Các dự án trên biển của CTCP Kết cầu kim loại và Lắp máy dầu khí (HOSE: PXS) giảm đáng kể do giá dầu sụt giảm mạnh, khiến biên lợi nhuận gộp của PXS liên tục giảm trong những năm qua.
Doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm khoảng hơn 90% tổng doanh thu của PXS. Thế nhưng, hoạt động này đang giảm mạnh do các dự án dầu khí trên biển giảm, trong khi nợ phải thu khách hàng và hàng tồn kho lớn, khiến doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn về dòng tiền.
Doanh thu giảm mạnh
Theo báo cáo tài chính quý 3/2017, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của PXS đạt gần 766 tỷ đồng, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Sở dĩ doanh thu sụt giảm mạnh là do doanh thu thuần quý 3 chỉ bằng 10,93% so với cùng kỳ năm ngoái, vì doanh nghiệp này chỉ có nguồn thu từ các dự án kho xăng dầu Nghi Sơn, quyết toán dự án nâng cấp công trình P5, P6.
Trong khi đó, giá vốn hàng bán trong kỳ gần 671,7 tỷ đồng, giảm 38,5% so với cùng kỳ. Thế nhưng, hệ số giá vốn trên doanh thu thuần của PXS lại tăng lên mức 87,68% so với mức 85,65% của cùng kỳ năm ngoái, cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp này tiếp tục giảm mạnh.
Do đó, lợi nhuận gộp của PXS trong kỳ đã giảm xuống còn hơn 94,2 tỷ đồng, giảm 48,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của PXS trong 9 tháng đầu năm nay cũng giảm mạnh xuống mức 12,3%, so với mức 14,3% của cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của PXS tăng lên mức gần 5,2 tỷ đồng, tăng hơn 2,4 lần so với cùng kỳ. Thế nhưng, chi phí lãi vay ở mức khá lớn, khoảng 24,3 tỷ đồng. Tổng số nợ phải trả của PXS tính đến ngày 30/9/2017 hơn 1.163 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn khoảng 471 tỷ đồng. Trong khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này hơn 778 tỷ đồng. Theo đó, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của PXS đang ở mức gần 1,5 lần. Mặc dù tỷ lệ này tương đối thấp so với mức trung bình của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn, nhưng với PXS đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì áp lực trả nợ của doanh nghiệp này cũng khá lớn.
Đáng lưu ý, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác chiếm tỷ trọng rất lớn so với lợi nhuận gộp, nên lợi nhuận sau thuế của PXS trong 9 tháng đầu năm 2017 chỉ đạt 34,7 tỷ đồng, giảm tới 58,3% so với cùng kỳ năm 2016. Do đó, lãi cơ bản trên cổ phiếu của PXS trong kỳ chỉ đạt 567 đồng/CP, giảm mạnh so với mức 1.362 đồng/CP của cùng kỳ năm ngoái.
Được biết, PXS đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2017 lần lượt là 1.224 tỷ đồng và 80 tỷ đồng. Theo đó, tính đến cuối tháng 9/2017, doanh nghiệp này đã hoàn thành 62,5% kế hoạch doanh thu và 43,3% kế hoạch lợi nhuận.
Tính đến ngày 23/10, cổ phiếu PXS giao dịch ở mức 7.210 đồng/CP. Trong vòng 3 tháng qua, giá cổ phiếu này đã giảm gần 14%, với khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt khoảng 250.000 cổ phiếu/phiên. Với kết quả kinh doanh kém khả quan, thì giá cổ phiếu này khó có thể phục hồi trong ngắn hạn.
Biên lợi nhuận gộp giảm gần 50%
Kể từ năm 2013 đến nay, biên lợi nhuận gộp của PXS đã sụt giảm qua từng năm, từ mức 24,5% năm 2013 xuống còn 13,98% trong 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu sụt giảm đã làm giảm đáng kể các dự án dầu khí trên biển. Theo đó, PXS đã phải chuyển dịch sang thực hiện các công trình nhà giàn cho Bộ Quốc phòng và các công trình trên bờ có biên lợi nhuận gộp thấp hơn.
