Giữa tháng 8 vừa rồi, tôi có chuyến công tác đến Malaysia. Trên đường từ sân bay về, ông bạn đối tác dừng lại ở một trạm xăng để bơm thêm xăng cho xe. Thời điểm đó ở Việt Nam mọi người đang mong giá xăng giảm từng ngày khi giá thế giới đã giảm về gần 40 đô la Mỹ/thùng, nên tôi tò mò xem giá xăng tại Malaysia. Thật ngạc nhiên khí giá xăng 95 tại đây chỉ 2,05 RM/lít (tức tương đương khoảng 11.200 đồng/lít), còn tại Việt Nam là hơn 20.000 đồng/lít. Buổi tối đó tôi đi dạo trong một siêu thị ở Kuala Lumpur thì thấy giá một lon bia Heineken là 11,45 RM (tương đương khoảng 63.000 đồng). Nếu ở trong nhà hàng thì giá bia còn đắt gấp 2-3 lần nữa. Vậy mà một lon bia Heineken ở Việt Nam ta giá tại siêu thị chỉ khoảng 18.000 đồng. Như vậy, tại thời điểm đó, giá xăng ở Việt Nam đắt gần 2 lần so với Malaysia. Trong khi, bia ở Malaysia đắt gấp 3,5 lần so với Việt Nam. Câu chuyện này nói lên điều gì?
Xăng đắt
Hỏi chuyện ông bạn đối tác người Malaysia vì sao xăng ở đây rẻ như vậy? Ông bạn trả lời do chính phủ trợ giúp người dân và doanh nghiệp. Ngoài yếu tố Malaysia rất mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến xăng dầu thì chính phủ còn giảm tối đa các khoản thuế và phí đối với xăng dầu. Chẳng hạn thuế GST (giống như thuế giá trị gia tăng VAT ở ta) thông thường khoảng 6%, còn đối với xăng dầu thì miễn, tức 0%.
Ngẫm lại tôi mới thấy đó cũng là một trong những lý do vì sao một container hàng nhập khẩu từ Malaysia có cước vận tải về TPHCM chỉ bằng 20% giá cước vận tải từ cảng Hải Phòng đến TPHCM.
Theo thống kê của Hội thẩm định giá Việt Nam thì hiện nay giá cước taxi tại Hà Nội và TPHCM là đắt nhất Đông Nam Á. Theo đó, giá cước taxi trung bình ở Bangkok là 3.800 đồng/km (6 baht), ở Manila là 5.700 đồng/km (11,93 peso), ở Jakarta là 6.300 đồng/km (4.000 rupiah) và ở Singapore cũng chỉ 8.700 đồng/km (0,55 SGD). Như vậy so với một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới là Singapore thì cước taxi tại TPHCM cao gần gấp đôi.
Báo Tuổi Trẻ hôm 16-10 có một bài báo phân tích khá chi tiết giá xăng tại Việt Nam hiện nay và dẫn chứng thông tin từ Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết trong giá bán hiện nay thuế và phí chiếm đến 50,4%. Riêng các loại thuế mà 1 lít xăng phải gánh bao gồm 4 loại: thuế bảo vệ môi trường với mức tuyệt đối 3.000 đồng, thuế nhập khẩu 20% (khoảng 1.750 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (khoảng 1.060 đồng), thuế giá trị gia tăng 10% (tương ứng 1.650 đồng). Sau khi áp các loại thuế phí theo quy định thì một lít xăng nhảy vọt lên gần 19.000 đồng, trong khi giá xăng nhập khẩu về đến Việt Nam chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít.
Gần đây công luận đã phản ứng mạnh mẽ trước những tác động tới công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ từ những nhóm lợi ích. Một trong những lý do cho việc tăng thuế và phí xăng không phải chỉ để tăng thu ngân sách mà còn nhằm bảo vệ lợi ích của tập đoàn Dầu khí. Để bảo vệ lợi ích của các nhà máy lọc dầu tại Dung Quất và sắp tới đây là Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sắp đi vào vận hành, tập đoàn này cũng đã kiến nghị Chính phủ cấp hạn ngạch để hạn chế xăng dầu giá rẻ nhập khẩu.
