Trong các trung tâm nhiệt điện tại ĐBSCL, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải ở xã Dân Thành (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) được xây dựng nhanh nhất. Trung tâm có 4 nhà máy, một nhà máy đã phát điện thương mại, một nhà máy đang vận hành thử và một nhà máy đang xây dựng. Chuyến đi với các chuyên gia của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) và Trung tâm Con người và thiên nhiên (Pan Nature) mới đây về khu vực này chúng tôi nhận thấy cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy đã bị đảo lộn nghiêm trọng.
Cạn kiệt nguồn lợi
Ngôi nhà nhỏ của ông Lý Văn Ngoan chơ vơ giữa vùng đất hoang ở ấp Láng Cháo, xã Dân Thành. Ông bận quần đùi, áo phông nhàu nát, khuôn mặt khắc khổ, nom già hơn cái tuổi 55. Mắt ông nheo nheo ngơ ngác nhìn quanh, nhìn mà chẳng nhìn gì cả vì xung quanh chỉ có cỏ dại, những khoảnh ruộng nước đục lờ nhờ không cá tôm. Xung quanh không có gì giúp cho cuộc sống của ông đỡ vất vả. Chỉ có nhà máy điện sau lưng ông sừng sững là đập vào mắt và dù cách xa cả cây số vẫn vọng tiếng rú rít những lúc chạy thử, tỏa cuồn cuộn khói đen qua cái ống khổng lồ chọc lên trời cao.
“Nhà tôi có gần 1ha làm muối và nuôi cá nhưng phải bỏ hoang mấy năm nay vì bụi khiếp quá, muối làm ra không ai mua”, ông Ngoan cho biết. Vợ ông đã qua đời, ông có 4 người con, 2 con ra riêng cửa nhà, còn 2 con ở chung. Gia đình ông làm gì sinh sống? “Làm mướn”, ông đáp gọn lỏn và giải thích thêm: “Làm mướn cho các nhà thầu nhỏ trong công trình xây dựng nhà máy điện, ngày được 120.000 đồng nhưng việc khi có, khi không”.
Ngồi xuống ghế ở hiên nhà, ông Ngoan bộc bạch: “Trước đây làm muối cũng rất vất vả nhưng là nghề truyền thống nên việc nọ kéo việc kia quanh năm, cuộc sống tương đối yên ổn. Bây giờ, làm mướn cuộc sống bấp bênh vì lắm khi hàng tháng trời không có việc làm, ở nhà chỉ biết đi vô đi ra”. Trước đây, khi rảnh rỗi, ông còn ra mé biển theo ghe thuyền đánh bắt cá tôm nhưng từ ngày có nhà máy điện, cá tôm 10 phần chỉ còn 3 phần nên ông cũng đã bỏ biển.
Đi qua nhà ông Ngoan về phía xa nhà máy hơn, gặp ông Trương Văn Sung cũng đang đứng bần thần bên những khoảnh ruộng hoang đầy nước đục lờ nhờ. Ông Sung kêu lên: “Bụi bặm khiếp quá, không còn làm ăn gì được, nghèo đói đến nơi rồi”. Năm nay 40 tuổi, ông có 2,8ha đất được cha mẹ để lại, trước đây cứ mùa mưa nuôi tôm, mùa khô làm muối, cuộc sống khá giả. “Nhưng từ ngày mở ra trung tâm điện lực thì bụi khiếp quá, thả tôm giống xuống là chết, năm nay không còn nuôi tôm được nữa. Còn muối lại nhiễm bẩn phải bán rẻ hoặc không bán được. Bây giờ tất cả ao đang bỏ hoang”, ông Sung nhăn nhó nói.
