Theo số liệu thống kê vừa công bố, Nga đã trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt số một thế giới trong năm 2015. Vì sao trong khi Mỹ và Arập Xê út đồng loạt giảm xuất khẩu dầu thì Nga lại làm điều ngược lại?
Ngày 10-6, tập đoàn dầu mỏ BP (Anh) công bố báo cáo số liệu thống kê hàng năm cho biết Nga đã vượt qua Arập Xê út để trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới năm 2015. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, Nga giữ ngôi vị đầu bảng về cả xuất khẩu khí đốt tự nhiên lẫn dầu mỏ.
Trong bối cảnh giá dầu lao dốc, “thành tích” trên của Nga không phải là điều đáng mừng, tuy nhiên bối cảnh chính trị đã buộc nước Nga phải làm vậy, không còn cách nào khác.
Theo báo cáo của BP, 3/4 số dầu sản xuất tại Nga đã được xuất sang nước ngoài trong năm 2015. Nga là nước cung cấp dầu mỏ và khí đốt hàng đầu châu Âu, với tỷ trọng lên tới 37% và 35% tổng lượng tiêu thụ của châu lục.
Theo Cơ quan Thống kê LB Nga (Rosstat), tổng sản lượng trong lĩnh vực dầu mỏ của Nga trong tháng 3-2016, ở mức 10,92 triệu thùng/ngày, cũng cao hơn Arập Xê út với chỉ 10,12 triệu thùng/ngày.
Năm 2015 cũng là năm ghi nhận sản lượng dầu mỏ của Nga tăng 1,2% lên mức cao kỷ lục từ thời hậu Xô viết là 11 triệu thùng/ngày.
Năm ngoái, mặc dù sức tiêu thụ năng lượng đã giảm 3,3% song Nga vẫn là quốc gia có số người dùng năng lượng lớn thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
Năm 2014, Mỹ là nước sản khẩu dầu số 1 thế giới. Tầm này năm ngoái, báo của của BP cho biết Mỹ chính thức soán ngôi Arập Xê út và Nga, trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới trong năm 2014. Cuộc cách mạng dầu đá phiến là nguyên nhân chủ yếu giúp Mỹ đạt được ngôi vị này. Bản báo của BP cho biết, sản lượng khai thác dầu hàng ngày của Mỹ năm 2014 tăng thêm 1,4 triệu thùng. Đây là mức tăng sản lượng khai thác lớn nhất thế giới trong một năm. Mỹ cũng là nước lần đầu tiên trong ba năm qua có sản lượng khai thác hàng ngày tăng thêm hơn 1 triệu thùng. Với mức tăng này, sản lượng khai thác dầu của Mỹ trong năm ngoái đã vượt mức đỉnh cao năm 1970 và đưa quốc gia này lần đầu tiên kể từ năm 1975 trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, đến giữa năm ngoái, giá dầu giảm khiến nhiều giếng dầu của Mỹ khóa van khiến vị trị của nước này bị lọt vào tay Arập Xê út. Đây là thời đỉnh điểm của cuộc chiến giá dầu giữa Arập Xê út và Mỹ. Xin nhắc lại một chút, khi dầu từ trên 100USD/thùng xuống còn 25 USD/thùng vào tháng 2-2016, Arập Xê út chủ trương không giảm sản lượng để giữ thị trường với ý định dìm chết các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Kết quả là sau một thời gian, nhiều doanh nghiệp năng lượng của Mỹ phá sản, số lượng giếng dầu của Mỹ cũng vì thế khóa van tăng mạnh. Hậu quả là sản lượng dầu của Mỹ giảm theo. Ngày 9-6, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn trữ dầu thô của Mỹ đầu tháng này giảm 3,2 triệu thùng. Trước đó vào giữa tháng 5-2016, báo của của chính phủ Mỹ cho biết sản lượng dầu đá phiến của nước này giảm xuống 4,85 triệu thùng/ngày, đây là mức thấp nhất từ 8 tháng qua do giá dầu thấp kéo dài hai năm.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô sẽ sụt giảm 830.000 thùng/ngày trong năm 2016, phù hợp với dự đoán trước đó, nhưng sự sụt giảm sẽ chậm lại xuống 410.000 thùng/ngày trong năm 2017, ít hơn mức 560.000 thùng/ngày đã dự đoán trước đó. EIA cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2017 được dự kiến nhiều hơn 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó để phản ứng với giá dầu tăng.
