Đà hồi phục của kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra với nhiều kỳ vọng cho dù chưa thực sự vững chắc khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc, bất ổn địa chính trị ở Trung Đông, chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy với sự nổi lên của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Trong khi đó, dầu mỏ - một loại nhiên liệu thiết yếu mà nhu cầu luôn được coi là thước đo sức khỏe kinh tế thế giới, đang đứng trước nguy cơ lặp lại kịch bản “xuống giá không phanh” sau khi Hội nghị thượng đỉnh giữa các nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới diễn ra mới đây tại Doha (Qatar) đã không đạt thỏa thuận nào về vấn đề “đóng băng” sản lượng.
Bất đồng sâu sắc
Kết quả hội nghị vừa qua báo hiệu giá dầu thô thế giới có thể chịu sức ép giảm giá mới, sau khi đã tăng kể từ tháng Hai đến nay. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Arabia Saudi và Iran vẫn căng thẳng, gần 20 nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã không thể tìm thấy đủ "nền tảng" chung để giữ nguyên hạn mức khai thác dầu sau nhiều cuộc đàm phán. Bộ Dầu mỏ Qatar cho biết các nước này cần có thêm thời gian để phác thảo kế hoạch hay tạo lập một thỏa thuận nhằm kiềm chế sản lượng dầu.
Trước cuộc họp trên, các nước đã đề xuất giữ nguyên sản lượng khai thác dầu ở mức của tháng Một cho đến ít nhất tháng 10. Tuy vậy, cuộc đàm phán ở Doha đổ vỡ cũng là trường hợp không ngoài dự đoán khi Iran đã quyết định không tham dự cuộc họp quan trọng này vào phút cuối. Tehran phản đối mạnh mẽ ý tưởng bình ổn sản lượng bởi nước này đang nỗ lực giành lại thị phần đã bị mất sau khi được Phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Các nhà phân tích cũng nhìn nhận trước cuộc họp này là một thỏa thuận bình ổn sản lượng nếu đạt được cũng chỉ có tác dụng không thật lớn để có thể thay đổi tình trạng dư thừa dầu trên thế giới. Dù vậy, dư luận vẫn hy vọng vào việc đạt được một thỏa thuận nào đó để có thể giúp hỗ trợ giá dầu và kiểm soát các dự đoán thị trường cho đến cuộc họp của OPEC vào tháng Sáu tới.
Trước thềm hội nghị ngày 17/4, giá dầu đã tăng từ mức thấp kéo dài dưới 30 USD/thùng lên trên 40 USD/thùng vì thị trường kỳ vọng hội nghị tại Doha kết thúc với một thỏa thuận duy trì sản lượng khai thác dầu hiện nay. Tuy vậy, trong báo cáo nghiên cứu gửi đến khách hàng vào ngày 15/4, hai ngày trước khi hội nghị diễn ra tại Doha, công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế Capital Economics (Anh) cho biết do Nga và các nước thành viên OPEC đã bơm dầu thô ở mức kỷ lục nên hiệu quả của một thỏa thuận bình ổn sản lượng dự kiến cũng không đáng kể.
Nhìn chung, đa số quốc gia thành viên OPEC đều lo ngại khi giá dầu giảm do nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách chính phủ. Các nước đã từng “bội thu” nhờ xuất khẩu dầu mỏ giờ phải điều chỉnh phù hợp với thực tiễn kinh tế khắc nghiệt hơn. Ví dụ, Venezuela và Nigeria đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng và phải chờ đợi đến giai đoạn đa dạng hóa kinh tế "hậu dầu mỏ."
OPEC mất điểm
Trong lịch sử giá dầu mỏ trên thế giới, yếu tố có sức ảnh hưởng lớn tới việc xác định giá dầu luôn thay đổi trong từng giai đoạn khác nhau. Thứ nhất, trước năm 1930 là giai đoạn thị trường tự do. Thứ hai, giai đoạn từ 1930 đến 1972 do Mỹ quyết định thông qua tổ chức quản lý ngành dầu khí có tên gọi Texas Railroad Commission (Ủy ban Đường sắt Texas - TRC). Thứ ba, giai đoạn từ 1973 đến nay do OPEC quyết định. Tuy vậy, một vấn đề đang nhận được sự quan tâm của dư luận là từ giữa năm 2014 đến nay, giá dầu giảm mạnh ngoài ý muốn của OPEC và dường như OPEC không kiểm soát được diễn biến này.
OPEC được thành lập năm 1960, ban đầu có năm thành viên sáng lập là Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Trong những phiên họp đầu tiên, OPEC đã phân công hai thành viên chuyên nghiên cứu phương pháp kiểm soát giá dầu của TRC bằng việc điều tiết sản lượng khai thác. Vào cuối năm 1971, có thêm sáu thành viên tham gia OPEC gồm Qatar, Indonesia, Libya, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Algeria và Nigeria. OPEC đã cung cấp khoảng 40% sản lượng cho thị trường thế giới và sở hữu khoảng 70% trữ lượng dầu toàn cầu.
