.
Lên sàn thất bại
Phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Lọc hóa dầu Bình Sơn có thể coi là phiên đấu giá thành công nhất của năm 2018 khi có tới gần 4.080 nhà đầu tư tham gia trong đó có 48 NĐT tổ chức trong nước và 67 NĐT tổ chức nước ngoài. Đây cũng là phiên IPO ghi nhận về số lượng đăng ký đấu giá cao kỷ lục với khối lượng đặt mua cao gấp 2,7 lần lượng chào bán, tương đương 651.789.522 cổ phần.
Kết quả, toàn bộ 241,55 triệu cổ phần của BSR đã được bán hết cho 623 nhà đầu tư trong đó có 62 nhà đầu tư tổ chức và 561 nhà đầu tư cá nhân. Giá trúng bình quân là 23.043 đồng/CP. Nhà đầu tư nước ngoài mua thành công 147,83 triệu cổ phiếu (tương đương 61,2% số cổ phần chào bán).
Tuy nhiên sau khi lên sàn, cổ phiếu BSR đã thực sự làm thất vọng nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức. BSR đã tăng rất nhanh thời kỳ đầu lên sàn vào tháng 3/2018, đạt đỉnh 33.800 đồng/cp nhưng sau đó đã giảm rất mạnh, có thời điểm xuống 13.900 đồng/cp (giảm gần 59%).
Diễn biến giá cổ phiếu BSR từ khi lên sàn UPCoM
Lý do là sau khi giao dịch trên Upcom, BSR đón nhận hàng loạt tin không vui liên quan đến vấn đề pháp lý của một số lãnh đạo công ty. Khởi đầu là việc ông Vũ Mạnh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Lọc hóa dầu Bình Sơn bị cơ quan công an bắt về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Ngay sau đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng thành viên và Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn. Thông tin trên cũng có thể là một trong những điều tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư nhất là khối ngoại.
Ngoài ra còn phải kể đến việc trong bối cảnh tỷ giá VND/USD liên tục tăng cao sẽ có tác động đến kết quả kinh doanh của BSR. Theo đó, BSR dự kiến nhu cầu khoảng 1 tỷ USD/năm để trả tiền mua dầu thô nguyên liệu và trả nợ vay có gốc ngoại tệ.
Dự án nâng cấp và mở rộng ít nhiều gây lo ngại
CTCP Chứng khoán Bản Việt mới đây ra báo cáo về Lọc hóa dầu Bình Sơn với đánh giá khả quan. Tuy nhiên VCSC vẫn đưa ra dự báo lợi nhuận 2018 của BSR năm nay sẽ giảm 14,5% so với năm 2017 vì sản lượng phục hồi sau khi đợt bảo dưỡng sửa chữa lớn năm 2017 không bù đắp được cho việc biên dầu diesel và xăng giảm. VCSC giả định nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ không hoạt động với hiệu suất cao năm 2018, nên cạnh tranh từ nhà máy này trong ngắn hạn sẽ không đáng kể nhưng có thể tăng lên trong dài hạn.
Ban lãnh đạo công ty cho biết Thủ tướng cho phép tiếp tục bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm của BSR trong các năm về sau nên xăng dầu của BSR sẽ có lợi thế đối với hàng nhập khẩu (phải chịu thuế nhập khẩu tối thiểu 10% trong các năm 2018-2020 và 8% trong các năm 2021 và 2022).
Chuyên viên của VCSC cho biết BSR sẽ chi khoảng 300 triệu USD vốn đầu tư XDCB (Kịch bản 1) để đưa chất lượng sản phẩm đạt chuẩn EURO 3 và 4. Ngoài ra, BSR đang tiếp tục chuẩn bị đầu tư dự án nâng cấp và mở rộng trị giá 1,8 tỷ USD. Công ty dự kiến sẽ hoàn tất bước đầu của dự án bằng cách xin nhà nước phê duyệt ngân sách trong tháng 08/2018 và ký hợp đồng EPC trong tháng 05/2019. BSR đang cố gắng xin nhà nước bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án , nếu không được thì nó sẽ khó được thực hiện. Theo tính toán của VCSC, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án là 10,2%, phù hợp với kế hoạch ban đầu của BSR là 10,3% và thấp hơn so với kế hoạch đưa ra gần đây là 11,3% (kịch bản cơ sở) và 12,9% (kịch bản khả quan).
Theo VCSC, Nhà nước sẽ rút lợi nhuận tích lũy của BSR về do công ty này đã được cổ phần hóa ngày 01/07/2018. Chính phủ theo đó sẽ rút lợi nhuận tích lũy từ ngày 31/12/2015 (là ngày giá trị doanh nghiệp được xác định) đến ngày 30/06/2018. Theo báo cáo tài chính bán niên của BSR, 6.000 tỷ đồng được đưa vào khoản mục “phải trả ngắn hạn khác”.
Kể từ khi lên đăng ký giao dịch tại sàn UPCoM vào ngày 1/3/2018, Cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn liên tục bị khối ngoại bán ra với khối lượng lớn. Tính đến hết phiên giao dịch ngày 14/8/2018, BSR đã bị khối ngoại bán ròng hơn 39,6 triệu cổ phiếu, tương đương 810 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu BSR 43 phiên liên tiếp (từ 15/6 – 14/8/2018) với 23,7 triệu cổ phiếu, trị giá 400 tỷ đồng.
Tính từ ngày niêm yết ở sàn UPCoM, BSR chỉ được khối ngoại mua ròng trong 20 phiên nhưng lượng mua ròng ở các phiên này đều ở mức khiêm tốn, trong khi cổ phiếu này bị bán ròng 65 phiên trong tổng số 116 phiên giao dịch.
