Quy định gần đây đối với thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh đầu tháng này.
Xăng dầu sắp bước vào kỳ điều hành giá bán lẻ mới vào ngày 5/9. Từ lần điều hành trước đó (ngày 19/8), cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng đã có sự thay đổi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 718 ngày 18/8, khi thuế tiêu thụ đặc biệt được tính toán theo Nghị định 100 hướng dẫn luật Thuế giá trị gia tăng, luật Thuế TTĐB và luật Quản lý thuế sửa đổi, có hiệu lực ngày 1/7/2016.
Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này được tính trên mức giá ra (bao gồm cả các chi phí) của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu, thay vì chỉ tính trên giá nhập khẩu như trước đó. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Đối với mặt hàng xăng dầu được xác định theo Thông tư liên tịch số 39 ngày 29/10/2014, giá bán ra bao gồm: giá nhập khẩu (CIF) nhân với tỷ giá ngoại tệ, thuế nhập khẩu, lợi nhuận định mức, chi phí định mức, quỹ bình ổn, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định.
Điều này đồng nghĩa với, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) được tính theo giá đầu ra (tính trên tổng các loại thuế phí khác), trong khi cách tính cũ là tính theo giá đầu vào của hàng hóa.
Tính toán của một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho thấy, việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng sẽ khiến giá xăng hiện tại bị “vênh” với giá xăng theo cách tính cũ gần 200 đồng một lít.
“Chưa kể, cơ cấu thuế phí hiện đã chiếm từ 49-51% trong một lít xăng, cộng với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay, thì thuế lại chồng thuế và càng gia tăng gánh nặng thuế, phí cho người dân”, vị chuyên gia nêu quan điểm.
Đề cập tới sự thay đổi về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, chia sẻ với VnExpess, chuyên gia Ngô Trí Long bình luận, chỉ những mặt hàng hạn chế tiêu dùng, xa xỉ mới nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Còn xăng là mặt hàng được sử dụng hằng ngày, mức độ tiêu thụ lớn thì nên cân nhắc lại việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
“Trong lúc phải kích thích tiêu dùng, sản xuất đáng lý phải hạn chế thuế, phí nhưng chúng ta lại ngược lại, thuế, phí đang là gánh nặng”, ông bình luận.
Ông Long cũng tính toán: với mức chênh lệch gần 200 đồng một lít xăng do cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giả sử mỗi năm tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn xăng, thì người tiêu dùng phải chi thêm gần 3.100 tỷ đồng (mỗi tấn xăng tương đương 1.270 lít).
“Tôi cho rằng cơ quan quản lý cần có tính toán lại và không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng”, chuyên gia Ngô Trí Long nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trả lời VnExpress, lãnh đạo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) lại không đồng tình với quan điểm này. Ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho hay, theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, mỗi mặt hàng nhập khẩu về sẽ phải chịu nhiều sắc thuế và mỗi sắc thuế có mục tiêu, yêu cầu và phạm vi điều chỉnh khác nhau. Ông đơn cử, hàng hóa nhập về sẽ phải chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, rồi thuế giá trị gia tăng…
Bàn về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới, ông Thi nhấn mạnh, đã được quy định trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi được Quốc hội thông qua và Chính phủ đã ban hành Nghị định 100 để hướng dẫn thực hiện. Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng, cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới là thuế chồng thuế .
“Việc này thực chất là thu đối với hàng nhập khẩu, là giá bán ra của nhà nhập khẩu để tránh chuyển giá từ nước ngoài vào Việt Nam”, ông Thi bình luận.
Cũng nêu quan điểm về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới đang khiến mỗi lít xăng đắt thêm gần 200 đồng, đại diện Tổng cục Thuế lý giải, con số chênh lệch trên mỗi lít xăng không đáng bao nhiêu và mục tiêu của sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt là mang lại tính công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu, trong nước.
