Trong chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), khoa học công nghệ (KHCN) luôn đóng vai trò đột phá, quyết định đối với hoạt động của cả chuỗi công nghiệp dầu khí từ tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí đến công nghiệp khí, công nghiệp chế biến dầu khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao,... Chính việc không ngừng học hỏi, đẩy mạnh sáng tạo và áp dụng những thành tựu KHCN đã giúp PVN và các đơn vị thành viên phát triển bền vững và làm lợi hàng trăm nghìn tỷ đồng cho đất nước.
Trí tuệ người tìm “lửa”
Trong những năm qua, PVN đã không ngừng đầu tư, xây dựng nhiều dự án trọng điểm như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy chế biến condensate Thị Vải,… với những tài sản có công nghệ hiện đại, bảo đảm tính an toàn ở mức tuyệt đối. Bên cạnh việc tiếp thu, vận hành những thiết bị, công nghệ hiện đại thuộc hàng “đỉnh cao của khoa học”, hiện phong trào nghiên cứu KHCN của PVN cũng được phát huy mạnh mẽ và gặt hái thành công. Đầu tiên, có thể kể đến công trình nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90 m nước, phù hợp điều kiện Việt Nam của Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard). Thông qua việc ứng dụng những thành quả KHCN, PV Shipyard đã góp phần vào việc tăng tỷ lệ nội địa hóa của dự án Chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05 lên 39% so với dự án Tam Đảo 03 là 34,7%. Đồng thời, giảm thời gian làm việc của các chuyên gia nước ngoài từ 43 nghìn giờ (Tam Đảo 03) xuống còn 11 nghìn giờ (Tam Đảo 05). Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian thi công dự án Tam Đảo 05 xuống 32 tháng, dù khối lượng chế tạo gấp 1,5 lần so với khối lượng chế tạo của dự án Tam Đảo 03. Ngay từ dự án đầu tiên chế tạo giàn khoan Tam Đảo 03, đội ngũ kỹ sư Việt Nam đã đảm trách phần thiết kế chi tiết (thiết kế kỹ thuật) và thiết kế thi công, đảm nhiệm toàn bộ công tác chế tạo, lắp đặt, tổ hợp giàn khoan Tam Đảo 03 và Tam Đảo 05.
Giàn khoan Tam Đảo 05 cho dòng dầu đầu tiên tại mỏ Thỏ Trắng
Nói về quá trình chế tạo thành công hai giàn khoan Tam Đảo 03 và 05, Chủ tịch HĐQT Công ty PV Shipyard Phan Tử Giang nhấn mạnh: Bên cạnh sự nỗ lực vượt khó của tập thể kỹ sư, người lao động, công ty đã áp dụng các quy trình thiết kế tiên tiến trong công nghệ chế tạo giàn khoan hiện đại và áp dụng một trong những phần mềm thiết kế tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới. Ngoài ra, chúng tôi ứng dụng quy trình quản lý công tác chế tạo giàn khoan theo những mô thức hiện đại. Trong những năm qua, PVN đã có thể tự thiết kế, thi công các công trình giàn khoan dầu khí. Thành công với việc chế tạo giàn khoan Tam Đảo 03 và Tam Đảo 05 chính là mốc son đánh dấu bước phát triển, sự trưởng thành mang tính lịch sử của ngành cơ khí chế tạo Việt Nam, đặc biệt đối với ngành cơ khí chế tạo công trình dầu khí.
Tính đến hết năm 2014, hiệu quả kinh tế trực tiếp của cụm công trình nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa nam Việt Nam lên đến 779,7 triệu USD, và con số này còn tiếp tục tăng theo các năm. Công trình đã phát triển và hoàn thiện tổ hợp công nghệ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu thô nhiều pa-ra-phin, phù hợp từng giai đoạn cụ thể của khai thác mỏ và điều kiện lịch sử của đất nước. Quan trọng hơn, công nghệ này góp phần làm phong phú thêm công nghệ vận chuyển dầu trên thế giới. Đó là vận chuyển hỗn hợp dầu khí ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đông đặc, vận chuyển dầu bão hòa khí, vận chuyển dầu pha loãng condensate, sử dụng địa nhiệt, bơm nước bổ sung tẩy rửa lớp lắng đọng pa-ra-phin. Thành công này không chỉ làm giảm chi phí trực tiếp khai thác các mỏ dầu khí mà còn mang lại những ưu điểm nổi bật vượt trội như rút ngắn thời gian đưa các khu vực mới của mỏ vào khai thác, giảm chi phí xây dựng và vận hành khai thác thấp, tận dụng được các giếng khoan thăm dò để đưa vào khai thác. Trên cơ sở các kết quả thành công của công nghệ xử lý và vận chuyển dầu mỏ Bạch Hổ và Rồng đã cho phép Vietsovpetro mở rộng, phát triển và đưa vào khai thác thành công các mỏ nhỏ, cận biên thuộc Lô 09-1.
