Tốc độ suy giảm sản lượng diễn ra nhanh hơn so với dự kiến, độ ngập nước tăng nhanh ở mỏ Rồng, lắng đọng muối ở mỏ Thỏ Trắng ngày càng phức tạp… Trong khi đó sản lượng khai thác dầu trong các giếng mới tại các giếng khoan ThTC-3 và RC-9 lại không đạt như kỳ vọng… Đó chính là những khó khăn trong khai thác dầu mà Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đang phải đối mặt. Nó khiến mục tiêu đạt sản lượng 5 triệu tấn dầu thô trong năm 2017 trở thành thử thách lớn hơn bao giờ hết.
Những giếng dầu tại mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng do Vietsovpetro tiến hành thăm dò khai thác hơn 30 năm qua đã ở vào giai đoạn cuối, sản lượng đến hồi suy giảm nghiêm trọng. Đó là chưa kể, đối với các giếng dầu đã khai thác hàng chục năm qua còn thường xuyên xảy ra các hiện tượng “ốm đau dặt dẹo”. Đó là chuyện sụt giảm áp suất, giếng bị ngập nước, bị lắng đọng muối… Những hiện tượng này khiến sản lượng khai thác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để khôi phục dòng sản phẩm, tăng cường khai thác dầu, Vietsovpetro đã nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp công nghệ khác nhau. Đó là cả một công đoạn phức tạp, với khối lượng công việc khổng lồ, tiêu tốn nhiều tiền của, công sức. Cùng với đó, để ổn định sản lượng và phát triển về sau, Vietsovpetro phải tiến hành khoan thăm dò, khai thác ở những giếng mới, mỏ mới. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, việc tìm kiếm thăm dò các mỏ mới rất khó khăn vì nhiều lý do. Còn đối với các giếng mới tại mỏ Thỏ Trắng và RC-9 thì sản lượng lại không đạt như kỳ vọng.
Vì những lý do đó, việc hoàn thành kế hoạch khai thác 5 triệu tấn dầu thô trong năm nay của Vietsovpetro đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, khâu khoan và khâu khai thác có lẽ là áp lực lớn nhất và cũng là hai khâu đóng vai trò đặc biệt quan trọng để Vietsovpetro đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
Khó khăn mấy cũng cố gắng vượt qua, đó là tinh thần chung cơ bản nhất của tập thể cán bộ, công nhân viên và người lao động (CBCNV-LĐ) ở Vietsovpetro bao năm qua. Nếu như trước đây, việc khai thác thuận lợi, không cần đến nhiều biện pháp công nghệ can thiệp. Nay thì khác, là giai đoạn rất cần đưa những nghiên cứu, những sáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, công nghệ vào áp dụng triệt để với hai mục tiêu, một là để đảm bảo sản lượng khai thác, hai là để giảm giá thành sản xuất - tiết kiệm chi phí.
Ông Phạm Hồng Tiến - Phó giám đốc Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng cho hay, mấy năm gần đây, xí nghiệp luôn đứng nhất, nhì trong phong trào sáng kiến, sáng chế của Liên doanh. Trung bình mỗi năm có 20-30 sáng kiến, trong đó có khoảng 12-20 sáng kiến được công nhận, tiết kiệm được hàng triệu USD mỗi năm. Hai sáng kiến điển hình nhất trong số đó là: Hệ thống khoan xiên định hướng tự động (RSS) và Hệ dung dịch KGAC - KGAC Plush. Trong đó, nổi bật nhất, mới nhất là Hệ dung dịch KGAC - KGAC Plush, công trình đã vinh dự đạt giải thưởng “Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2016”.