Trong thời gian qua, thị phần của các nước OPEC đang có dấu hiệu giảm khiến các thành viên lo lắng về khả năng mất vai trò chủ đạo của họ đối với thị trường. Saudi Arabia chiếm gần 1/3 tổng sản lượng dầu của OPEC nên có ảnh hưởng lớn tới thị trường dầu mỏ thế giới. Chủ trương của Saudi Arabia là không chấp nhận mất thị trường, tạm thời chấp nhận giá dầu thấp để các nhà sản xuất dầu có chi phí cao phải đóng cửa và giá dầu sẽ tăng trở lại. Trong khi đó, một số thành viên khác của OPEC lại muốn cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu.
Sự chú ý hiện nay đang đổ dồn vào cuộc họp của OPEC vào tháng Sáu tới, nơi tổ chức này sẽ phải hành động nếu giá dầu thô bắt đầu giai đoạn đi xuống mới. Trong bối cảnh mà vai trò của OPEC đối với thị trường dầu mỏ đang là một dấu hỏi thì hội nghị sắp tới nếu thất bại có thể dẫn tới giá dầu thô trượt dốc hơn nữa trên các thị trường toàn cầu.
Trước tình hình ảm đạm trên, một số nhà phân tích cho hay các nước sản xuất dầu Mỹ Latinh có thể giúp bình ổn thị trường “vàng đen” thế giới.
Chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí Gary Ross, chủ tịch hãng tư vấn PIRA trụ sở ở New York, khẳng định mặc dù không đạt được thỏa thuận tại cuộc họp diễn ra hôm 17/4 ở Doha song rõ ràng Mexico, Venezuela và Colombia đang tiến hành cắt giảm sản lượng dầu.
Ông Ross ước tính sản lượng dầu thô dư thừa hiện nay trên thế giới vào khoảng 1,5 triệu thùng/ngày, trong đó Mỹ có thể cắt giảm khoảng 700.000 thùng/ngày, về mức cách đây một năm; còn Venezuela có thể cắt giảm 150.000 thùng/ngày, Mexico có khả năng giảm khoảng 100.000 thùng/ngày và Colombia cũng có thể giảm đáng kể sản lượng khai thác. Hy vọng sản lượng được cắt giảm ở châu Mỹ sẽ vào khoảng 1 triệu thùng/ngày, góp phần cân bằng cán cân cung-cầu trên thị trường “vàng đen” thế giới.
Venezuela và Ecuador, hai quốc gia thành viên của OPEC, đã nỗ lực thúc đẩy cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu từ năm ngoái trong bối cảnh việc giá dầu lao dốc ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu khí của hai quốc gia này./.
Trong khi đó, dầu mỏ - một loại nhiên liệu thiết yếu mà nhu cầu luôn được coi là thước đo sức khỏe kinh tế thế giới, đang đứng trước nguy cơ lặp lại kịch bản “xuống giá không phanh” sau khi Hội nghị thượng đỉnh giữa các nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới diễn ra mới đây tại Doha (Qatar) đã không đạt thỏa thuận nào về vấn đề “đóng băng” sản lượng.
Bất đồng sâu sắc
Kết quả hội nghị vừa qua báo hiệu giá dầu thô thế giới có thể chịu sức ép giảm giá mới, sau khi đã tăng kể từ tháng Hai đến nay. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Arabia Saudi và Iran vẫn căng thẳng, gần 20 nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã không thể tìm thấy đủ "nền tảng" chung để giữ nguyên hạn mức khai thác dầu sau nhiều cuộc đàm phán. Bộ Dầu mỏ Qatar cho biết các nước này cần có thêm thời gian để phác thảo kế hoạch hay tạo lập một thỏa thuận nhằm kiềm chế sản lượng dầu.
Trước cuộc họp trên, các nước đã đề xuất giữ nguyên sản lượng khai thác dầu ở mức của tháng Một cho đến ít nhất tháng 10. Tuy vậy, cuộc đàm phán ở Doha đổ vỡ cũng là trường hợp không ngoài dự đoán khi Iran đã quyết định không tham dự cuộc họp quan trọng này vào phút cuối. Tehran phản đối mạnh mẽ ý tưởng bình ổn sản lượng bởi nước này đang nỗ lực giành lại thị phần đã bị mất sau khi được Phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Trước thềm hội nghị ngày 17/4, giá dầu đã tăng từ mức thấp kéo dài dưới 30 USD/thùng lên trên 40 USD/thùng vì thị trường kỳ vọng hội nghị tại Doha kết thúc với một thỏa thuận duy trì sản lượng khai thác dầu hiện nay. Tuy vậy, trong báo cáo nghiên cứu gửi đến khách hàng vào ngày 15/4, hai ngày trước khi hội nghị diễn ra tại Doha, công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế Capital Economics (Anh) cho biết do Nga và các nước thành viên OPEC đã bơm dầu thô ở mức kỷ lục nên hiệu quả của một thỏa thuận bình ổn sản lượng dự kiến cũng không đáng kể.
