Tiền gửi ngân hàng của PVN quá lớn (?)

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Đánh giá tổng lượng tiền gửi ngân hàng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lên đến 173.631 tỷ đồng trong năm 2017 và chiếm 22% tổng tài sản, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đây là một con số quá lớn. Theo ông Thịnh, cần phải kiểm tra lại tính hợp lý và tính hiệu quả dòng vốn của doanh nghiệp này.

5pvn1_Baohaiquan_vn.jpg

Tính đến hết ngày 31/12/2017, tổng tài sản của PVN đạt 784.604 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8% so với hồi đầu năm.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, thông thường những khoản tiền nhàn rỗi đem đi gửi với thời hạn ngắn là món tiền đang nằm trong chu trình kinh doanh hoặc dự phòng của doanh nghiệp. Do đó, việc PVN gửi tiền vào ngân hàng với thời hạn ngắn thì cần phải kiểm tra lại nhu cầu về lượng tiền gửi ngắn hạn đó có hợp lý hay không.


Còn dưới góc độ một doanh nghiệp đang kinh doanh lại đem tiền đi gửi ngân hàng để kiếm lãi là bất hợp lý. Lý do, thứ nhất, nếu gửi dài hạn thì lãi suất sẽ cao hơn rất nhiều, nhưng tại sao lại đi gửi ngắn hạn để chịu lãi suất thấp? Thứ hai, về mặt nguyên tắc, một doanh nghiệp kinh doanh khi có tiền thì phải đầu tư vào sản xuất kinh doanh chứ không thể lấy số tiền đó để đem gửi ngân hàng với hy vọng lấy lãi.

Do đó, ông Thịnh cho rằng, cần phải xem lại mức độ cần thiết để lại lượng tiền mặt trong tài khoản liệu có cần thiết không và đằng sau nó có vấn đề gì không. Nếu PVN thừa vốn thì nhà nước có thể điều chuyển sang cho doanh nghiệp khác vay hoặc đầu tư vào các công trình, dự án phục vụ cho sự phát triển của PVN, hay đưa dòng tiền này vốn kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp này, chứ không thể để nó “mắc lại” như một khoản tiền gửi ngắn hạn để dự phòng hoặc đang kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc PVN có được khoản lợi nhuận lớn đến từ phần lãi gửi ngắn hạn, điều này nói lên rằng, hiệu quả kinh doanh của PVN là thấp. Ông Thịnh bình luận, bức tranh kinh doanh của PVN năm 2017 cho thấy “ông lớn” này đang sử dụng lãng phí nguồn lực của mình. Vì thế mới tồn đọng và “tích tụ” lại những dòng tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại. Từ việc tính toán và sử dụng vốn không tốt dẫn đến dư thừa một lượng vốn lớn và “đành” phải gửi tiền vào ngân hàng.

news-pbdes.jpg
PVN phải làm được điều ngược lại, tức là lợi nhuận có được phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không trông chờ vào lượng tiền gửi ngân hàng để lấy lãi”.
news-pbdes-2.jpg

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh


Ở đây thể hiện một điều, hiệu quả sản xuất kinh doanh của PVN trong việc luân chuyển vốn quay được nhiều vòng nhất là thấp. Đây có thể là do cách quản lý còn hạn chế từ doanh nghiệp khiến dòng vốn còn thiếu năng động như vậy. Trước thực trạng này, ông Thịnh đề xuất cần phải kiểm tra xem xét lại nguồn vốn gửi ngân hàng để bố trí lại cho hợp lý, không làm “rơi rụng” hay “ách tắc” ở khâu nào đó mà phải đem gửi ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 đã kiểm toán của PVN, doanh thu thuần năm qua của PVN đạt 271.404 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2016. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của PVN đạt 38.336 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2016. Đáng chú ý, Tập đoàn này hiện đang gửi ngân hàng 173.631 tỷ đồng, chiếm 22% tổng tài sản. Trong đó, PVN có 23.037 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, 49.364 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn không quá 3 tháng và 101.230 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn từ trên 3 tháng đến không quá 1 năm.

Về chi phí, năm 2017, chi phí tài chính của PVN đạt 5.761 tỷ đồng, giảm 21% so với năm 2016; trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay (chiếm 82%). Trong khi đó, chi phí bán hàng đạt 5.264 tỷ đồng, giảm 4,4%; chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 9.475 tỷ đồng, giảm 2,7%.

Kết thúc năm 2017, PVN ghi nhận lợi nhuận trước thuế 48.220 tỷ đồng, tăng 82%. Lợi nhuận sau thuế đạt 38.336 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2016. Tính đến hết ngày 31/12/2017, tổng tài sản của PVN đạt 784.604 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8% so với hồi đầu năm.

 

Việc làm nổi bật

Top