Tại hội nghị quốc tế về sản xuất và tiêu thụ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lần thứ 6 được tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đưa ra "5 cơ hội" và "5 thách thức" trong phát triển ngành công nghiệp khí LNG, nhằm kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam và đầu tư phát triển lĩnh vực LNG tại Việt Nam.
Đoàn đại biểu Bộ Công Thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh làm trưởng đoàn vừa có chuyến đi tới Nhật Bản để tham dự hội nghị quốc tế về sản xuất và tiêu thụ khí LNG lần thứ 6, theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Seko Hiroshige.
Hội nghị quốc tế về sản xuất và tiêu thụ khí LNG 2017, với sự tham dự của Bộ trưởng năng lượng của 14 quốc gia, các tổ chức quốc tế về LNG và hơn 1000 doanh nghiệp với hơn 30 quốc tịch khác nhau (chiếm hơn 60% nhu cầu xuất khẩu và 70% nhu cầu nhập khẩu LNG trên thế giới).
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Seko Hiroshige nhấn mạnh về sự tăng trưởng và biến đổi nhanh chóng của thị trường LNG thế giới cùng với những cơ hội, thách thức. Trong bối cảnh đó, nhằm khẳng định vai trò dẫn dắt trong khu vực trong việc mở rộng thị trường LNG tại châu Á, Bộ trưởng Seko Hiroshige thay mặt Chính phủ Nhật Bản đưa ra "2 đóng góp" và "3 cam kết".
Theo đó, đóng góp tài chính với khoản tiền 10 tỷ USD cho việc phát triển nhu cầu LNG tại châu Á (bao gồm cả phát triển cơ sở hạ tầng LNG), đóng góp chương trình đào tạo 500 chuyên gia về sản xuất và tiêu thụ khí LNG trong vòng 5 năm tới. Đồng thời cam kết sẽ đồng hành cùng các nước trong việc phát triển thị trường LNG hóa lỏng tại châu Á, đưa ra chương trình hành động nhằm tạo ra nhu cầu về LNG thông qua những biện pháp có tính đột phá và phát huy vai trò trong việc xây dựng sự đồng thuận quốc tế về lợi ích chung nhằm phát triển thị trường LNG thông qua các hoạt động xúc tiến đối thoại song phương và đa phương.
Tại diễn đàn này, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã có bài phát biểu giới thiệu về chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo cho phát triển kinh tế. Đặc biệt là LNG cho sản xuất điện. Và sử dụng LNG - nguồn năng lượng sạch đang được xem là một trong những giải pháp quan trọng và xu hướng tất yếu đối với Việt Nam.
Từ phân tích về hiện trạng, cũng như xu hướng phát triển của thị trường, ngành công nghiệp khí LNG của Việt Nam, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đưa ra "5 cơ hội" và "5 thách thức" trong phát triển ngành công nghiệp khí LNG, nhằm kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam và đầu tư phát triển lĩnh vực LNG tại Việt Nam.
Bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có các buổi làm việc với đại diện của chính phủ và doanh nghiệp các nước cùng tham dự hội nghị. Đặc biệt là cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Seko Hiroshige. Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng đã thảo luận về cơ chế hợp tác trong lĩnh vực LNG nói riêng và năng lượng nói chung. Trong đó bao gồm cơ chế hợp tác sử dụng hỗ trợ của Nhật Bản trong "2 đóng góp" mà Bộ trưởng Seko Hiroshige tuyên bố trong diễn văn khai mạc hội nghị.
Bên cạnh đó, hai Bộ trưởng đã nhất trí cao về việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư có vốn của Nhật Bản về năng lượng tại Việt Nam, trao đổi về các hiệp định thương mại tự do đa phương hai nước cùng tham gia, cũng như các hoạt động hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ nhóm họp vào đầu tháng 11 tới tại Đà Nẵng.
Đoàn đại biểu Bộ Công Thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh làm trưởng đoàn vừa có chuyến đi tới Nhật Bản để tham dự hội nghị quốc tế về sản xuất và tiêu thụ khí LNG lần thứ 6, theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Seko Hiroshige.
Hội nghị quốc tế về sản xuất và tiêu thụ khí LNG 2017, với sự tham dự của Bộ trưởng năng lượng của 14 quốc gia, các tổ chức quốc tế về LNG và hơn 1000 doanh nghiệp với hơn 30 quốc tịch khác nhau (chiếm hơn 60% nhu cầu xuất khẩu và 70% nhu cầu nhập khẩu LNG trên thế giới).
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Seko Hiroshige nhấn mạnh về sự tăng trưởng và biến đổi nhanh chóng của thị trường LNG thế giới cùng với những cơ hội, thách thức. Trong bối cảnh đó, nhằm khẳng định vai trò dẫn dắt trong khu vực trong việc mở rộng thị trường LNG tại châu Á, Bộ trưởng Seko Hiroshige thay mặt Chính phủ Nhật Bản đưa ra "2 đóng góp" và "3 cam kết".
Theo đó, đóng góp tài chính với khoản tiền 10 tỷ USD cho việc phát triển nhu cầu LNG tại châu Á (bao gồm cả phát triển cơ sở hạ tầng LNG), đóng góp chương trình đào tạo 500 chuyên gia về sản xuất và tiêu thụ khí LNG trong vòng 5 năm tới. Đồng thời cam kết sẽ đồng hành cùng các nước trong việc phát triển thị trường LNG hóa lỏng tại châu Á, đưa ra chương trình hành động nhằm tạo ra nhu cầu về LNG thông qua những biện pháp có tính đột phá và phát huy vai trò trong việc xây dựng sự đồng thuận quốc tế về lợi ích chung nhằm phát triển thị trường LNG thông qua các hoạt động xúc tiến đối thoại song phương và đa phương.
Từ phân tích về hiện trạng, cũng như xu hướng phát triển của thị trường, ngành công nghiệp khí LNG của Việt Nam, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đưa ra "5 cơ hội" và "5 thách thức" trong phát triển ngành công nghiệp khí LNG, nhằm kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam và đầu tư phát triển lĩnh vực LNG tại Việt Nam.
Bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có các buổi làm việc với đại diện của chính phủ và doanh nghiệp các nước cùng tham dự hội nghị. Đặc biệt là cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Seko Hiroshige. Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng đã thảo luận về cơ chế hợp tác trong lĩnh vực LNG nói riêng và năng lượng nói chung. Trong đó bao gồm cơ chế hợp tác sử dụng hỗ trợ của Nhật Bản trong "2 đóng góp" mà Bộ trưởng Seko Hiroshige tuyên bố trong diễn văn khai mạc hội nghị.
Bên cạnh đó, hai Bộ trưởng đã nhất trí cao về việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư có vốn của Nhật Bản về năng lượng tại Việt Nam, trao đổi về các hiệp định thương mại tự do đa phương hai nước cùng tham gia, cũng như các hoạt động hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ nhóm họp vào đầu tháng 11 tới tại Đà Nẵng.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Relate Threads