Nhìn chung, đa số quốc gia thành viên OPEC đều lo ngại khi giá dầu giảm do nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách chính phủ. Các nước đã từng “bội thu” nhờ xuất khẩu dầu mỏ giờ phải điều chỉnh phù hợp với thực tiễn kinh tế khắc nghiệt hơn. Ví dụ, Venezuela và Nigeria đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng và phải chờ đợi đến giai đoạn đa dạng hóa kinh tế "hậu dầu mỏ."
OPEC mất điểm
Trong lịch sử giá dầu mỏ trên thế giới, yếu tố có sức ảnh hưởng lớn tới việc xác định giá dầu luôn thay đổi trong từng giai đoạn khác nhau. Thứ nhất, trước năm 1930 là giai đoạn thị trường tự do. Thứ hai, giai đoạn từ 1930 đến 1972 do Mỹ quyết định thông qua tổ chức quản lý ngành dầu khí có tên gọi Texas Railroad Commission (Ủy ban Đường sắt Texas - TRC). Thứ ba, giai đoạn từ 1973 đến nay do OPEC quyết định. Tuy vậy, một vấn đề đang nhận được sự quan tâm của dư luận là từ giữa năm 2014 đến nay, giá dầu giảm mạnh ngoài ý muốn của OPEC và dường như OPEC không kiểm soát được diễn biến này.
OPEC được thành lập năm 1960, ban đầu có năm thành viên sáng lập là Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Trong những phiên họp đầu tiên, OPEC đã phân công hai thành viên chuyên nghiên cứu phương pháp kiểm soát giá dầu của TRC bằng việc điều tiết sản lượng khai thác. Vào cuối năm 1971, có thêm sáu thành viên tham gia OPEC gồm Qatar, Indonesia, Libya, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Algeria và Nigeria. OPEC đã cung cấp khoảng 40% sản lượng cho thị trường thế giới và sở hữu khoảng 70% trữ lượng dầu toàn cầu.
Trong thời gian qua, thị phần của các nước OPEC đang có dấu hiệu giảm khiến các thành viên lo lắng về khả năng mất vai trò chủ đạo của họ đối với thị trường. Saudi Arabia chiếm gần 1/3 tổng sản lượng dầu của OPEC nên có ảnh hưởng lớn tới thị trường dầu mỏ thế giới. Chủ trương của Saudi Arabia là không chấp nhận mất thị trường, tạm thời chấp nhận giá dầu thấp để các nhà sản xuất dầu có chi phí cao phải đóng cửa và giá dầu sẽ tăng trở lại. Trong khi đó, một số thành viên khác của OPEC lại muốn cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu.
Sự chú ý hiện nay đang đổ dồn vào cuộc họp của OPEC vào tháng Sáu tới, nơi tổ chức này sẽ phải hành động nếu giá dầu thô bắt đầu giai đoạn đi xuống mới. Trong bối cảnh mà vai trò của OPEC đối với thị trường dầu mỏ đang là một dấu hỏi thì hội nghị sắp tới nếu thất bại có thể dẫn tới giá dầu thô trượt dốc hơn nữa trên các thị trường toàn cầu.
Trước tình hình ảm đạm trên, một số nhà phân tích cho hay các nước sản xuất dầu Mỹ Latinh có thể giúp bình ổn thị trường “vàng đen” thế giới.
Chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí Gary Ross, chủ tịch hãng tư vấn PIRA trụ sở ở New York, khẳng định mặc dù không đạt được thỏa thuận tại cuộc họp diễn ra hôm 17/4 ở Doha song rõ ràng Mexico, Venezuela và Colombia đang tiến hành cắt giảm sản lượng dầu.
Ông Ross ước tính sản lượng dầu thô dư thừa hiện nay trên thế giới vào khoảng 1,5 triệu thùng/ngày, trong đó Mỹ có thể cắt giảm khoảng 700.000 thùng/ngày, về mức cách đây một năm; còn Venezuela có thể cắt giảm 150.000 thùng/ngày, Mexico có khả năng giảm khoảng 100.000 thùng/ngày và Colombia cũng có thể giảm đáng kể sản lượng khai thác. Hy vọng sản lượng được cắt giảm ở châu Mỹ sẽ vào khoảng 1 triệu thùng/ngày, góp phần cân bằng cán cân cung-cầu trên thị trường “vàng đen” thế giới.
Venezuela và Ecuador, hai quốc gia thành viên của OPEC, đã nỗ lực thúc đẩy cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu từ năm ngoái trong bối cảnh việc giá dầu lao dốc ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu khí của hai quốc gia này./.
TTXVN
Relate Threads