Trở lại với trường hợp của nước Nga. Theo Bộ Năng lượng Nga, năm 2015, Nga khai thác 534 triệu tấn dầu thô, sản lượng dầu và khí của nước này tăng 1,4% so với năm trước đó, lên 10,73 triệu thùng/ngày.
Nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn trong 2 năm qua do giá dầu thô thấp cùng những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Moskva do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Đồng nội tệ rúp mất gần 50% giá trị trong năm 2014 và phục hồi một phần khi giá năng lượng ổn định trở lại trong thời gian gần đây.
Chuyên gia năng lượng Mikhail Krutikhin nhận định tất cả các nước, kể cả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đều tập trung tăng sản lượng khai thác và cố giữ thị phần trên thị trường dầu mỏ, và Nga dường như cũng có chung quan điểm trên. Bên cạnh lý do đó, một lý do khiến Nga tiếp tục tăng sản lượng dầu thô đó là nước này cần tiền mặt nên giá dầu càng thấp thì họ càng phải bán ra nhiều hơn để duy trì doanh thu, lấy số lượng bù vào giá giảm. Nền kinh tế Nga có tới khoảng 50% nguồn thu ngân sách nhà nước được đóng góp bởi xuất khẩu dầu.
Năm ngoái, khi giá dầu bắt đầu sụt giảm, chính phủ Nga đã nhanh chóng cho thả nổi đồng rúp. Kể từ đó, đồng rúp đã mất giá theo từng biến động sụt giảm của giá dầu – hay chính xác hơn là diễn biến của đồng rúp sẽ chịu tác động rất lớn từ giá dầu do tính lệ thuộc của nguồn thu ngân sách Nga vào xuất khẩu dầu, vì vậy cứ mỗi một thùng dầu được bán ra sẽ thu về từng ấy tiền cho nguồn thu ngân sách của chính phủ tính theo đồng rúp.
Bởi thế, Nga không có lý do gì để cắt giảm sản lượng dầu khai thác và xuất khẩu. Ngân hàng trung ương Nga dự báo trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức hiện tại, GDP của nước này sẽ giảm 2% trong năm 2016.
Việc phải bán nhiều dầu hơn để thu về một lượng tiền không đổi không phải là cách hay nhưng là cách chống chế hữu hiệu trong bối cảnh nước Nga đang phải đối mặt với nhiều thử thách về kinh tế và sức ép quốc tế.
Ngày 10-6, tập đoàn dầu mỏ BP (Anh) công bố báo cáo số liệu thống kê hàng năm cho biết Nga đã vượt qua Arập Xê út để trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới năm 2015. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, Nga giữ ngôi vị đầu bảng về cả xuất khẩu khí đốt tự nhiên lẫn dầu mỏ.
Trong bối cảnh giá dầu lao dốc, “thành tích” trên của Nga không phải là điều đáng mừng, tuy nhiên bối cảnh chính trị đã buộc nước Nga phải làm vậy, không còn cách nào khác.
Theo báo cáo của BP, 3/4 số dầu sản xuất tại Nga đã được xuất sang nước ngoài trong năm 2015. Nga là nước cung cấp dầu mỏ và khí đốt hàng đầu châu Âu, với tỷ trọng lên tới 37% và 35% tổng lượng tiêu thụ của châu lục.
Theo Cơ quan Thống kê LB Nga (Rosstat), tổng sản lượng trong lĩnh vực dầu mỏ của Nga trong tháng 3-2016, ở mức 10,92 triệu thùng/ngày, cũng cao hơn Arập Xê út với chỉ 10,12 triệu thùng/ngày.
Năm 2015 cũng là năm ghi nhận sản lượng dầu mỏ của Nga tăng 1,2% lên mức cao kỷ lục từ thời hậu Xô viết là 11 triệu thùng/ngày.
