1 lít xăng sẽ phải cõng 8.000 đồng thuế bảo vệ môi trường?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Đó là đề xuất của Bộ Tài chính trong dự thảo Luật thuế bảo vệ môi trường sửa đổi vừa được bộ này đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.

Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu được kiến nghị tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với hiện nay.

Cụ thể, đối với xăng (trừ xăng etanol) mức thuế dự kiến sẽ tăng từ 1.000 - 4.000 đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít. Riêng xăng E5 và E10 cũng được đề xuất áp mức từ 2.500 - 7.2000 đồng/lít.

436069380bdb25342a23af6c6f8dc1cd.jpg

Đối với dầu diezel, sắc thuế sẽ đánh 3.000-6.000 đồng/lít thay vì 500 - 2.000 đồng như hiện hành. Mỗi kg dầu ma dút cũng có thể sẽ phải chịu thuế tối đa gấp 3 lần hiện nay, tức là tăng 900-4.000 đồng…

Theo bộ Tài chính, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tăng mạnh như xăng từ 1.000 đồng lên 3.000/lít, được áp dụng từ giữa năm 2014 đã góp phần giữ ổn định thu ngân sách.

L.THANH - Tuổi Trẻ​
 
Trong 3 nước vô địch bán dầu thô của 10-nước ASEAN, nó bao gồm dẫn đầu là Indonesia (thành viên khối OPEC) rồi kế đến là Maylaysia, và VN thì hai quốc gia Indonesia, Maylaysia bán xăng chia đều cho công chúng là rất rẻ. Đối với VN thật khó hiểu, khi giá dầu thô trên bình diện toàn cầu sụt giảm thay vì mừng thì lại lo lắng hụt nguồn thu ngân sách, khi giá dầu thô tăng cao cũng lại lo sợ đủ thứ như lạm phát tăng cao, và nhiều thứ khác thì thật khó hiểu người ta đang diễn trò gì đây. Tăng/giảm chạy đường nào cũng chết thì thật hết biết, có lẽ họ lên từ chức hết để người khác có bộ não khá hơn lên điều hành thay thế.

Mới đây tại VN người ta phẫn nộ kiểm kê cho hay nếu 1 lít xăng bán ở VN sẽ phải gánh phí tổn là 13.000 VND đủ loại thuế phí, kể cả cái phí phi lý gì đó với lý luận liều lĩnh "bảo vệ môi trường" tăng một lúc đến 8.000 VND / lít xăng. Vì vơ vét không bao nhiêu tiền mà làm nguy hại đến giá cả tăng theo giá xăng thì rất tốn kém, đôi khi bất ổn về lạm phát và gây ra bất ổn về kinh tế lẫn chính trị, thậm chí là người ta còn giật sập luôn cả cái chế độ đó thì đừng đổ lỗi ai đó. Vì kinh nghiệm của Indonesia từng có nhiều đợt bạo động vì tăng giá xăng, và chính quyền bị dân chúng tước quyền điều hành,....

Tôi thì giật mình, cụm từ "bảo vệ môi trường" nó là nạn nhân chứ cho dù có tăng đến 100.000 VND/lít xăng thì môi trường nó vẫn còn tệ hơn chứ chẳng có cái khái niệm nào để họ bảo vệ môi trường vào đây cả. Chắc là vét tiền trả nợ vì quốc gia này đang mắc nợ quá cao và nằm trong danh sách 12 quốc gia có nguy cơ vỡ nợ tiềm ẩn, và mức trái phiếu được đánh cấp B+ cho đến BB- rất cực kỳ đầu cơ và nguy hiểm nếu để nợ tăng thêm nữa, vì đầu tư lãng phí và nghiện xây tượng đài,...

Đối với giá xăng dầu, nó còn là chỉ số theo dõi sức khỏe của nền kinh tế có xuất cảng dầu thô. Indonesia, Maylaysia họ rất ít khi thay đổi giá xăng dầu hay tính toán lời lãi về xăng dầu mà chủ yếu họ bình ổn giá cả trong nước và hạ giá chi phí vận chuyển cũng như giảm chi phí điện năng để hấp dẫn khách đầu tư trong nước và quốc tế cũng như dùng công cụ giá xăng thấp để chống lại lạm phát khá hiệu quả. Trong năm 2016, bất chấp giá xăng dầu đảo chiều tăng lên nhưng Indonesia vẫn giữ nguyên mức giá bán xăng lẻ 0,49 $/lít xăng kéo dài đến 5-tháng, và họ mới đây còn hạ giá bán xăng lẻ xuống còn 0,48 $/lít.

Đối với với Malaysia họ cũng vậy, Malaysia bán xăng lẻ rất thấp là hiện nay vẫn không thây đổi, nếu tính bình quân giá trung bình thì họ chỉ bán xăng lẻ ở mức 0,42 $/lít xăng. Cả Malaysia và Indonesia từng bán giá xăng thấp nhất (mức đáy) là 0,28 USD / lít vào tháng 12/1998. Trong khi Indonesia bán xăng lẻ rẻ nhất là 0,16 USD/lít cũng vào vào tháng 12/1998 (tức là khi giá dầu thô bán ở mức 14,42 USD / thùng vào năm 1998).
 

Việc làm nổi bật

Top