Giá trị mua ròng của khối ngoại đối với BSR. Đơn vị: Tỷ đồng
BSR liên tục bị khối ngoại bán ròng bất chấp kết quả kinh doanh rất tích cực. 7 tháng đầu năm, BSR thu về hơn 66.488 tỷ doanh thu, vượt 47% kế hoạch 7 tháng và thực hiện được 85% kế hoạch năm; Công ty cho biết đã nộp Ngân sách Nhà nước ước tính 6.885 ngàn tỷ đồng, tức nộp được 83% chỉ tiêu cả năm. Lợi nhuận sau thuế công ty 7 tháng đạt 3.597 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch năm.
Lên sàn thất bại
Phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Lọc hóa dầu Bình Sơn có thể coi là phiên đấu giá thành công nhất của năm 2018 khi có tới gần 4.080 nhà đầu tư tham gia trong đó có 48 NĐT tổ chức trong nước và 67 NĐT tổ chức nước ngoài. Đây cũng là phiên IPO ghi nhận về số lượng đăng ký đấu giá cao kỷ lục với khối lượng đặt mua cao gấp 2,7 lần lượng chào bán, tương đương 651.789.522 cổ phần.
Kết quả, toàn bộ 241,55 triệu cổ phần của BSR đã được bán hết cho 623 nhà đầu tư trong đó có 62 nhà đầu tư tổ chức và 561 nhà đầu tư cá nhân. Giá trúng bình quân là 23.043 đồng/CP. Nhà đầu tư nước ngoài mua thành công 147,83 triệu cổ phiếu (tương đương 61,2% số cổ phần chào bán).
Tuy nhiên sau khi lên sàn, cổ phiếu BSR đã thực sự làm thất vọng nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức. BSR đã tăng rất nhanh thời kỳ đầu lên sàn vào tháng 3/2018, đạt đỉnh 33.800 đồng/cp nhưng sau đó đã giảm rất mạnh, có thời điểm xuống 13.900 đồng/cp (giảm gần 59%).
Diễn biến giá cổ phiếu BSR từ khi lên sàn UPCoM
Lý do là sau khi giao dịch trên Upcom, BSR đón nhận hàng loạt tin không vui liên quan đến vấn đề pháp lý của một số lãnh đạo công ty. Khởi đầu là việc ông Vũ Mạnh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Lọc hóa dầu Bình Sơn bị cơ quan công an bắt về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Ngay sau đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng thành viên và Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn. Thông tin trên cũng có thể là một trong những điều tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư nhất là khối ngoại.
Ngoài ra còn phải kể đến việc trong bối cảnh tỷ giá VND/USD liên tục tăng cao sẽ có tác động đến kết quả kinh doanh của BSR. Theo đó, BSR dự kiến nhu cầu khoảng 1 tỷ USD/năm để trả tiền mua dầu thô nguyên liệu và trả nợ vay có gốc ngoại tệ.
Dự án nâng cấp và mở rộng ít nhiều gây lo ngại
CTCP Chứng khoán Bản Việt mới đây ra báo cáo về Lọc hóa dầu Bình Sơn với đánh giá khả quan. Tuy nhiên VCSC vẫn đưa ra dự báo lợi nhuận 2018 của BSR năm nay sẽ giảm 14,5% so với năm 2017 vì sản lượng phục hồi sau khi đợt bảo dưỡng sửa chữa lớn năm 2017 không bù đắp được cho việc biên dầu diesel và xăng giảm. VCSC giả định nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ không hoạt động với hiệu suất cao năm 2018, nên cạnh tranh từ nhà máy này trong ngắn hạn sẽ không đáng kể nhưng có thể tăng lên trong dài hạn.
Ban lãnh đạo công ty cho biết Thủ tướng cho phép tiếp tục bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm của BSR trong các năm về sau nên xăng dầu của BSR sẽ có lợi thế đối với hàng nhập khẩu (phải chịu thuế nhập khẩu tối thiểu 10% trong các năm 2018-2020 và 8% trong các năm 2021 và 2022).
Chuyên viên của VCSC cho biết BSR sẽ chi khoảng 300 triệu USD vốn đầu tư XDCB (Kịch bản 1) để đưa chất lượng sản phẩm đạt chuẩn EURO 3 và 4. Ngoài ra, BSR đang tiếp tục chuẩn bị đầu tư dự án nâng cấp và mở rộng trị giá 1,8 tỷ USD. Công ty dự kiến sẽ hoàn tất bước đầu của dự án bằng cách xin nhà nước phê duyệt ngân sách trong tháng 08/2018 và ký hợp đồng EPC trong tháng 05/2019. BSR đang cố gắng xin nhà nước bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án , nếu không được thì nó sẽ khó được thực hiện. Theo tính toán của VCSC, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án là 10,2%, phù hợp với kế hoạch ban đầu của BSR là 10,3% và thấp hơn so với kế hoạch đưa ra gần đây là 11,3% (kịch bản cơ sở) và 12,9% (kịch bản khả quan).
Theo VCSC, Nhà nước sẽ rút lợi nhuận tích lũy của BSR về do công ty này đã được cổ phần hóa ngày 01/07/2018. Chính phủ theo đó sẽ rút lợi nhuận tích lũy từ ngày 31/12/2015 (là ngày giá trị doanh nghiệp được xác định) đến ngày 30/06/2018. Theo báo cáo tài chính bán niên của BSR, 6.000 tỷ đồng được đưa vào khoản mục “phải trả ngắn hạn khác”.
Dự báo của VCSC về lợi nhuận của BSR 2 năm tới
Relate Threads