Khoa học công nghệ có tính thực tiễn cao
Trong ngành dầu khí, việc nghiên cứu, phát triển thành công công nghệ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu thô có nhiệt độ đông đặc cao ở vùng biển Việt Nam là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể đưa mỏ Bạch Hổ vào khai thác sớm và đạt hơn 200 triệu tấn dầu trong 30 năm qua. Đồng thời, sự kiện này đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô trên thế giới, đưa ngành dầu khí từng bước có những đóng góp to lớn, quan trọng cho nền kinh tế đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Công trình chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng ở mức nước sâu hơn 100 m với điều kiện ở Việt Nam của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro thật sự là thành tựu lớn của tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro nói chung, cũng như tập thể Xí nghiệp Xây lắp dầu khí nói riêng. Những năm qua Vietsovpetro đã trưởng thành vượt bậc qua việc thi công chân đế các công trình nước sâu Mộc Tinh, Hải Thạch, giàn Đại Hùng 02, Thăng Long, Đông Đô, Thiên Ưng,...
Theo nhận định của lãnh đạo PVN, hoạt động KHCN tại PVN hiện đã và đang được triển khai ở cả ba khâu: thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn; các lĩnh vực kinh tế, quản lý, an toàn và môi trường dầu khí. Bên cạnh việc không ngừng xây dựng tiềm lực mạnh về KHCN, đầu tư ứng dụng trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ trong sản xuất, chương trình nghiên cứu KHCN của PVN gồm các hướng nghiên cứu dài hạn, mang tính định hướng làm cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch KHCN cho từng năm, bảo đảm và phù hợp mục tiêu, chiến lược phát triển của PVN. Thành tựu nổi bật của hoạt động KHCN, ứng dụng, đổi mới công nghệ của PVN những năm qua được khẳng định bằng những con số ấn tượng: Có bảy bằng phát minh, bằng sáng chế được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN. Cấp đơn vị trực thuộc có 1.482 sáng kiến, làm lợi hơn 5,4 tỷ USD và 3.626 tỷ đồng; Cấp tập đoàn có 30 sáng kiến, làm lợi 23,95 triệu USD và 2.532 tỷ đồng.
Từ thực tiễn thành công ở Vietsovpetro, PV Shipyard và các đơn vị khác đã chứng minh một thực tế nghiên cứu KHCN muốn có hiệu quả cao phải có sự liên kết chặt chẽ giữa “ba nhà”: Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà khoa học. Phát triển KHCN gắn liền yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về xã hội - chính trị. Đây cũng là hướng đi quan trọng của công tác phát triển KHCN của PVN trong thời gian tới.
Trí tuệ người tìm “lửa”
Trong những năm qua, PVN đã không ngừng đầu tư, xây dựng nhiều dự án trọng điểm như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy chế biến condensate Thị Vải,… với những tài sản có công nghệ hiện đại, bảo đảm tính an toàn ở mức tuyệt đối. Bên cạnh việc tiếp thu, vận hành những thiết bị, công nghệ hiện đại thuộc hàng “đỉnh cao của khoa học”, hiện phong trào nghiên cứu KHCN của PVN cũng được phát huy mạnh mẽ và gặt hái thành công. Đầu tiên, có thể kể đến công trình nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90 m nước, phù hợp điều kiện Việt Nam của Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard). Thông qua việc ứng dụng những thành quả KHCN, PV Shipyard đã góp phần vào việc tăng tỷ lệ nội địa hóa của dự án Chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05 lên 39% so với dự án Tam Đảo 03 là 34,7%. Đồng thời, giảm thời gian làm việc của các chuyên gia nước ngoài từ 43 nghìn giờ (Tam Đảo 03) xuống còn 11 nghìn giờ (Tam Đảo 05). Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian thi công dự án Tam Đảo 05 xuống 32 tháng, dù khối lượng chế tạo gấp 1,5 lần so với khối lượng chế tạo của dự án Tam Đảo 03. Ngay từ dự án đầu tiên chế tạo giàn khoan Tam Đảo 03, đội ngũ kỹ sư Việt Nam đã đảm trách phần thiết kế chi tiết (thiết kế kỹ thuật) và thiết kế thi công, đảm nhiệm toàn bộ công tác chế tạo, lắp đặt, tổ hợp giàn khoan Tam Đảo 03 và Tam Đảo 05.