Năm ngoái, mặc dù sức tiêu thụ năng lượng đã giảm 3,3% song Nga vẫn là quốc gia có số người dùng năng lượng lớn thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
Năm 2014, Mỹ là nước sản khẩu dầu số 1 thế giới. Tầm này năm ngoái, báo của của BP cho biết Mỹ chính thức soán ngôi Arập Xê út và Nga, trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới trong năm 2014. Cuộc cách mạng dầu đá phiến là nguyên nhân chủ yếu giúp Mỹ đạt được ngôi vị này. Bản báo của BP cho biết, sản lượng khai thác dầu hàng ngày của Mỹ năm 2014 tăng thêm 1,4 triệu thùng. Đây là mức tăng sản lượng khai thác lớn nhất thế giới trong một năm. Mỹ cũng là nước lần đầu tiên trong ba năm qua có sản lượng khai thác hàng ngày tăng thêm hơn 1 triệu thùng. Với mức tăng này, sản lượng khai thác dầu của Mỹ trong năm ngoái đã vượt mức đỉnh cao năm 1970 và đưa quốc gia này lần đầu tiên kể từ năm 1975 trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô sẽ sụt giảm 830.000 thùng/ngày trong năm 2016, phù hợp với dự đoán trước đó, nhưng sự sụt giảm sẽ chậm lại xuống 410.000 thùng/ngày trong năm 2017, ít hơn mức 560.000 thùng/ngày đã dự đoán trước đó. EIA cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2017 được dự kiến nhiều hơn 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó để phản ứng với giá dầu tăng.
Trở lại với trường hợp của nước Nga. Theo Bộ Năng lượng Nga, năm 2015, Nga khai thác 534 triệu tấn dầu thô, sản lượng dầu và khí của nước này tăng 1,4% so với năm trước đó, lên 10,73 triệu thùng/ngày.
Nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn trong 2 năm qua do giá dầu thô thấp cùng những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Moskva do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Đồng nội tệ rúp mất gần 50% giá trị trong năm 2014 và phục hồi một phần khi giá năng lượng ổn định trở lại trong thời gian gần đây.
Chuyên gia năng lượng Mikhail Krutikhin nhận định tất cả các nước, kể cả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đều tập trung tăng sản lượng khai thác và cố giữ thị phần trên thị trường dầu mỏ, và Nga dường như cũng có chung quan điểm trên. Bên cạnh lý do đó, một lý do khiến Nga tiếp tục tăng sản lượng dầu thô đó là nước này cần tiền mặt nên giá dầu càng thấp thì họ càng phải bán ra nhiều hơn để duy trì doanh thu, lấy số lượng bù vào giá giảm. Nền kinh tế Nga có tới khoảng 50% nguồn thu ngân sách nhà nước được đóng góp bởi xuất khẩu dầu.
Năm ngoái, khi giá dầu bắt đầu sụt giảm, chính phủ Nga đã nhanh chóng cho thả nổi đồng rúp. Kể từ đó, đồng rúp đã mất giá theo từng biến động sụt giảm của giá dầu – hay chính xác hơn là diễn biến của đồng rúp sẽ chịu tác động rất lớn từ giá dầu do tính lệ thuộc của nguồn thu ngân sách Nga vào xuất khẩu dầu, vì vậy cứ mỗi một thùng dầu được bán ra sẽ thu về từng ấy tiền cho nguồn thu ngân sách của chính phủ tính theo đồng rúp.
Bởi thế, Nga không có lý do gì để cắt giảm sản lượng dầu khai thác và xuất khẩu. Ngân hàng trung ương Nga dự báo trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức hiện tại, GDP của nước này sẽ giảm 2% trong năm 2016.
Việc phải bán nhiều dầu hơn để thu về một lượng tiền không đổi không phải là cách hay nhưng là cách chống chế hữu hiệu trong bối cảnh nước Nga đang phải đối mặt với nhiều thử thách về kinh tế và sức ép quốc tế.
S.Phương
Nguồn:AP, AFP, Reuters
Nguồn:AP, AFP, Reuters
Relate Threads