Đất của ông Sung còn ở gần trạm trộn bê tông phục vụ việc xây dựng nhà máy. Chín cái bồn khổng lồ dựng ngược cùng với dòng xe tải lớn nối đuôi nhau chạy suốt ngày đêm, xả bụi không ngớt. Năm 2014, một bồn xảy sự cố xì xi măng ra ao tôm của ông, sau đó ông phải khiếu kiện mãi mới đòi được 12 triệu đồng “hỗ trợ”. Trước đây làm muối ông còn làm thêm nước ót bán cho các cơ sở sản xuất tôm giống, một năm thu hơn trăm triệu đồng nhưng mấy năm cũng không làm được nữa. “Vì nước ót bị bụi rơi vào quá nhiều, bán không ai mua. Cuộc sống chúng tôi đang không có lối thoát”, ông Sung thở dài cho biết.Chủ tịch UBND xã Dân Thành Đào Văn Chính thừa nhận bụi và khói đang gây ô nhiễm môi trường. Ông Chính cho biết, Trung tâm Nhiệt điện lấy của xã hơn 553ha đất, phải di dời hơn 500 hộ dân, thêm dự án Luồng kênh đào Quan Chánh Bố đưa tàu biển lớn vào sông Hậu lấy mất 1.500ha nữa. Vì thế, kinh tế của xã từ nuôi trồng thủy sản và làm muối là chính, nay chuyển sang thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng.
“Trước mắt, dịch vụ phát triển với hàng ngàn phòng trọ cho công nhân xây dựng nhà máy nhiệt điện thuê, nhưng ô nhiễm môi trường cũng rất bức xúc. Gồm ô nhiễm không khí, nguồn nước và cả tiếng ồn rất lớn mỗi khi nhà máy chạy thử. Trong đó, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và nghề muối là điều đáng tiếc”, ông Chính nói.
Khốn khó muối… đen
Đi chừng 4 cây số từ Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sẽ tới ấp Cồn Cù, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Ấp Cồn Cù từ xưa làm muối nức tiếng ĐBSCL. Trưởng ấp Nguyễn Hồng Quân cho biết, muối Cồn Cù ngon vì nhờ nguồn nước và nhờ cả gió. Hàng năm, cứ ra Tết Nguyên đán là vào mùa làm muối, gió biển lồng lộng suốt ngày đêm thổi trên mặt ruộng dồn muối vào một phía, đó là muối bọt trắng tinh, đặc sản Cồn Cù bán giá gấp nhiều lần muối bình thường. Lớp muối bên dưới cũng sạch, mặn vừa phải, bán được giá hơn nơi khác. “Năm nay, gió đưa khói của nhà máy điện vô ruộng muối, làm 98ha muối của 115 hộ ở ấp Cồn Cù bị đen, phải bán rẻ mất một nửa giá”, ông Quân nói.
Ông Trương Văn Sung, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh bên ao tôm bỏ hoang
Phó chủ tịch UBND xã Đông Hải, Lữ Minh Tâm, cho biết thêm, ở xã không chỉ ấp Cồn Cù mà ấp Đông Cao cũng có 85ha muối của 12 hộ dân, bị đen do khói nhà máy điện. Đầu tháng 3-2016, tổ công tác liên ngành gồm đại diện Sở TN-MT, NN-PTNT, công thương, công an và chính quyền các cấp đã xuống ghi nhận thực tế hàng trăm hécta muối bị đen.
Sau đó, tổ liên ngành có văn bản “đề nghị Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải có chính sách hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất muối”, đồng thời “có biện pháp hạn chế thấp nhất việc phát thải gây ảnh hưởng đến các hộ dân sản xuất muối”. Thế nhưng đến nay, diêm dân bị thiệt hại vẫn chưa được hỗ trợ.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường của Sở TN-MT tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quốc Tuấn, giải thích: Do nhận thông tin chậm, tổ liên ngành xuống thì vụ muối đã qua nên khó khăn trong xác định nguyên nhân và thiệt hại. Các thông số khói bụi của nhà máy điện được giám sát thì vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo quy định. Tuy nhiên, việc giám sát chỉ dựa vào số liệu quan trắc môi trường tự động khí thải do Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải báo cáo định kỳ về Sở TN-MT mỗi tuần/lần. “Báo cáo bằng cách gửi e-mail, chứ chưa có hệ thống tự động truyền số liệu quan trắc về cho cơ quan quản lý theo dõi, kiểm tra. Cả nhà máy điện đã vận hành thương mại cũng chưa tự động kết nối. Việc này chúng tôi đã báo cáo Bộ TN-MT đề nghị hỗ trợ xây dựng hệ thống kết nối tự động”, ông Tuấn nói.