Trước đây, khi khoan ở những giếng phức tạp, khoan qua những địa tầng sét hoạt tính cao, giếng khoan có góc nghiêng lớn, khoan cắt thân (khoan sửa giếng đặc biệt), Vietsovpetro thường phải thuê dịch vụ cung cấp dung dịch bên ngoài. Vì vậy chi phí rất cao, lên đến hàng chục triệu USD mỗi năm. Nhằm tiết giảm chi phí, để tự lực được nguồn dung dịch khoan trong giai đoạn công tác khoan đòi hỏi ngày càng cao và phức tạp, xí nghiệp buộc phải nghiên cứu cải tiến hệ dung dịch truyền thống. Đó cũng chính là tiền đề hệ dung dịch khoan KGAC và sau đó là KGAC Plush (2016) ra đời. TS Hoàng Hồng Lĩnh - Trưởng phòng Dung dịch chính là chủ nhiệm của đề tài này.
Chúng tôi đến Phòng Dung dịch gặp TS Lĩnh vào giờ nghỉ trưa. Cả buổi sáng, ông phải xử lý công việc ngoài giàn. Trên bàn và khắp vách tường trong phòng làm việc la liệt các bản vẽ thiết kế, tài liệu về giếng khoan. Đơn giản là, phân tích giếng khoan là công việc hằng ngày, hằng giờ của ông. Buổi gặp ban trưa chớp nhoáng, TS không chỉ nhiệt tình chia sẻ về công trình hệ dung dịch KGAC và KGAC Plush, mà ông cùng các anh em kỹ sư trong Phòng Dung dịch còn vào Phòng Thí nghiệm thực hành chi tiết để chúng tôi được hiểu tường tận hơn.
Nói về hiệu quả kinh tế khi áp dụng hệ dung dịch này, TS Lĩnh so sánh như sau: Một bên là thi công giếng bằng cách thuê hệ dung dịch Ultradril - hệ dung dịch ức chế sét tốt nhất hiện nay của Mỹ và một bên là tự thi công giếng có điều kiện tương đồng bằng hệ dung dịch KGAC. Khi so sánh về độ sâu khoan, tốc độ khoan thương mại và thời gian thuê giàn thì kết quả đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng hệ dung dịch KGAC sẽ tiết kiệm được khoảng 1 triệu USD. Riêng đối với hệ dung dịch KGAC Plush, nếu tính trung bình mỗi năm Vietsovpetro thi công khoảng 20-25 giếng thì dự kiến sẽ tiết kiệm được khoảng 6-7 triệu USD.
Không chỉ vậy, nếu như dùng hệ dung dịch khoan truyền thống trước đây thì sau khi khoan xong một giếng, dung dịch đó chỉ có bỏ đi hoặc tái sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế. Còn với KGAC và KGAC Plush thì có thể thu hồi và tái sử dụng ở những giếng khoan sử dụng hệ dung dịch tương tự. Nhờ vậy mà xí nghiệp tiết kiệm được chi phí hóa phẩm, thời gian gia công rất cao…
Áp lực nhất đối với Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng hiện nay là gì? Ông Phạm Hồng Tiến cho biết, đó là công tác di chuyển các giàn khoan tự nâng (giàn Jack-up). Ông Tiến cũng chính là người phụ trách công tác đặc biệt này. Những năm trước đây, công tác di chuyển giàn tự nâng vẫn được tiến hành nhưng riêng năm nay, số lần di chuyển dự kiến tăng lên gấp 2-3 lần, cụ thể là khoảng 36-37 lần và chỉ tính trong tháng 8 này thì có đến khoảng 7 lần di chuyển các giàn khoan tự nâng. Hiện Vietsovpetro đang sở hữu 5 giàn khoan tự nâng và 4 giàn thuê bên ngoài.
Sở dĩ nói công tác di chuyển giàn là áp lực nhất vì đây là “Nhiệm vụ đặc biệt”, không những rất phức tạp mà còn liên quan trực tiếp đến công tác an toàn của giàn khoan cũng như toàn mỏ. Hãy hình dung việc di chuyển một giàn khoan khổng lồ có tải trọng 8-18 nghìn tấn, cao khoảng 101-167m thì sẽ hiểu nó khó khăn và phức tạp cỡ nào. Đó là chưa kể sóng gió ngoài biển không phải lúc nào cũng biết chiều lòng người!
