Xuất khẩu dầu của Mỹ sang Nhật Bản, Hàn Quốc tăng

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 14/9/18.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Xuất khẩu dầu của Mỹ sang Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng này do các nhà máy lọc dầu châu Á tận dụng giá bán của Mỹ thấp, sau khi Mỹ mất đi các khách hàng Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

    [​IMG]
    Số liệu theo dõi vận chuyển tại Thomson Reuters Eikon cho thấy rằng xuất khẩu dầu từ Mỹ sang Hàn Quốc trong tháng 9/2018 sẽ tăng lên mức trung bình kỷ lục 230.000 thùng/ngày. Xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản sẽ tăng lên mức kỷ lục ít nhất 134.000 thùng/ngày.

    Hai thương gia và một nguồn tin môi giới cho biết các nhà máy lọc dầu Hàn Quốc và Nhật Bản tận dung mức giá thấp lên tới hơn 10 USD/thùng của dầu thô WTI so với dầu Brent.

    Một nhà môi giới vận chuyển hàng hóa trụ sở tại Singapore cho biết “các nhà máy lọc dầu Hàn Quốc và Nhật Bản cần tìm cách thay thế sự sụt giảm trong nhập khẩu từ Iran và một khối lượng hợp lý đang đến từ Mỹ. Mức chênh cao của dầu WTI với dầu Brent là khó cưỡng lại”.

    Kim Woo-kyung, phát ngôn viên tại công ty SK Innovation, chủ sở hữu của nhà máy lọc dầu SK Energy hàng đầu của Hàn Quốc cho biết “việc mua dầu thô từ Mỹ của chúng tôi hoàn toàn vì lợi ích về giá”.

    Một phát ngôn viên cho nhà máy lọc dầu lớn nhất Nhật Bản JXTG Nippon Oil & Energy cho biết công ty của ông đã không nhận được lệnh của chính phủ dừng nhập khầu dầu thô Iran. Ông không bình luận về các hoạt động thương mại bên ngoài việc cho biết “chúng tôi sẽ xác định dầu thô tối ưu trong kế hoạch đấu thầu chính của chúng tôi”.

    Nhật Bản và Hàn Quốc là những khách hàng chủ chốt hàng đầu của Iran nhượng bộ trước áp lực của Mỹ và đã cắt giảm đơn hàng từ Iran, nhà sản xuất lớn thứ 3 của OPEC, với Hàn Quốc đang nhập khẩu các lô cuối cùng trong tháng 7/2018.

    Ấn Độ thường là khách hàng mua dầu lớn thứ hai từ Iran sau Trung Quốc cũng giảm bớt các đơn hàng của Iran trong khi nhập khẩu thêm từ Mỹ.

    Các thị trường dầu Trung Đông đang thắt chặt vì các lệnh cấm vận của Mỹ chống lại Iran bắt đầu trong tháng 11/2018, nhiều nhà máy lọc dầu châu Á đang tìm cách bù cho sự thiếu hụt bằng nguồn cung từ Mỹ.

    Greg McKenna, nhà chiến lược thị trường tại công ty môi giới hàng hóa AxiTrader cho biết đã có sự phân kỳ giữa dầu thô Brent và WTI.

    Giá dầu Mỹ (gồm tiêu chuẩn WTI) bị áp lực giảm trong bối cảnh sản lượng ngày càng tăng và sự sụt giảm sức mua từ Trung Quốc vì tranh chấp thương mại đang buộc người bán ở Mỹ phải tìm các khách hàng mới cho dầu thô của họ.

    Trong khi đó, dầu Brent được hỗ trợ bởi một vài vấn đề gây gián đoạn nguồn cung, gồm các lệnh trừng phạt với Iran, xuất khẩu sụt giảm từ Venezuela, và những lo ngại kéo dài về sản xuất của Libya và xung đội nội bộ các nhóm.

    McKenna cho biết liên quan tới những lo ngại về nguồn cung có xu hướng giảm giá dầu Brent, gồm Libya, Tây Phi và Trung Đông “vẫn có nhiều cuộc chiến và tác động khác tới việc gián đoạn nguồn cung dầu Brent khiến các thương nhân quan tâm”.

    Có những dấu hiệu rằng Saudi Arabia và Nga sẽ tăng sản lượng để chiếm lĩnh thị phần của Iran, điều này sẽ khiến dầu Brent giảm giá.

    Trong khi đó, giá dầu Mỹ có thể tăng vì nhu cầu tăng vọt có thể làm trầm trọng thêm tắc nghẽn vận chuyển kể từ khi đường ống dẫn trong nước hiện tại, cơ sở hạ tầng của cảng và kho bãi không hướng tới việc điều hành xuất khẩu ở quy mô này.

    Sự ùn tắc này khiến nguồn cung của Mỹ để xuất khẩu gia tăng vào cuối năm nay, mặc dù không có giao dịch cố định nào được báo cáo.

    Nguồn: VITIC/Reuters
     

Chia sẻ trang này