Bia rẻ
Câu chuyện giá bia ở Malaysia đắt hơn Việt Nam đến hơn 3 lần dẫn đến một câu hỏi là có nên giữ giá bia rẻ để tăng sản lượng bia thông qua đó tăng thu ngân sách hay không? Một số “thành tích” về thu ngân sách sách từ việc uống bia giá rẻ của người dân cho thấy thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn thứ ba cả nước nhưng dự toán tổng thu ngân sách cả năm 2015 chỉ 11.661 tỉ đồng. Trong khi tổng nộp ngân sách hàng năm của Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn khoảng 13.000 tỉ đồng. Tính đến giữa năm 2015, tổng thu ngân sách của Hà Tĩnh là hơn 2.500 tỉ đồng, trong khi riêng thu ngân sách từ chi nhánh bia Sài Gòn tại Hà Tĩnh là hơn 380 tỉ đồng. Phải chăng đó là lý do mà Hà Tĩnh phát động và “ép” người dân nơi đây uống bia Sài Gòn.
Phải chăng mặc dù biết những tác hại do bia rượu đem lại nhưng trước áp lực thu ngân sách từ những “con bò sữa” là các hãng bia mà Chính phủ vẫn chưa thể tăng mức thuế, phí đặc biệt như các nước đã đánh vào rượu bia.
Lời giải thuộc về Chính phủ
Đã có một sự khác nhau trong điều hành kinh tế giữa Việt Nam và Malaysia đối với xăng dầu và bia. Câu hỏi đặt ra là chọn chính sách xăng dầu giá rẻ để hỗ trợ nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế và giảm áp lực đời sống người dân hơn hay đánh thuế và tăng phí mạnh để tăng thu ngân sách? Và chính sách đánh thuế mạnh vào bia để tăng thu ngân sách là tốt hơn hay khuyến khích người dân uống nhiều bia để thu thuế sẽ có lợi hơn?
Xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng để giảm chỉ số giá tiêu dùng CPI, giảm lạm phát, giữ nguyên hoặc tăng giá trị đồng tiền. Qua đó giúp ổn định đời sống người dân. Mặt khác việc xăng dầu giảm sẽ giúp chỉ số giá sản xuất PPI của doanh nghiệp giảm theo, dẫn đến không chỉ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà giúp giá bán sản phẩm cạnh tranh hơn. Khi mà sức cung và cầu tăng lên, GDP cũng tăng lên theo. Do vậy không chỉ người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn mà còn giúp cho nền kinh tế phát triển.
Với rượu bia, gạt sang một bên về những tác hại của rượu bia đối với đời sống xã hội, nhưng nhìn vào con số cả nước xuất khẩu gạo một năm chỉ đem được về cho đất nước 3 tỉ đô la Mỹ thì người dân trong nước cũng “đốt” luôn 3 tỉ đô la Mỹ vào bia và rượu. Đây thật sự là vấn nạn của đất nước.
Câu hỏi có thể đã có lời giải nhưng vấn đề là Chính phủ có mạnh dạn vượt qua những khó khăn của chính nội tại và áp lực từ những nhóm lợi ích để đưa ra những chính sách phù hợp vào thời điểm thích hợp.
Thời gian sẽ không chờ đợi khi mà TPP đã rất cận kề!
Hỏi chuyện ông bạn đối tác người Malaysia vì sao xăng ở đây rẻ như vậy? Ông bạn trả lời do chính phủ trợ giúp người dân và doanh nghiệp. Ngoài yếu tố Malaysia rất mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến xăng dầu thì chính phủ còn giảm tối đa các khoản thuế và phí đối với xăng dầu. Chẳng hạn thuế GST (giống như thuế giá trị gia tăng VAT ở ta) thông thường khoảng 6%, còn đối với xăng dầu thì miễn, tức 0%.
Ngẫm lại tôi mới thấy đó cũng là một trong những lý do vì sao một container hàng nhập khẩu từ Malaysia có cước vận tải về TPHCM chỉ bằng 20% giá cước vận tải từ cảng Hải Phòng đến TPHCM.
Theo thống kê của Hội thẩm định giá Việt Nam thì hiện nay giá cước taxi tại Hà Nội và TPHCM là đắt nhất Đông Nam Á. Theo đó, giá cước taxi trung bình ở Bangkok là 3.800 đồng/km (6 baht), ở Manila là 5.700 đồng/km (11,93 peso), ở Jakarta là 6.300 đồng/km (4.000 rupiah) và ở Singapore cũng chỉ 8.700 đồng/km (0,55 SGD). Như vậy so với một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới là Singapore thì cước taxi tại TPHCM cao gần gấp đôi.