Khi di chuyển giàn, nhiệm vụ đặc biệt đặt ra là làm sao đảm bảo an toàn cho giàn từ điểm đi đến điểm đích. Để di chuyển thì giàn cần có 3 hoặc 4 tàu đủ công suất phục vụ, ngoài ra còn có các neo để cân chỉnh giàn. Nhưng vấn đề quan trọng nhất lại ở điểm đến. Cụ thể, để giàn làm việc thì các chân đế giàn khoan phải được đặt vị trí cố định tại đáy biển và cách giàn khai thác BK khoảng 3-5m; trừ những trường hợp đặc biệt như thời tiết quá xấu, khoảng cách đó sẽ kéo dài 8m để đảm bảo an toàn khi cập giàn, tuy nhiên khoảng cách này chỉ áp dụng cho những giàn có Cantilever dài (21,3-22,86m) và đó chỉ là giải pháp tình thế. Bình thường, với việc neo đậu giàn một khoảng cách “sát sườn” với BK như thế thì rủi ro rất cao. Bởi nếu chỉ cần trục trặc nhỏ thì giàn chẳng khác nào một cái búa 8-18 nghìn tấn đập vào BK và BK chắc chắn sẽ bị vỡ bung. Khi đó không chỉ hư hỏng giàn, mà còn xảy ra cháy nổ, phun trào dầu. Nói chung, sẽ có một sự cố khủng khiếp sẽ xảy ra. Chính vì thế mà việc di chuyển giàn cần phải do Tổng giám đốc Liên doanh quyết định, phải thành lập cả một Hội đồng để bàn bạc đề ra các giải pháp di chuyển giàn an toàn. Từ điểm đi, trên đường đi, điểm đến, cập giàn vào BK ở hướng bao nhiêu, góc độ thế nào, khoảng cách bao xa, nâng giàn cao lên bao nhiêu… tất cả đều phải được tính toán một cách chi li nhất.
Đó mới chỉ là chuyện trên bề mặt, còn ở dưới đáy biển cũng phức tạp không kém, bởi điểm đặt chân giàn có thể có đường ống ngầm, cáp ngầm, chướng ngại vật khác… Vì vậy công tác dọn dẹp dưới đáy biển cũng phải đặt ra khắt khe, phải có thợ lặn hoặc robot lặn biển (ROV) lặn xuống đáy để quan sát, đảm bảo việc đặt chân giàn vào vị trí chính xác nhất, an toàn nhất. “Việc di chuyển giàn nhiều như thế là vì chiến dịch khoan thay đổi liên tục và tất cả cũng chỉ vì mục tiêu cuối cùng là làm sao đảm bảo sản lượng khai thác 5 triệu tấn dầu của Vietsovpetro” - ông Tiến cho biết.
Với tình trạng các giếng hiện tại như đã nói thì dễ thấy rằng, công tác khai thác đang gặp khó khăn và thách thức lớn nhất. Giám đốc Xí nghiệp Khai thác Dầu khí - Trần Văn Thường chia sẻ, ông làm việc mấy chục năm ở xí nghiệp nhưng có thể nói năm nay là năm áp lực nhất đối với ông cũng như với xí nghiệp nói chung!
Hiện tại, các giải pháp đảm bảo vận hành khai thác mỏ an toàn được đặc biệt lưu ý, cụ thể: kiểm soát độ ngập nước tại các giếng; lựa chọn chế độ bơm ép nước tối ưu nhằm duy trì áp suất vỉa; thiết lập chế độ khai thác tối ưu, lưu lượng gaslift… Bên cạnh đó, các giải pháp tăng cường khai thác cũng được áp dụng như nứt vỉa thủy lực, xử lý axit. Ngoài ra, Vietsovpetro cũng đang lập kế hoạch nghiên cứu áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho các đối tượng khai thác để có thể triển khai trong thời gian sắp tới nhằm duy trì mức sản lượng khai thác cho những năm tiếp theo.