Giàn khoan Tam Đảo 05 cho dòng dầu đầu tiên tại mỏ Thỏ Trắng
Tính đến hết năm 2014, hiệu quả kinh tế trực tiếp của cụm công trình nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa nam Việt Nam lên đến 779,7 triệu USD, và con số này còn tiếp tục tăng theo các năm. Công trình đã phát triển và hoàn thiện tổ hợp công nghệ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu thô nhiều pa-ra-phin, phù hợp từng giai đoạn cụ thể của khai thác mỏ và điều kiện lịch sử của đất nước. Quan trọng hơn, công nghệ này góp phần làm phong phú thêm công nghệ vận chuyển dầu trên thế giới. Đó là vận chuyển hỗn hợp dầu khí ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đông đặc, vận chuyển dầu bão hòa khí, vận chuyển dầu pha loãng condensate, sử dụng địa nhiệt, bơm nước bổ sung tẩy rửa lớp lắng đọng pa-ra-phin. Thành công này không chỉ làm giảm chi phí trực tiếp khai thác các mỏ dầu khí mà còn mang lại những ưu điểm nổi bật vượt trội như rút ngắn thời gian đưa các khu vực mới của mỏ vào khai thác, giảm chi phí xây dựng và vận hành khai thác thấp, tận dụng được các giếng khoan thăm dò để đưa vào khai thác. Trên cơ sở các kết quả thành công của công nghệ xử lý và vận chuyển dầu mỏ Bạch Hổ và Rồng đã cho phép Vietsovpetro mở rộng, phát triển và đưa vào khai thác thành công các mỏ nhỏ, cận biên thuộc Lô 09-1.
Khoa học công nghệ có tính thực tiễn cao
Trong ngành dầu khí, việc nghiên cứu, phát triển thành công công nghệ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu thô có nhiệt độ đông đặc cao ở vùng biển Việt Nam là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể đưa mỏ Bạch Hổ vào khai thác sớm và đạt hơn 200 triệu tấn dầu trong 30 năm qua. Đồng thời, sự kiện này đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô trên thế giới, đưa ngành dầu khí từng bước có những đóng góp to lớn, quan trọng cho nền kinh tế đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Công trình chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng ở mức nước sâu hơn 100 m với điều kiện ở Việt Nam của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro thật sự là thành tựu lớn của tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro nói chung, cũng như tập thể Xí nghiệp Xây lắp dầu khí nói riêng. Những năm qua Vietsovpetro đã trưởng thành vượt bậc qua việc thi công chân đế các công trình nước sâu Mộc Tinh, Hải Thạch, giàn Đại Hùng 02, Thăng Long, Đông Đô, Thiên Ưng,...
Theo nhận định của lãnh đạo PVN, hoạt động KHCN tại PVN hiện đã và đang được triển khai ở cả ba khâu: thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn; các lĩnh vực kinh tế, quản lý, an toàn và môi trường dầu khí. Bên cạnh việc không ngừng xây dựng tiềm lực mạnh về KHCN, đầu tư ứng dụng trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ trong sản xuất, chương trình nghiên cứu KHCN của PVN gồm các hướng nghiên cứu dài hạn, mang tính định hướng làm cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch KHCN cho từng năm, bảo đảm và phù hợp mục tiêu, chiến lược phát triển của PVN. Thành tựu nổi bật của hoạt động KHCN, ứng dụng, đổi mới công nghệ của PVN những năm qua được khẳng định bằng những con số ấn tượng: Có bảy bằng phát minh, bằng sáng chế được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN. Cấp đơn vị trực thuộc có 1.482 sáng kiến, làm lợi hơn 5,4 tỷ USD và 3.626 tỷ đồng; Cấp tập đoàn có 30 sáng kiến, làm lợi 23,95 triệu USD và 2.532 tỷ đồng.
Từ thực tiễn thành công ở Vietsovpetro, PV Shipyard và các đơn vị khác đã chứng minh một thực tế nghiên cứu KHCN muốn có hiệu quả cao phải có sự liên kết chặt chẽ giữa “ba nhà”: Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà khoa học. Phát triển KHCN gắn liền yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về xã hội - chính trị. Đây cũng là hướng đi quan trọng của công tác phát triển KHCN của PVN trong thời gian tới.
Bài: Hoàng Anh - Báo Nhân Dân
Relate Threads