Đối với các dự án trên biển có yếu tố nước ngoài, biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 20% các năm trước về mức 16-17%. Đối với các dự án trên biển do các thành viên trong Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư, thì biên lợi nhuận gộp giảm từ 17-18% các năm trước về mức 13-15%. Từ năm 2013, PXS đã hợp tác với Liên doanh Vietsopetro thực hiện các nhà giàn trên biển cho Bộ Quốc phòng. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của các giàn này cũng chỉ khoảng 15%.
Đối với các dự án trên bờ, PXS chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các nhà thầu khác mà đặc biệt là Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), dẫn đến biên lợi nhuận gộp ở các dự án trên bờ chỉ ở mức 8-10%, thấp hơn nhiều so với các dự án trên biển.
Ngoài ra, năm 2015, PXS đã tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng nhằm tài trợ cho dự án đầu tư giai đoạn II phân kỳ 3 của Bãi cảng Kết cấu Kim loại và Thiết bị Dầu khí Sao Mai-Bến Đình. Đến nay, PXS đã hoàn thành việc nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở của dự án,… Tuy nhiên, do giá dầu giảm làm ảnh hưởng tới biên lợi nhuận gộp cũng như khối lượng công việc, nên Ban lãnh đạo PXS đang tạm hoãn việc đầu tư cho giai đoạn II phân kỳ 3 và sẽ thực hiện khi khối lượng công việc gia tăng trở lại.
Doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm khoảng hơn 90% tổng doanh thu của PXS. Thế nhưng, hoạt động này đang giảm mạnh do các dự án dầu khí trên biển giảm, trong khi nợ phải thu khách hàng và hàng tồn kho lớn, khiến doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn về dòng tiền.
Doanh thu giảm mạnh
Theo báo cáo tài chính quý 3/2017, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của PXS đạt gần 766 tỷ đồng, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Sở dĩ doanh thu sụt giảm mạnh là do doanh thu thuần quý 3 chỉ bằng 10,93% so với cùng kỳ năm ngoái, vì doanh nghiệp này chỉ có nguồn thu từ các dự án kho xăng dầu Nghi Sơn, quyết toán dự án nâng cấp công trình P5, P6.
Do đó, lợi nhuận gộp của PXS trong kỳ đã giảm xuống còn hơn 94,2 tỷ đồng, giảm 48,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của PXS trong 9 tháng đầu năm nay cũng giảm mạnh xuống mức 12,3%, so với mức 14,3% của cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của PXS tăng lên mức gần 5,2 tỷ đồng, tăng hơn 2,4 lần so với cùng kỳ. Thế nhưng, chi phí lãi vay ở mức khá lớn, khoảng 24,3 tỷ đồng. Tổng số nợ phải trả của PXS tính đến ngày 30/9/2017 hơn 1.163 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn khoảng 471 tỷ đồng. Trong khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này hơn 778 tỷ đồng. Theo đó, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của PXS đang ở mức gần 1,5 lần. Mặc dù tỷ lệ này tương đối thấp so với mức trung bình của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn, nhưng với PXS đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì áp lực trả nợ của doanh nghiệp này cũng khá lớn.
1.163 tỷ đồng là tổng số nợ phải trả của CTCP Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí tính đến 30/9/2017.
Đáng lưu ý, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác chiếm tỷ trọng rất lớn so với lợi nhuận gộp, nên lợi nhuận sau thuế của PXS trong 9 tháng đầu năm 2017 chỉ đạt 34,7 tỷ đồng, giảm tới 58,3% so với cùng kỳ năm 2016. Do đó, lãi cơ bản trên cổ phiếu của PXS trong kỳ chỉ đạt 567 đồng/CP, giảm mạnh so với mức 1.362 đồng/CP của cùng kỳ năm ngoái.
Được biết, PXS đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2017 lần lượt là 1.224 tỷ đồng và 80 tỷ đồng. Theo đó, tính đến cuối tháng 9/2017, doanh nghiệp này đã hoàn thành 62,5% kế hoạch doanh thu và 43,3% kế hoạch lợi nhuận.