Trong số các vấn đề hiện nay liên quan đến vận hành khai thác mỏ, lắng đọng muối ở các giếng khai thác đồng thời trên mỏ Thỏ Trắng đang diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng khai thác của các giếng, làm cho lưu lượng các giếng suy giảm rất nhanh. Nguyên nhân ban đầu có thể do sự hòa trộn của các nguồn nước với thành phần khác nhau đến từ các đối tượng khai thác khác nhau (mioxen dưới, oligoxen trên), ở những điều kiện áp suất, nhiệt độ cụ thể, gây nên hiện tượng muối lắng đọng ở phần dưới của cần ống khai thác (muối canxi cacbonat).
Bên cạnh việc muối lắng đọng ở các giếng khai thác, dòng sản phẩm từ các công trình Thỏ Trắng 2, 3 được vận chuyển về để xử lý ở giàn Công nghệ Trung tâm số 2 cũng gây ra hiện tượng lắng đọng muối ở hệ thống công nghệ, gây ra những phức tạp và khó khăn trong vận hành hệ thống thu gom và xử lý sản phẩm, đòi hỏi công tác bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các thiết bị cần tiến hành thường xuyên hơn.
Ông Đào Nguyên Hưng - Phó giám đốc, Chánh Địa chất của xí nghiệp cho biết, các giải pháp để xử lý vấn đề này chủ yếu tập trung vào hai hướng: một là bơm axit để rửa muối lắng đọng trong cần ống khai thác, phục hồi lưu lượng của giếng; hai là trang bị các bộ thiết bị lòng giếng với cấu trúc mới, cho phép bơm hóa phẩm ngăn ngừa lắng đọng muối xuống dưới đáy giếng. Tuy nhiên, giải pháp này mới đang được áp dụng thử nghiệm, trên cơ sở kết quả thử nghiệm này sẽ lựa chọn giải pháp tối ưu về mặt công nghệ và chi phí.
Một vấn đề khó khăn nữa, đó là độ ngập nước trong sản phẩm của các giếng khai thác tiếp tục tăng nhanh (các khu vực mỏ Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng…), đội ngũ chuyên gia địa chất - khai thác mỏ của xí nghiệp đang áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nhằm kiểm soát động thái ngập nước, thiết lập chế độ làm việc tối ưu cho các giếng với mục tiêu đảm bảo thu hồi dầu các đối tượng khai thác ở mức hiệu quả nhất.
Khó khăn nối tiếp khó khăn. Để khai thác đạt kế hoạch 5 triệu tấn trước mắt Vietsovpetro là một thách thức cực lớn. Tuy nhiên, Vietsovpetro có niềm tin mạnh mẽ để tiến tới hoàn thành kế hoạch này. Điều đó được thể hiện qua tinh thần của lãnh đạo liên doanh và các xí nghiệp mà chúng tôi có dịp trò chuyện. Cơ sở của niềm tin ấy xuất phát từ sự quyết tâm cao độ và nỗ lực hết mình của toàn thể người lao động Vietsovpetro: Tất cả luôn sẵn sàng vì mục tiêu “5 triệu tấn dầu” nhằm góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước mà Chính phủ đã giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Những giếng dầu tại mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng do Vietsovpetro tiến hành thăm dò khai thác hơn 30 năm qua đã ở vào giai đoạn cuối, sản lượng đến hồi suy giảm nghiêm trọng. Đó là chưa kể, đối với các giếng dầu đã khai thác hàng chục năm qua còn thường xuyên xảy ra các hiện tượng “ốm đau dặt dẹo”. Đó là chuyện sụt giảm áp suất, giếng bị ngập nước, bị lắng đọng muối… Những hiện tượng này khiến sản lượng khai thác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì những lý do đó, việc hoàn thành kế hoạch khai thác 5 triệu tấn dầu thô trong năm nay của Vietsovpetro đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, khâu khoan và khâu khai thác có lẽ là áp lực lớn nhất và cũng là hai khâu đóng vai trò đặc biệt quan trọng để Vietsovpetro đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
Khó khăn mấy cũng cố gắng vượt qua, đó là tinh thần chung cơ bản nhất của tập thể cán bộ, công nhân viên và người lao động (CBCNV-LĐ) ở Vietsovpetro bao năm qua. Nếu như trước đây, việc khai thác thuận lợi, không cần đến nhiều biện pháp công nghệ can thiệp. Nay thì khác, là giai đoạn rất cần đưa những nghiên cứu, những sáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, công nghệ vào áp dụng triệt để với hai mục tiêu, một là để đảm bảo sản lượng khai thác, hai là để giảm giá thành sản xuất - tiết kiệm chi phí.
