Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2017, PV Shipyard đã ghi nhận khoản lỗ hơn 22 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (viết tắt là PVY) thành lập ngày 9/7/2007 nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển lớn mạnh ngành cơ khí chế tạo dầu khí tại Việt Nam.
Hoạt động chính của Công ty là đóng mới, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan, giàn khai thác dầu khí , phương tiện nổi và kinh doanh các nguyên vật liệu, thiết bị có liên quan.
Hiện nay, cổ đông lớn nhất của Công ty là Tổng Công ty Cổ phần Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVS: HNX) sở hữu 28,75% vốn tương ứng 17,1 triệu cổ phần, Taapjd doàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nắm giữ 7,53% cổ phần, BIDV nắm giữ 4,03% cổ phần, ...
Theo Báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2017, PV Shipyard lỗ sau thuế 22,4 tỷ trong khi cùng kỳ năm ngoái LNST của công ty đạt 30,76 tỷ. Nguyên nhân chính là sự sụt giảm mạnh trong quy mô hoạt động của Công ty. Doanh thu 3 tháng đầu năm giảm hơn 78% từ 647 tỷ xuống chỉ còn 139 tỷ, kéo theo lợi nhuận gộp âm 9,57 tỷ đồng. Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay được giảm xuống đáng kể, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng thêm 16% nhưng vẫn không thể kéo lại một đồng lãi nào cho PV Shipyard.
Doanh thu chính của hoạt động kinh doanh là từ đóng mới, sửa chữa các giàn khoan dầu khí. Thế nhưng, trong năm 2017, Công ty chỉ có 1 hợp đồng chế tạo giàn DK19 trị giá 139,9 tỷ. Nguồn thu từ các dịch vụ khác tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Song, chi phí giá vốn cho các dịch vụ khác lại lên tới 5,66 tỷ. Thêm vào đó, Công ty vẫn tiếp tục phải tiêu tốn nguyên vật liệu, nhân lực cho hợp đồng xây dựng TĐ05 từ năm 2016 mang sang.
Sở hữu nguồn vốn lên tới 1.624 tỷ nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 52 tỷ, hơn 1.572 tỷ là nợ phải trả trong đó nợ vay ngắn hạn là 1.064 tỷ, nợ dài hạn là 508 tỷ. Công ty có lỗ lũy kế 573 tỷ, chiếm 96,3% vốn điều lệ (595 tỷ).
Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (viết tắt là PVY) thành lập ngày 9/7/2007 nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển lớn mạnh ngành cơ khí chế tạo dầu khí tại Việt Nam.
Hoạt động chính của Công ty là đóng mới, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan, giàn khai thác dầu khí , phương tiện nổi và kinh doanh các nguyên vật liệu, thiết bị có liên quan.
Theo Báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2017, PV Shipyard lỗ sau thuế 22,4 tỷ trong khi cùng kỳ năm ngoái LNST của công ty đạt 30,76 tỷ. Nguyên nhân chính là sự sụt giảm mạnh trong quy mô hoạt động của Công ty. Doanh thu 3 tháng đầu năm giảm hơn 78% từ 647 tỷ xuống chỉ còn 139 tỷ, kéo theo lợi nhuận gộp âm 9,57 tỷ đồng. Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay được giảm xuống đáng kể, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng thêm 16% nhưng vẫn không thể kéo lại một đồng lãi nào cho PV Shipyard.
Doanh thu chính của hoạt động kinh doanh là từ đóng mới, sửa chữa các giàn khoan dầu khí. Thế nhưng, trong năm 2017, Công ty chỉ có 1 hợp đồng chế tạo giàn DK19 trị giá 139,9 tỷ. Nguồn thu từ các dịch vụ khác tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Song, chi phí giá vốn cho các dịch vụ khác lại lên tới 5,66 tỷ. Thêm vào đó, Công ty vẫn tiếp tục phải tiêu tốn nguyên vật liệu, nhân lực cho hợp đồng xây dựng TĐ05 từ năm 2016 mang sang.
Sở hữu nguồn vốn lên tới 1.624 tỷ nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 52 tỷ, hơn 1.572 tỷ là nợ phải trả trong đó nợ vay ngắn hạn là 1.064 tỷ, nợ dài hạn là 508 tỷ. Công ty có lỗ lũy kế 573 tỷ, chiếm 96,3% vốn điều lệ (595 tỷ).
NDH.vn
Relate Threads