Hoạt động giám sát lại chủ yếu do “tổ liên ngành nghiên cứu, đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải” được UBND tỉnh Trà Vinh thành lập giữa năm 2015. Tổ gồm 15 vị đại diện cho nhiều cơ quan, trong đó, 14 vị ở tỉnh và huyện, tại xã Dân Thành chỉ có một Phó chủ tịch UBND. Các thành viên giám sát đều kiêm nhiệm và làm việc gián tiếp nên đến nay cũng chưa xác định được là khói bụi gây hại cho ruộng muối cách 4 km, hay còn xa hơn?
Trong lúc, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà máy thì khói bụi chỉ bay xa khoảng 2,5km (?). Chủ trì làm báo cáo ĐTM là Trưởng ban Quản lý Dự án Nhiệt điện 3, đại diện cho chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Báo cáo ĐTM của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 được Bộ TN-MT phê duyệt ngày 29-12-2009; của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 phê duyệt ngày 25-7-2011. Việc tham vấn cộng đồng trong thực hiện ĐTM rất sơ sài, chỉ họp 57 người dân.
Chuyên gia sinh thái và phát triển bền vững ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện nhận xét: “Vấn đề cốt lõi còn nằm ở chỗ, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải gồm 4 nhà máy và 3 cảng than, 1 cảng tổng hợp là một phức hợp rất lớn. Đến nay mới có các báo cáo ĐTM riêng rẽ từng nhà máy, không có báo cáo ĐTM chiến lược. Như vậy, không thể nhìn được tác động tích lũy của các công trình cùng lúc, trên phạm vi địa lý rộng lớn và khung thời gian lâu dài. Không có báo cáo ĐTM chiến lược để đưa ra quyết định chiến lược (ví dụ về lựa chọn loại năng lượng, vị trí, công nghệ, tầm cỡ nhà máy…) thì cũng chỉ loay hoay giải quyết tình huống “chuyện đã rồi” mà thôi”.
Ủy viên Chuyên trách Kinh tế của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Trần Hữu Hiệp phân tích thêm, nguy cơ của nhà máy điện than còn rất lớn ở nhiều phương diện, từ nhập khẩu than đến tro xỉ, từ khói bụi đến nguồn nước làm mát mà trung tâm sử dụng cả triệu mét khối/ngày rồi thải ra môi trường. “Cần tăng cường giám sát công tác xử lý xả thải, bởi nếu xảy ra sự cố với vựa lúa và thủy sản quốc gia thì hậu quả rất nghiêm trọng”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Cạn kiệt nguồn lợi
Ngôi nhà nhỏ của ông Lý Văn Ngoan chơ vơ giữa vùng đất hoang ở ấp Láng Cháo, xã Dân Thành. Ông bận quần đùi, áo phông nhàu nát, khuôn mặt khắc khổ, nom già hơn cái tuổi 55. Mắt ông nheo nheo ngơ ngác nhìn quanh, nhìn mà chẳng nhìn gì cả vì xung quanh chỉ có cỏ dại, những khoảnh ruộng nước đục lờ nhờ không cá tôm. Xung quanh không có gì giúp cho cuộc sống của ông đỡ vất vả. Chỉ có nhà máy điện sau lưng ông sừng sững là đập vào mắt và dù cách xa cả cây số vẫn vọng tiếng rú rít những lúc chạy thử, tỏa cuồn cuộn khói đen qua cái ống khổng lồ chọc lên trời cao.
“Nhà tôi có gần 1ha làm muối và nuôi cá nhưng phải bỏ hoang mấy năm nay vì bụi khiếp quá, muối làm ra không ai mua”, ông Ngoan cho biết. Vợ ông đã qua đời, ông có 4 người con, 2 con ra riêng cửa nhà, còn 2 con ở chung. Gia đình ông làm gì sinh sống? “Làm mướn”, ông đáp gọn lỏn và giải thích thêm: “Làm mướn cho các nhà thầu nhỏ trong công trình xây dựng nhà máy điện, ngày được 120.000 đồng nhưng việc khi có, khi không”.