Ông Phạm Hồng Tiến - Phó giám đốc Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng cho hay, mấy năm gần đây, xí nghiệp luôn đứng nhất, nhì trong phong trào sáng kiến, sáng chế của Liên doanh. Trung bình mỗi năm có 20-30 sáng kiến, trong đó có khoảng 12-20 sáng kiến được công nhận, tiết kiệm được hàng triệu USD mỗi năm. Hai sáng kiến điển hình nhất trong số đó là: Hệ thống khoan xiên định hướng tự động (RSS) và Hệ dung dịch KGAC - KGAC Plush. Trong đó, nổi bật nhất, mới nhất là Hệ dung dịch KGAC - KGAC Plush, công trình đã vinh dự đạt giải thưởng “Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2016”.
Trước đây, khi khoan ở những giếng phức tạp, khoan qua những địa tầng sét hoạt tính cao, giếng khoan có góc nghiêng lớn, khoan cắt thân (khoan sửa giếng đặc biệt), Vietsovpetro thường phải thuê dịch vụ cung cấp dung dịch bên ngoài. Vì vậy chi phí rất cao, lên đến hàng chục triệu USD mỗi năm. Nhằm tiết giảm chi phí, để tự lực được nguồn dung dịch khoan trong giai đoạn công tác khoan đòi hỏi ngày càng cao và phức tạp, xí nghiệp buộc phải nghiên cứu cải tiến hệ dung dịch truyền thống. Đó cũng chính là tiền đề hệ dung dịch khoan KGAC và sau đó là KGAC Plush (2016) ra đời. TS Hoàng Hồng Lĩnh - Trưởng phòng Dung dịch chính là chủ nhiệm của đề tài này.
Chúng tôi đến Phòng Dung dịch gặp TS Lĩnh vào giờ nghỉ trưa. Cả buổi sáng, ông phải xử lý công việc ngoài giàn. Trên bàn và khắp vách tường trong phòng làm việc la liệt các bản vẽ thiết kế, tài liệu về giếng khoan. Đơn giản là, phân tích giếng khoan là công việc hằng ngày, hằng giờ của ông. Buổi gặp ban trưa chớp nhoáng, TS không chỉ nhiệt tình chia sẻ về công trình hệ dung dịch KGAC và KGAC Plush, mà ông cùng các anh em kỹ sư trong Phòng Dung dịch còn vào Phòng Thí nghiệm thực hành chi tiết để chúng tôi được hiểu tường tận hơn.
Nói về hiệu quả kinh tế khi áp dụng hệ dung dịch này, TS Lĩnh so sánh như sau: Một bên là thi công giếng bằng cách thuê hệ dung dịch Ultradril - hệ dung dịch ức chế sét tốt nhất hiện nay của Mỹ và một bên là tự thi công giếng có điều kiện tương đồng bằng hệ dung dịch KGAC. Khi so sánh về độ sâu khoan, tốc độ khoan thương mại và thời gian thuê giàn thì kết quả đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng hệ dung dịch KGAC sẽ tiết kiệm được khoảng 1 triệu USD. Riêng đối với hệ dung dịch KGAC Plush, nếu tính trung bình mỗi năm Vietsovpetro thi công khoảng 20-25 giếng thì dự kiến sẽ tiết kiệm được khoảng 6-7 triệu USD.