Báo Tuổi Trẻ hôm 16-10 có một bài báo phân tích khá chi tiết giá xăng tại Việt Nam hiện nay và dẫn chứng thông tin từ Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết trong giá bán hiện nay thuế và phí chiếm đến 50,4%. Riêng các loại thuế mà 1 lít xăng phải gánh bao gồm 4 loại: thuế bảo vệ môi trường với mức tuyệt đối 3.000 đồng, thuế nhập khẩu 20% (khoảng 1.750 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (khoảng 1.060 đồng), thuế giá trị gia tăng 10% (tương ứng 1.650 đồng). Sau khi áp các loại thuế phí theo quy định thì một lít xăng nhảy vọt lên gần 19.000 đồng, trong khi giá xăng nhập khẩu về đến Việt Nam chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít.
Gần đây công luận đã phản ứng mạnh mẽ trước những tác động tới công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ từ những nhóm lợi ích. Một trong những lý do cho việc tăng thuế và phí xăng không phải chỉ để tăng thu ngân sách mà còn nhằm bảo vệ lợi ích của tập đoàn Dầu khí. Để bảo vệ lợi ích của các nhà máy lọc dầu tại Dung Quất và sắp tới đây là Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sắp đi vào vận hành, tập đoàn này cũng đã kiến nghị Chính phủ cấp hạn ngạch để hạn chế xăng dầu giá rẻ nhập khẩu.
Bia rẻ
Câu chuyện giá bia ở Malaysia đắt hơn Việt Nam đến hơn 3 lần dẫn đến một câu hỏi là có nên giữ giá bia rẻ để tăng sản lượng bia thông qua đó tăng thu ngân sách hay không? Một số “thành tích” về thu ngân sách sách từ việc uống bia giá rẻ của người dân cho thấy thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn thứ ba cả nước nhưng dự toán tổng thu ngân sách cả năm 2015 chỉ 11.661 tỉ đồng. Trong khi tổng nộp ngân sách hàng năm của Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn khoảng 13.000 tỉ đồng. Tính đến giữa năm 2015, tổng thu ngân sách của Hà Tĩnh là hơn 2.500 tỉ đồng, trong khi riêng thu ngân sách từ chi nhánh bia Sài Gòn tại Hà Tĩnh là hơn 380 tỉ đồng. Phải chăng đó là lý do mà Hà Tĩnh phát động và “ép” người dân nơi đây uống bia Sài Gòn.
Phải chăng mặc dù biết những tác hại do bia rượu đem lại nhưng trước áp lực thu ngân sách từ những “con bò sữa” là các hãng bia mà Chính phủ vẫn chưa thể tăng mức thuế, phí đặc biệt như các nước đã đánh vào rượu bia.
Lời giải thuộc về Chính phủ
Đã có một sự khác nhau trong điều hành kinh tế giữa Việt Nam và Malaysia đối với xăng dầu và bia. Câu hỏi đặt ra là chọn chính sách xăng dầu giá rẻ để hỗ trợ nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế và giảm áp lực đời sống người dân hơn hay đánh thuế và tăng phí mạnh để tăng thu ngân sách? Và chính sách đánh thuế mạnh vào bia để tăng thu ngân sách là tốt hơn hay khuyến khích người dân uống nhiều bia để thu thuế sẽ có lợi hơn?
Xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng để giảm chỉ số giá tiêu dùng CPI, giảm lạm phát, giữ nguyên hoặc tăng giá trị đồng tiền. Qua đó giúp ổn định đời sống người dân. Mặt khác việc xăng dầu giảm sẽ giúp chỉ số giá sản xuất PPI của doanh nghiệp giảm theo, dẫn đến không chỉ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà giúp giá bán sản phẩm cạnh tranh hơn. Khi mà sức cung và cầu tăng lên, GDP cũng tăng lên theo. Do vậy không chỉ người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn mà còn giúp cho nền kinh tế phát triển.
Với rượu bia, gạt sang một bên về những tác hại của rượu bia đối với đời sống xã hội, nhưng nhìn vào con số cả nước xuất khẩu gạo một năm chỉ đem được về cho đất nước 3 tỉ đô la Mỹ thì người dân trong nước cũng “đốt” luôn 3 tỉ đô la Mỹ vào bia và rượu. Đây thật sự là vấn nạn của đất nước.
Câu hỏi có thể đã có lời giải nhưng vấn đề là Chính phủ có mạnh dạn vượt qua những khó khăn của chính nội tại và áp lực từ những nhóm lợi ích để đưa ra những chính sách phù hợp vào thời điểm thích hợp.
Thời gian sẽ không chờ đợi khi mà TPP đã rất cận kề!
(*) Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Secoin
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads