Bất chấp hoạt động của con số dàn khoan dầu ở Mỹ giảm đi tuần này sang tuần khác, cũng như việc cắt giảm chi tiêu vốn và hàng loạt dự án khai thác bị hủy bỏ trong ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ trong bối cánh giá dầu suy thoái mạnh mẽ, bộ trưởng năng lượng Mỹ vẫn cho rằng sản xuất dầu thô nội địa nước này sẽ phục hồi lại.
Bộ trưởng Ernest Moniz nói: “Sản lượng dầu thô nội địa Mỹ đã giảm không đáng kể, nó đang giảm đi một ít nhưng tăng khoảng 4 triệu thùng một ngày so với cách đây vài ba năm.”
“Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) của chúng tôi dự báo rằng sản xuất dầu thô bình quân năm nay vẫn sẽ trên mức 9 triệu thùng một ngày vì vậy mức giảm này không được xem như là giảm sâu.”
“Chúng ta chắc chắn không bị giới hạn nguồn cung,” ông Monez nói thêm, trích dẫn rằng sản lượng khí đốt thiên nhiên của Mỹ đang tiếp tục tăng lên bất chấp giá khí đốt giảm đi. Ông cho hay xuất khẩu LNG đầu tiên của Mỹ sẽ diễn ra vào đầu năm sau.
Bất chấp sự lạc quan của ông Monez, toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí hiện đang trải qua giai đoạn ảm đạm, và đặc biệt là ở Mỹ nơi các nhà sản xuất dầu đá phiến đã nổi lên cách đây vài năm hiện đang thực hiện những đợt cắt giảm khổng lồ sau đợt giảm đáng kể của giá dầu trong suốt 18 tháng qua. Một thùng dầu thô Brent ở mức 114usd vào tháng 06/2014; hiện một thùng dầu thô này ở mức khoảng 40usd.
Giá dầu giảm sâu chủ yếu là nguồn cung dầu vượt xa nhu cầu tiêu thụ. Làm trầm trọng hơn đà suy thoái giá, OPEC năm ngoái đã quyết định duy trì mức sản lượng khai thác kỉ lục bất chấp đà giảm của giá dầu, nhằm duy trì thị phần trước các đối thủ sản xuất dầu Mỹ có chi phí sản xuất cao hơn.
Giá dầu hôm thứ Sáu tuần trước đã bị tác động thêm một lần nữa sau khi OPEC – dẫn đầu là Saudi Arabia – đã nhóm họp và quyết định duy trì chiến lược của nhóm, gây sức ép mạnh mẽ hơn lên giá dầu cũng như những nhà sản xuất dầu toàn cầu khác. Giá đã giảm hơn nữa hôm đầu tuần này, chốt ở mức thấp 7 năm.
Hành động của OPEC và giá dầu thấp duy trì đang trực tiếp tác động đến ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ với hàng loạt dàn khoan phải tạm ngưng hoạt động từ tuần này qua tuần khác. Theo hãng tư vấn dầu khí WTRG Economics, tính đến 05/12, tổng số giàn khoan dầu ở Bắc Mỹ đã giảm 61.6% so với một năm trước đây.
WTRG Economics cũng cho biết trong báo cáo mới nhất của mình được công bố tuần trước rằng, so với năm ngoái, thăm dò dầu thô ở Mỹ đã giảm 64.7% và thăm dò khí đốt giảm 44.%.
Cái gọi là "cuộc cách mạng dầu đá phiến " ở Mỹ đã dẫn đến những hy vọng rằng quốc gia này có thể độc lập năng lượng trong thập niên tới. Phát biểu tại Paris, tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21), Monez nói rằng Mỹ đang nỗ lực hướng tới mục tiêu đó.
"Tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng chúng tôi vẫn đang nhập khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu thô một ngày vì vậy những gì mà cuộc cách mạng dầu đá phiến đã thực hiện là làm giảm đi đáng kể mức nhập khẩu của chúng tôi. Nhập khẩu ròng của chúng tôi hiện khoảng 4.5 triệu thùng một ngày bởi vì hiện nay chúng tôi đang xuất khẩu rất nhiều sản phẩm dầu. Vì vậy, một mặt chúng tôi đang cải thiện cán cân thanh toán của chúng tôi, nhưngđồng thời cũng làm giảm đi mức nhập khẩu, chúng tôi chưa bao giờ rời mắt khỏi mục tiêu cắt giảm sự lệ thuộc vào dầu mỏ của mình," ông nói.