Không chỉ vậy, nếu như dùng hệ dung dịch khoan truyền thống trước đây thì sau khi khoan xong một giếng, dung dịch đó chỉ có bỏ đi hoặc tái sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế. Còn với KGAC và KGAC Plush thì có thể thu hồi và tái sử dụng ở những giếng khoan sử dụng hệ dung dịch tương tự. Nhờ vậy mà xí nghiệp tiết kiệm được chi phí hóa phẩm, thời gian gia công rất cao…
Áp lực nhất đối với Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng hiện nay là gì? Ông Phạm Hồng Tiến cho biết, đó là công tác di chuyển các giàn khoan tự nâng (giàn Jack-up). Ông Tiến cũng chính là người phụ trách công tác đặc biệt này. Những năm trước đây, công tác di chuyển giàn tự nâng vẫn được tiến hành nhưng riêng năm nay, số lần di chuyển dự kiến tăng lên gấp 2-3 lần, cụ thể là khoảng 36-37 lần và chỉ tính trong tháng 8 này thì có đến khoảng 7 lần di chuyển các giàn khoan tự nâng. Hiện Vietsovpetro đang sở hữu 5 giàn khoan tự nâng và 4 giàn thuê bên ngoài.
Sở dĩ nói công tác di chuyển giàn là áp lực nhất vì đây là “Nhiệm vụ đặc biệt”, không những rất phức tạp mà còn liên quan trực tiếp đến công tác an toàn của giàn khoan cũng như toàn mỏ. Hãy hình dung việc di chuyển một giàn khoan khổng lồ có tải trọng 8-18 nghìn tấn, cao khoảng 101-167m thì sẽ hiểu nó khó khăn và phức tạp cỡ nào. Đó là chưa kể sóng gió ngoài biển không phải lúc nào cũng biết chiều lòng người!
Đó mới chỉ là chuyện trên bề mặt, còn ở dưới đáy biển cũng phức tạp không kém, bởi điểm đặt chân giàn có thể có đường ống ngầm, cáp ngầm, chướng ngại vật khác… Vì vậy công tác dọn dẹp dưới đáy biển cũng phải đặt ra khắt khe, phải có thợ lặn hoặc robot lặn biển (ROV) lặn xuống đáy để quan sát, đảm bảo việc đặt chân giàn vào vị trí chính xác nhất, an toàn nhất. “Việc di chuyển giàn nhiều như thế là vì chiến dịch khoan thay đổi liên tục và tất cả cũng chỉ vì mục tiêu cuối cùng là làm sao đảm bảo sản lượng khai thác 5 triệu tấn dầu của Vietsovpetro” - ông Tiến cho biết.
Với tình trạng các giếng hiện tại như đã nói thì dễ thấy rằng, công tác khai thác đang gặp khó khăn và thách thức lớn nhất. Giám đốc Xí nghiệp Khai thác Dầu khí - Trần Văn Thường chia sẻ, ông làm việc mấy chục năm ở xí nghiệp nhưng có thể nói năm nay là năm áp lực nhất đối với ông cũng như với xí nghiệp nói chung!
Hiện tại, các giải pháp đảm bảo vận hành khai thác mỏ an toàn được đặc biệt lưu ý, cụ thể: kiểm soát độ ngập nước tại các giếng; lựa chọn chế độ bơm ép nước tối ưu nhằm duy trì áp suất vỉa; thiết lập chế độ khai thác tối ưu, lưu lượng gaslift… Bên cạnh đó, các giải pháp tăng cường khai thác cũng được áp dụng như nứt vỉa thủy lực, xử lý axit. Ngoài ra, Vietsovpetro cũng đang lập kế hoạch nghiên cứu áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho các đối tượng khai thác để có thể triển khai trong thời gian sắp tới nhằm duy trì mức sản lượng khai thác cho những năm tiếp theo.