“Tăng 100-200 đồng tiền thuế trên mỗi lít xăng đáng là bao, trong khi mỗi năm nhập khẩu trung bình khoảng 10 triệu tấn xăng và chúng ta có thể giải quyết bài toán lớn hơn”, vị này nói.
Xăng dầu sắp bước vào kỳ điều hành giá bán lẻ mới vào ngày 5/9. Từ lần điều hành trước đó (ngày 19/8), cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng đã có sự thay đổi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 718 ngày 18/8, khi thuế tiêu thụ đặc biệt được tính toán theo Nghị định 100 hướng dẫn luật Thuế giá trị gia tăng, luật Thuế TTĐB và luật Quản lý thuế sửa đổi, có hiệu lực ngày 1/7/2016.
Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này được tính trên mức giá ra (bao gồm cả các chi phí) của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu, thay vì chỉ tính trên giá nhập khẩu như trước đó. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Đối với mặt hàng xăng dầu được xác định theo Thông tư liên tịch số 39 ngày 29/10/2014, giá bán ra bao gồm: giá nhập khẩu (CIF) nhân với tỷ giá ngoại tệ, thuế nhập khẩu, lợi nhuận định mức, chi phí định mức, quỹ bình ổn, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định.
Điều này đồng nghĩa với, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) được tính theo giá đầu ra (tính trên tổng các loại thuế phí khác), trong khi cách tính cũ là tính theo giá đầu vào của hàng hóa.
Tính toán của một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho thấy, việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng sẽ khiến giá xăng hiện tại bị “vênh” với giá xăng theo cách tính cũ gần 200 đồng một lít.
“Chưa kể, cơ cấu thuế phí hiện đã chiếm từ 49-51% trong một lít xăng, cộng với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay, thì thuế lại chồng thuế và càng gia tăng gánh nặng thuế, phí cho người dân”, vị chuyên gia nêu quan điểm.
“Trong lúc phải kích thích tiêu dùng, sản xuất đáng lý phải hạn chế thuế, phí nhưng chúng ta lại ngược lại, thuế, phí đang là gánh nặng”, ông bình luận.
Ông Long cũng tính toán: với mức chênh lệch gần 200 đồng một lít xăng do cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giả sử mỗi năm tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn xăng, thì người tiêu dùng phải chi thêm gần 3.100 tỷ đồng (mỗi tấn xăng tương đương 1.270 lít).
“Tôi cho rằng cơ quan quản lý cần có tính toán lại và không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng”, chuyên gia Ngô Trí Long nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trả lời VnExpress, lãnh đạo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) lại không đồng tình với quan điểm này. Ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho hay, theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, mỗi mặt hàng nhập khẩu về sẽ phải chịu nhiều sắc thuế và mỗi sắc thuế có mục tiêu, yêu cầu và phạm vi điều chỉnh khác nhau. Ông đơn cử, hàng hóa nhập về sẽ phải chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, rồi thuế giá trị gia tăng…
Bàn về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới, ông Thi nhấn mạnh, đã được quy định trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi được Quốc hội thông qua và Chính phủ đã ban hành Nghị định 100 để hướng dẫn thực hiện. Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng, cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới là thuế chồng thuế .
“Việc này thực chất là thu đối với hàng nhập khẩu, là giá bán ra của nhà nhập khẩu để tránh chuyển giá từ nước ngoài vào Việt Nam”, ông Thi bình luận.
Cũng nêu quan điểm về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới đang khiến mỗi lít xăng đắt thêm gần 200 đồng, đại diện Tổng cục Thuế lý giải, con số chênh lệch trên mỗi lít xăng không đáng bao nhiêu và mục tiêu của sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt là mang lại tính công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu, trong nước.
“Tăng 100-200 đồng tiền thuế trên mỗi lít xăng đáng là bao, trong khi mỗi năm nhập khẩu trung bình khoảng 10 triệu tấn xăng và chúng ta có thể giải quyết bài toán lớn hơn”, vị này nói.
Anh Minh - Vnexpress.net
Relate Threads