Bộ Công thương yêu cầu đánh giá lại toàn bộ gói thầu thuộc dự án NMNĐ Sông Hậu 1

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Bộ Công thương đã có văn bản gửi đến Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), yêu cầu đánh giá lại toàn bộ gói thầu thuộc dự án NMNĐ Sông Hậu 1.

14122015-tindk11-4-1629-1404.jpg

Ngày 9/3, Bộ Công thương đã có văn bản gửi đến Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) sau khi thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về việc xử lý nội dung phản ánh của báo chí liên quan đến công tác đấu thầu Gói thầu M05 – Hệ thống khử lưu huỳnh thuộc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 thuộc PVN.

Theo đó, Bộ Công thương yêu cầu PVN đánh lại toàn bộ thiết bị của gói thầu M05 theo hồ sơ yêu cầu; xem xét rõ nguồn gốc, xuất xứ thiết bị để đảm bảo vận hành đồng bộ dự án; đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật và phải chịu trách nhiệm với vai trò là chủ đầu tư đối với dự án.

Yêu cầu PVN khẩn trương tiến hành công tác lựa chọn nhà thầu để dự án đảm bảo tiến độ theo quy định. Bộ Công thương cũng yêu cầu PVN báo cáo Bộ Công thương trước ngày 20/3/2017 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, như tin đã đưa về vụ việc, mới đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) cho dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.

img_3676-1405.jpg

Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 thuộc Trung tâm Điện lực Sông Hậu đặt tại ấp Phú Xuân, thị Trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, có tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng 115,2 ha do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm Chủ đầu tư, Ban QLDA Điện lực Dầu Khí Sông Hậu 1 là đại diện Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam làm Tổng thầu EPC.

Ban đầu có ba nhà thầu tham gia gồm: Nhà thầu Hamon, nhà thầu KC Cottrell và nhà thầu Mitsubishi Hitachi power system Ltd. Tuy nhiên, sau đó, chỉ có hai nhà thầu đáp ứng các điều kiện đấu thầu là Hamon và KC Cottrell.

Qua đánh giá tổng thể, Ban quản lý dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1 đã đưa ra kết luận bằng văn bản nêu rõ, nhà thầu Hamon có nhiều hệ thống thiết bị có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Về phía nhà thầu KC Cottrel, phần lớn thiết bị đều có nguồn gốc từ EU/G7 và Hàn Quốc. Đặc biệt, thiết bị không có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Với kết quả như trên, đáng lẽ nhà thầu KC Cottrell sẽ là nhà trúng thầu và sẽ không có thiết bị Trung quốc được cung cấp cho dự án, nhằm đảm bảo chất lượng dự án.

Tuy nhiên, điều "kỳ lạ" là phía Tập đoàn dầu khí Việt Nam bất ngờ yêu cầu cho các nhà thầu chào lại giá và nêu rõ là chỉ đánh giá nguồn gốc xuất sứ của 13 thiết bị chính (chiếm 40/% giá trị toàn bộ gói thầu) còn lại không đánh giá toàn bộ nguồn gốc xuất sứ thiết bị phụ (chiếm 60% giá trị) với lý do là nếu đánh giá toàn bộ thiết bị thì sẽ có lợi cho nhà thầu KC Cottrell vì không cung cấp thiết bị Trung quốc và bất lợi cho nhà thầu Hamon vì có cung cấp thiết bị Trung quốc.

Qua việc ra công văn của Bộ Công thương, có thể thấy tác phong điều hành của Bộ công thương trong thời gian gần đây rất kịp thời và quyết liệt đối với những vụ việc thuộc phạm vi của ngành. Bộ Công thương đã chỉ đạo rõ việc Tập đoàn dầu khí Việt Nam cần xem xét lại cách thức đánh giá về nguồn gốc xuất sứ thiết bị. Vì theo cách đánh giá đang tiến hành, chủ đầu tư phải trả giá mua thiết bị Trung quốc với giá ngang thiết bị Eu, G7.

Với cách đánh giá toàn bộ thiết bị như chỉ đạo của Bộ trưởng, dự án sẽ tránh được rủi ro về tính đồng bộ vì cho đến nay toàn bộ thiết bị của các gói thầu khác của dự án là Eu, G7, Hàn quốc. Chính nhờ vào chỉ đạo kịp thời của Bộ Công thương, những điều ' bất thường' ở trong việc đấu thầu trở lại bình thường.

Nhật Linh - Phapluatplus.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top