Đi qua nhà ông Ngoan về phía xa nhà máy hơn, gặp ông Trương Văn Sung cũng đang đứng bần thần bên những khoảnh ruộng hoang đầy nước đục lờ nhờ. Ông Sung kêu lên: “Bụi bặm khiếp quá, không còn làm ăn gì được, nghèo đói đến nơi rồi”. Năm nay 40 tuổi, ông có 2,8ha đất được cha mẹ để lại, trước đây cứ mùa mưa nuôi tôm, mùa khô làm muối, cuộc sống khá giả. “Nhưng từ ngày mở ra trung tâm điện lực thì bụi khiếp quá, thả tôm giống xuống là chết, năm nay không còn nuôi tôm được nữa. Còn muối lại nhiễm bẩn phải bán rẻ hoặc không bán được. Bây giờ tất cả ao đang bỏ hoang”, ông Sung nhăn nhó nói.
Đất của ông Sung còn ở gần trạm trộn bê tông phục vụ việc xây dựng nhà máy. Chín cái bồn khổng lồ dựng ngược cùng với dòng xe tải lớn nối đuôi nhau chạy suốt ngày đêm, xả bụi không ngớt. Năm 2014, một bồn xảy sự cố xì xi măng ra ao tôm của ông, sau đó ông phải khiếu kiện mãi mới đòi được 12 triệu đồng “hỗ trợ”. Trước đây làm muối ông còn làm thêm nước ót bán cho các cơ sở sản xuất tôm giống, một năm thu hơn trăm triệu đồng nhưng mấy năm cũng không làm được nữa. “Vì nước ót bị bụi rơi vào quá nhiều, bán không ai mua. Cuộc sống chúng tôi đang không có lối thoát”, ông Sung thở dài cho biết.Chủ tịch UBND xã Dân Thành Đào Văn Chính thừa nhận bụi và khói đang gây ô nhiễm môi trường. Ông Chính cho biết, Trung tâm Nhiệt điện lấy của xã hơn 553ha đất, phải di dời hơn 500 hộ dân, thêm dự án Luồng kênh đào Quan Chánh Bố đưa tàu biển lớn vào sông Hậu lấy mất 1.500ha nữa. Vì thế, kinh tế của xã từ nuôi trồng thủy sản và làm muối là chính, nay chuyển sang thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng.
“Trước mắt, dịch vụ phát triển với hàng ngàn phòng trọ cho công nhân xây dựng nhà máy nhiệt điện thuê, nhưng ô nhiễm môi trường cũng rất bức xúc. Gồm ô nhiễm không khí, nguồn nước và cả tiếng ồn rất lớn mỗi khi nhà máy chạy thử. Trong đó, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và nghề muối là điều đáng tiếc”, ông Chính nói.
Khốn khó muối… đen
Đi chừng 4 cây số từ Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sẽ tới ấp Cồn Cù, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Ấp Cồn Cù từ xưa làm muối nức tiếng ĐBSCL. Trưởng ấp Nguyễn Hồng Quân cho biết, muối Cồn Cù ngon vì nhờ nguồn nước và nhờ cả gió. Hàng năm, cứ ra Tết Nguyên đán là vào mùa làm muối, gió biển lồng lộng suốt ngày đêm thổi trên mặt ruộng dồn muối vào một phía, đó là muối bọt trắng tinh, đặc sản Cồn Cù bán giá gấp nhiều lần muối bình thường. Lớp muối bên dưới cũng sạch, mặn vừa phải, bán được giá hơn nơi khác. “Năm nay, gió đưa khói của nhà máy điện vô ruộng muối, làm 98ha muối của 115 hộ ở ấp Cồn Cù bị đen, phải bán rẻ mất một nửa giá”, ông Quân nói.