"Chúng tôi đang theo đuổi mọi phương hướng để giảm sự phụ thuộc dầu," ông nói thêm.
Bộ trưởng Ernest Moniz nói: “Sản lượng dầu thô nội địa Mỹ đã giảm không đáng kể, nó đang giảm đi một ít nhưng tăng khoảng 4 triệu thùng một ngày so với cách đây vài ba năm.”
“Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) của chúng tôi dự báo rằng sản xuất dầu thô bình quân năm nay vẫn sẽ trên mức 9 triệu thùng một ngày vì vậy mức giảm này không được xem như là giảm sâu.”
“Chúng ta chắc chắn không bị giới hạn nguồn cung,” ông Monez nói thêm, trích dẫn rằng sản lượng khí đốt thiên nhiên của Mỹ đang tiếp tục tăng lên bất chấp giá khí đốt giảm đi. Ông cho hay xuất khẩu LNG đầu tiên của Mỹ sẽ diễn ra vào đầu năm sau.
Bất chấp sự lạc quan của ông Monez, toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí hiện đang trải qua giai đoạn ảm đạm, và đặc biệt là ở Mỹ nơi các nhà sản xuất dầu đá phiến đã nổi lên cách đây vài năm hiện đang thực hiện những đợt cắt giảm khổng lồ sau đợt giảm đáng kể của giá dầu trong suốt 18 tháng qua. Một thùng dầu thô Brent ở mức 114usd vào tháng 06/2014; hiện một thùng dầu thô này ở mức khoảng 40usd.
Giá dầu giảm sâu chủ yếu là nguồn cung dầu vượt xa nhu cầu tiêu thụ. Làm trầm trọng hơn đà suy thoái giá, OPEC năm ngoái đã quyết định duy trì mức sản lượng khai thác kỉ lục bất chấp đà giảm của giá dầu, nhằm duy trì thị phần trước các đối thủ sản xuất dầu Mỹ có chi phí sản xuất cao hơn.
Giá dầu hôm thứ Sáu tuần trước đã bị tác động thêm một lần nữa sau khi OPEC – dẫn đầu là Saudi Arabia – đã nhóm họp và quyết định duy trì chiến lược của nhóm, gây sức ép mạnh mẽ hơn lên giá dầu cũng như những nhà sản xuất dầu toàn cầu khác. Giá đã giảm hơn nữa hôm đầu tuần này, chốt ở mức thấp 7 năm.
WTRG Economics cũng cho biết trong báo cáo mới nhất của mình được công bố tuần trước rằng, so với năm ngoái, thăm dò dầu thô ở Mỹ đã giảm 64.7% và thăm dò khí đốt giảm 44.%.
Cái gọi là "cuộc cách mạng dầu đá phiến " ở Mỹ đã dẫn đến những hy vọng rằng quốc gia này có thể độc lập năng lượng trong thập niên tới. Phát biểu tại Paris, tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21), Monez nói rằng Mỹ đang nỗ lực hướng tới mục tiêu đó.
"Tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng chúng tôi vẫn đang nhập khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu thô một ngày vì vậy những gì mà cuộc cách mạng dầu đá phiến đã thực hiện là làm giảm đi đáng kể mức nhập khẩu của chúng tôi. Nhập khẩu ròng của chúng tôi hiện khoảng 4.5 triệu thùng một ngày bởi vì hiện nay chúng tôi đang xuất khẩu rất nhiều sản phẩm dầu. Vì vậy, một mặt chúng tôi đang cải thiện cán cân thanh toán của chúng tôi, nhưngđồng thời cũng làm giảm đi mức nhập khẩu, chúng tôi chưa bao giờ rời mắt khỏi mục tiêu cắt giảm sự lệ thuộc vào dầu mỏ của mình," ông nói.
"Chúng tôi đang theo đuổi mọi phương hướng để giảm sự phụ thuộc dầu," ông nói thêm.
Nguồn: xangdau.net
Relate Threads