Tính đến ngày 23/10, cổ phiếu PXS giao dịch ở mức 7.210 đồng/CP. Trong vòng 3 tháng qua, giá cổ phiếu này đã giảm gần 14%, với khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt khoảng 250.000 cổ phiếu/phiên. Với kết quả kinh doanh kém khả quan, thì giá cổ phiếu này khó có thể phục hồi trong ngắn hạn.
Biên lợi nhuận gộp giảm gần 50%
Kể từ năm 2013 đến nay, biên lợi nhuận gộp của PXS đã sụt giảm qua từng năm, từ mức 24,5% năm 2013 xuống còn 13,98% trong 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu sụt giảm đã làm giảm đáng kể các dự án dầu khí trên biển. Theo đó, PXS đã phải chuyển dịch sang thực hiện các công trình nhà giàn cho Bộ Quốc phòng và các công trình trên bờ có biên lợi nhuận gộp thấp hơn.
Đối với các dự án trên biển có yếu tố nước ngoài, biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 20% các năm trước về mức 16-17%. Đối với các dự án trên biển do các thành viên trong Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư, thì biên lợi nhuận gộp giảm từ 17-18% các năm trước về mức 13-15%. Từ năm 2013, PXS đã hợp tác với Liên doanh Vietsopetro thực hiện các nhà giàn trên biển cho Bộ Quốc phòng. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của các giàn này cũng chỉ khoảng 15%.
Đối với các dự án trên bờ, PXS chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các nhà thầu khác mà đặc biệt là Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), dẫn đến biên lợi nhuận gộp ở các dự án trên bờ chỉ ở mức 8-10%, thấp hơn nhiều so với các dự án trên biển.
Ngoài ra, năm 2015, PXS đã tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng nhằm tài trợ cho dự án đầu tư giai đoạn II phân kỳ 3 của Bãi cảng Kết cấu Kim loại và Thiết bị Dầu khí Sao Mai-Bến Đình. Đến nay, PXS đã hoàn thành việc nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở của dự án,… Tuy nhiên, do giá dầu giảm làm ảnh hưởng tới biên lợi nhuận gộp cũng như khối lượng công việc, nên Ban lãnh đạo PXS đang tạm hoãn việc đầu tư cho giai đoạn II phân kỳ 3 và sẽ thực hiện khi khối lượng công việc gia tăng trở lại.
Khó khăn chồng khó khăn
Thị trường dầu mỏ được dự báo tiếp tục còn nhiều khó khăn trong năm nay nên các dự án lớn của ngành có thể chưa được triển khai sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của PXS.
Tính đến cuối tháng 9, PXS đang có khoản phải thu từ khách hàng lên tới hơn 726 tỷ đồng, tăng 68,8% so với đầu năm nay và chiếm tới 65% tổng tài sản ngắn hạn của Cty. Trong đó, đối với dự án Nhiệt điện Thái Bình, do chi phí vượt quá tổng mức đầu tư dự kiến, với tổng dư nợ phải thu cho dự án này là 202 tỷ đồng, chiếm tới gần 30% dư nợ phải thu của PXS. Ngoài ra, hàng tồn kho của PXS cũng đang ở mức khá cao, khoảng 239 tỷ đồng, tăng 55% so với thời điểm đầu năm nay và chiếm 21,4% tổng tài sản ngắn hạn của cty.
Như vậy, tổng số nợ phải thu khách hàng và hàng tồn kho của PXS đã lên tới 965 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả ngắn hạn của Cty lên tới 983 tỷ đồng và hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cty đang gặp khó khăn. Điều này đã và đang khiến doanh nghiệp này chịu áp lực rất lớn về nguồn vốn hoạt động.
Về triển vọng năm 2018, PXS chưa nhiều dự án rõ ràng: Dự án Long Sơn ( tổng giá trị 110 USD triệu) sẽ được bắt đầu làm từ quý 3/2018, và hoạt động của dự án chủ yếu được thực hiện trong 2019. Bên cạnh đó, PXS sẽ có thêm 2 dự án cho Bộ Quốc Phòng và đây có thể sẽ là các dự án cuối cùng của Cty này thực hiện cho Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, việc thầu phụ cho dự án Cá Rồng Đỏ được kỳ vọng sẽ chỉ kéo dài từ cuối 2017 sang 2018.
Thanh Thiên
Enternews.vn
Enternews.vn
Relate Threads