Ông Trương Văn Sung, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh bên ao tôm bỏ hoang
Sau đó, tổ liên ngành có văn bản “đề nghị Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải có chính sách hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất muối”, đồng thời “có biện pháp hạn chế thấp nhất việc phát thải gây ảnh hưởng đến các hộ dân sản xuất muối”. Thế nhưng đến nay, diêm dân bị thiệt hại vẫn chưa được hỗ trợ.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường của Sở TN-MT tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quốc Tuấn, giải thích: Do nhận thông tin chậm, tổ liên ngành xuống thì vụ muối đã qua nên khó khăn trong xác định nguyên nhân và thiệt hại. Các thông số khói bụi của nhà máy điện được giám sát thì vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo quy định. Tuy nhiên, việc giám sát chỉ dựa vào số liệu quan trắc môi trường tự động khí thải do Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải báo cáo định kỳ về Sở TN-MT mỗi tuần/lần. “Báo cáo bằng cách gửi e-mail, chứ chưa có hệ thống tự động truyền số liệu quan trắc về cho cơ quan quản lý theo dõi, kiểm tra. Cả nhà máy điện đã vận hành thương mại cũng chưa tự động kết nối. Việc này chúng tôi đã báo cáo Bộ TN-MT đề nghị hỗ trợ xây dựng hệ thống kết nối tự động”, ông Tuấn nói.
Hoạt động giám sát lại chủ yếu do “tổ liên ngành nghiên cứu, đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải” được UBND tỉnh Trà Vinh thành lập giữa năm 2015. Tổ gồm 15 vị đại diện cho nhiều cơ quan, trong đó, 14 vị ở tỉnh và huyện, tại xã Dân Thành chỉ có một Phó chủ tịch UBND. Các thành viên giám sát đều kiêm nhiệm và làm việc gián tiếp nên đến nay cũng chưa xác định được là khói bụi gây hại cho ruộng muối cách 4 km, hay còn xa hơn?
Trong lúc, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà máy thì khói bụi chỉ bay xa khoảng 2,5km (?). Chủ trì làm báo cáo ĐTM là Trưởng ban Quản lý Dự án Nhiệt điện 3, đại diện cho chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Báo cáo ĐTM của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 được Bộ TN-MT phê duyệt ngày 29-12-2009; của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 phê duyệt ngày 25-7-2011. Việc tham vấn cộng đồng trong thực hiện ĐTM rất sơ sài, chỉ họp 57 người dân.
Chuyên gia sinh thái và phát triển bền vững ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện nhận xét: “Vấn đề cốt lõi còn nằm ở chỗ, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải gồm 4 nhà máy và 3 cảng than, 1 cảng tổng hợp là một phức hợp rất lớn. Đến nay mới có các báo cáo ĐTM riêng rẽ từng nhà máy, không có báo cáo ĐTM chiến lược. Như vậy, không thể nhìn được tác động tích lũy của các công trình cùng lúc, trên phạm vi địa lý rộng lớn và khung thời gian lâu dài. Không có báo cáo ĐTM chiến lược để đưa ra quyết định chiến lược (ví dụ về lựa chọn loại năng lượng, vị trí, công nghệ, tầm cỡ nhà máy…) thì cũng chỉ loay hoay giải quyết tình huống “chuyện đã rồi” mà thôi”.
Ủy viên Chuyên trách Kinh tế của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Trần Hữu Hiệp phân tích thêm, nguy cơ của nhà máy điện than còn rất lớn ở nhiều phương diện, từ nhập khẩu than đến tro xỉ, từ khói bụi đến nguồn nước làm mát mà trung tâm sử dụng cả triệu mét khối/ngày rồi thải ra môi trường. “Cần tăng cường giám sát công tác xử lý xả thải, bởi nếu xảy ra sự cố với vựa lúa và thủy sản quốc gia thì hậu quả rất nghiêm trọng”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải có 4 nhà máy. Mỗi nhà máy 1, 2 và 3 có 2 tổ máy; nhà máy 3 mở rộng có 1 tổ máy; công suất mỗi tổ máy 600MW. Một nhà máy một năm thải ra khoảng 1 triệu tấn tro xỉ than, nên phải làm những bãi chứa thải trên dưới 30ha. Mỗi bãi như thế qua nhiều năm sẽ có những núi tro xỉ, nằm ở bờ biển lộng gió bốn mùa nên chưa hình dung được bụi bay phát tán như thế nào.
Theo Quy hoạch điện phê duyệt ngày 18-3-2016, đến năm 2030, ĐBSCL sẽ có 14 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 18.270MW, lớn nhất trong các vùng của cả nước, hơn cả vùng Đông Bắc bộ cộng với đồng bằng sông Hồng.
Sáu Nghệ - Sài Gòn Giải Phóng
Relate Threads