Vì sao Mỹ không áp lệnh trừng phạt với dầu Venezuela?

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 10/8/18.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Mỹ lo sợ lệnh trừng phạt với dầu Venezuela sẽ gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của chính quyền.

    [​IMG]
    Sau khi Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bị ám sát hụt ngày 4/8, các quan chức cấp cao Mỹ đã bày tỏ nghi ngờ vụ tấn công do chính quyền Venezuela dàn dựng để lấy cớ đối phó với phe đối lập. Trong khi đó, Maduro cho rằng phe cánh hữu đã cấu kết với Colombia để thực hiện vụ tấn công. Tòa án Venezuela phát lệnh bắt hai nghị sĩ đối lập bị cáo buộc có liên quan.

    Nghi ngờ của Washington phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa Venezuela và Mỹ, bên đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt ngày càng khắt khe về tài chính và trái phiếu do chính phủ Venezuela phát hành.

    Mỹ thường cáo buộc Venezuela có các vi phạm về nhân quyền và chỉ trích rằng ông Maduro thâu tóm quá nhiều quyền lực, đặc biệt với việc thành lập hội đồng lập hiến mới có quyền tối cao đối với tất cả các nhánh trong chính phủ hồi tháng 7 năm ngoái. Trong chuyến thăm Colombia ngày 8/8, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho rằng chính quyền Maduro đã gây ra khủng hoảng kinh tế và nhân đạo hiện nay.

    Theo cây bút Tsvetana Paraskova của Oil Price, tin đồn về rằng Mỹ có thể áp lệnh cấm vận với dầu Venezuela đã được lan truyền trong hơn một năm. Biện pháp bao gồm cấm Mỹ nhập khẩu dầu của Venezuela và cấm Mỹ xuất khẩu các chất pha loãng để giúp Venezuela pha với dầu thô nhằm giúp nó có thể đi qua các đường ống xuất khẩu.

    Nhu cầu

    Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Mỹ giờ không còn cân nhắc trừng phạt ngành dầu của Venezuela vì nhu cầu. Các nhà máy lọc dầu vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu dầu thô của Venezuela. Mỹ là thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Venezuela. Từ tháng hai đến tháng 6, xuất khẩu dầu của Venezuela sang các nhà máy lọc dầu Mỹ đã tăng 43%.

    Thiết bị tại các nhà máy này chuyên để xử lý dầu thô nặng (dầu rất nhờn và quánh) nên sự lựa chọn của họ về nhà cung cấp bị hạn chế. Sản lượng dầu mỏ của Mexico đang trì trệ vào thời điểm hiện tại. Sản lượng của Canada đang tăng nhưng công suất đường ống thì không, vì vậy rất khó khăn và tốn kém để chuyển hàng đến vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ. Do đó, dầu thô Venezuela là phương án thuận tiện và kinh tế hơn.

    "Chắc chắn Mỹ có nhu cầu với dầu thô của Venezuela và điều đó sẽ còn tồn lại lâu dài", John Auers, từ Turner, Mason & Company, nhận định.

    Trong khi đó, Trung Quốc và Nga - những nước ủng hộ tài chính nhiều nhất cho Venezuela, cũng có nhu cầu. Venezuela đang mắc nợ nhiều tiền của cả Trung Quốc và Nga và họ đang trả nợ bằng dầu thô.

    Nỗi lo bị "bắt đền"

    Venezuela vẫn đang mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu từ năm 2012, gây ra tình trạng thiếu thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm, khiến nhiều người phải di cư sang nước khác. Lạm phát của Venezuela sẽ tăng lên một triệu % vào cuối năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán.

    Báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) cho thấy sản lượng dầu của Venezuela tháng 6 là 1,340 triệu thùng, giảm 47.500 thùng/ngày so với tháng 5. Trong khi đó, sản lượng trung bình năm 2016 là 2.154 triệu thùng/ngày còn năm 2017 là 1.911 triệu thùng/ngày

    Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự đoán sản lượng của Venezuela sẽ giảm xuống dưới một triệu thùng/ngày vào cuối năm nay và chỉ còn 700.000 thùng/ngày vào cuối năm tới, tương đương với sản lượng dầu hiện tại của New Mexico.

    "Với tình hình kinh tế và tình trạng ảm đạm của ngành công nghiệp dầu Venezuela, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến giá dầu cao hơn, điều mà Trump và chính quyền không mong muốn trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11", Paraskova đánh giá.

    Maduro có thể đổ lỗi rằng các lệnh trừng phạt của "đế quốc" Mỹ khiến kinh tế Venezuela sụp đổ. Paraskova đánh giá Mỹ không muốn tránh chịu trách nhiệm việc này.

    "Giống như đi mua hàng vậy, nếu làm vỡ thì bị bắt đền", George David Banks, cựu cố vấn về môi trường và năng lượng cho Trump, nói. "Nhà Trắng không muốn mang tiếng là gây ra cuộc khủng hoảng".

    Phương Vũ
    https://vnexpress.net/
     

Chia sẻ trang này