Trong số các vấn đề hiện nay liên quan đến vận hành khai thác mỏ, lắng đọng muối ở các giếng khai thác đồng thời trên mỏ Thỏ Trắng đang diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng khai thác của các giếng, làm cho lưu lượng các giếng suy giảm rất nhanh. Nguyên nhân ban đầu có thể do sự hòa trộn của các nguồn nước với thành phần khác nhau đến từ các đối tượng khai thác khác nhau (mioxen dưới, oligoxen trên), ở những điều kiện áp suất, nhiệt độ cụ thể, gây nên hiện tượng muối lắng đọng ở phần dưới của cần ống khai thác (muối canxi cacbonat).
Bên cạnh việc muối lắng đọng ở các giếng khai thác, dòng sản phẩm từ các công trình Thỏ Trắng 2, 3 được vận chuyển về để xử lý ở giàn Công nghệ Trung tâm số 2 cũng gây ra hiện tượng lắng đọng muối ở hệ thống công nghệ, gây ra những phức tạp và khó khăn trong vận hành hệ thống thu gom và xử lý sản phẩm, đòi hỏi công tác bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các thiết bị cần tiến hành thường xuyên hơn.
Ông Đào Nguyên Hưng - Phó giám đốc, Chánh Địa chất của xí nghiệp cho biết, các giải pháp để xử lý vấn đề này chủ yếu tập trung vào hai hướng: một là bơm axit để rửa muối lắng đọng trong cần ống khai thác, phục hồi lưu lượng của giếng; hai là trang bị các bộ thiết bị lòng giếng với cấu trúc mới, cho phép bơm hóa phẩm ngăn ngừa lắng đọng muối xuống dưới đáy giếng. Tuy nhiên, giải pháp này mới đang được áp dụng thử nghiệm, trên cơ sở kết quả thử nghiệm này sẽ lựa chọn giải pháp tối ưu về mặt công nghệ và chi phí.
Một vấn đề khó khăn nữa, đó là độ ngập nước trong sản phẩm của các giếng khai thác tiếp tục tăng nhanh (các khu vực mỏ Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng…), đội ngũ chuyên gia địa chất - khai thác mỏ của xí nghiệp đang áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nhằm kiểm soát động thái ngập nước, thiết lập chế độ làm việc tối ưu cho các giếng với mục tiêu đảm bảo thu hồi dầu các đối tượng khai thác ở mức hiệu quả nhất.
Khó khăn nối tiếp khó khăn. Để khai thác đạt kế hoạch 5 triệu tấn trước mắt Vietsovpetro là một thách thức cực lớn. Tuy nhiên, Vietsovpetro có niềm tin mạnh mẽ để tiến tới hoàn thành kế hoạch này. Điều đó được thể hiện qua tinh thần của lãnh đạo liên doanh và các xí nghiệp mà chúng tôi có dịp trò chuyện. Cơ sở của niềm tin ấy xuất phát từ sự quyết tâm cao độ và nỗ lực hết mình của toàn thể người lao động Vietsovpetro: Tất cả luôn sẵn sàng vì mục tiêu “5 triệu tấn dầu” nhằm góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước mà Chính phủ đã giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tăng vận tốc khoan thương mại với RSS
Đối với hệ thống khoan xiên định hướng tự động RSS, hiệu quả cơ bản là giúp tăng tốc độ khoan thương mại so với khoan thông thường. Ví dụ, trước đây khi áp dụng hệ thống khoan xiên thông thường thì vận hành và tốc độ khoan thương mại chỉ đạt khoảng 1.700m/tháng/máy, hiện tại tốc độ ấy đã tăng lên 2.858m/tháng/máy nhờ áp dụng RSS.
Lý do, với khoan xiên bình thường thì trong quá trình khoan cần phải dừng để tiến hành đo đạc, điều chỉnh hoặc có khi phải kéo cần khoan lên để điều chỉnh cấu trúc. Nhưng đối với RSS thì tất cả đã được lập trình sẵn và hệ thống vừa khoan vừa tự động đo đạc, báo trực tiếp lên bề mặt nên có thể điều chỉnh trực tiếp mà không cần dừng khoan. Chính vì không mất thời gian phụ trợ nên tốc độ khoan của RSS đạt nhanh hơn.
petrotimes.vn
Relate Threads