Vì sao Mỹ sẽ đánh mất thị trường khí đốt châu Âu?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Nhu cầu của châu Âu với khí hóa lỏng Mỹ rất thấp, trong khi đó thị trường châu Á lại đang gia tăng nhu cầu loại hàng hóa này. Việc tập trung vào cung cấp khí đốt cho Trung Quốc sẽ khiến lượng khí hóa lỏng ít ỏi của Mỹ không đủ cung cấp cho EU.

khi_hoa_long_my.jpg

Washington đang nỗ lực hết sức nhằm buộc người châu Âu phải chuyển sang loại khí đốt hóa lỏng (LPG) đắt tiền của họ, nhưng lượng cung cấp mặt hàng này lại thiếu hụt. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang được chính quyền Trump triển khai, có thể làm người Mỹ mất đi cả số lượng khí đốt nhỏ nhoi mà họ sẽ cung cấp cho Lục địa già. Hiệu ứng này lại tác động ngược lại đối với Moscow: vị thế của Gazprom tại châu Âu sẽ mạnh hơn bao giờ hết, và nhu cầu về đường ống dẫn khí của Nga ngày càng tăng.

LPG chảy đến châu Á

Theo số liệu của S&P Global Platts, chỉ số giá tiêu dùng LNG cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tháng Sáu đạt giá trị tối đa sau nhiều năm. Yếu tố chính là nhu cầu ngày càng tăng của Hàn Quốc, Nhật Bản và, trước hết, là Trung Quốc – một nơi có sự tăng trưởng bùng nổ về nhu cầu LNG.

Lượng tiêu thụ LNG của Trung Quốc tương đương với nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Đường ống "Sức mạnh Siberia" sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2020, và nó sẽ đạt được công suất dự kiến vào năm 2025. Trong khi đó, Bắc Kinh ngày càng phụ thuộc vào khí hóa lỏng. Chỉ một năm mà lượng LNG cung cấp cho Trung Quốc tăng 46%. Úc, Qatar và Malaysia là các nhà xuất khẩu chính cho Bắc Kinh, Hoa Kỳ cũng góp một tay vào thị trường này.

Tuy cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đang lên cao, nhưng người Trung Quốc đã quyết định không chạm tới LNG của Mỹ. Trong danh sách các nhóm hàng bị đánh thuế 25% để trả đũa có cả mặt hàng năng lượng, tuy nhiên không có LNG, hoạt động thu mua của Bắc Kinh vẫn đang gia tăng ở tốc độ kỷ lục.

Năm nay, nước này đã mua gần 65 tỷ m3, trong đó 2,2 tỷ do Mỹ cung cấp - gần như bằng toàn bộ lượng mua vào của năm 2017.

Châu Âu không màng đến khí gas của Mỹ

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, mặc dù LNG không nằm trong danh sách đen của Bắc Kinh, nhưng việc tăng thuế có thể dẫn đến tăng giá dầu thô Brent, do đó sẽ đẩy mạnh hơn nữa giá LNG trong khu vực.

Theo các nhà phân tích của Fitch, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy việc cung cấp hàng hóa cho châu Á hấp dẫn hơn. Theo đó, Gazprom sẽ tăng cường vị thế của mình tại thị trường châu Âu.

"Trung Quốc sẽ hút LNG, theo đó sẽ ảnh hưởng tới các nhà nhập khẩu châu Âu", ông Alexey Grivach, Phó tổng giám đốc phụ trách vấn đề khí đốt tại Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Nga cho biết.

Nhưng điều này không có nghĩa là thị trường châu Âu bỏ ngỏ cho người Mỹ. Trong năm 2017, Mỹ đã cung cấp 2,75 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu. Để so sánh, Nga cung cấp 194,4 tỷ. Tuy nhiên, vấn đề không phải do khả năng của các nhà sản xuất, mà bởi nhu cầu LNG Mỹ ở châu Âu là khá thấp.

"Đôi khi, nhu cầu quá nhỏ, đến nỗi một tàu chở dầu lại phải dỡ hàng cho tận hai quốc gia. Quốc gia nhập khẩu chính LNG của Hoa Kỳ là - Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, là nơi mà các đường ống dẫn khí đốt Nga không chạm tới, cũng là nơi mà Nga không bán khí đốt. Đối với Ba Lan và Lithuania – lại là kiểu mua hàng mang mục đích chính trị", ông Igor Yushkov, chuyên gia hàng đầu của Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Nga giải thích.

Với khí đốt của Nga tình hình hoàn toàn khác. Trong năm 2017, Gazprom đã thiết lập một kỷ lục tuyệt đối về xuất khẩu sang châu Âu - các lô hàng tăng 8%. Thị trường lớn nhất vẫn là Đức, họ nhập khẩu 53,4 tỷ m3. Áo thậm chí còn tăng 40% lượng mua vào.

Gazprom cung cấp khí đốt ở mức cao nhất trong mùa Đông cho châu Âu và có lợi hơn so với các nguồn khác. Giá của họ thấp hơn ít nhất 50% so với LNG", ông Grivach nói.

Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ giải quyết vấn đề

Các chuyên gia chỉ ra rằng ở mức giá dầu hiện tại, người Mỹ dễ dàng cạnh tranh hơn: chi phí khí đốt của Nga sẽ tăng từ 202 lên 220-230 USD mỗi nghìn m3. Nhưng nếu ở thị trường châu Á, LNG vẫn còn đắt hơn.

dong_chay_phuong_bac_2112.jpg

Dù sao, nhiều thứ còn phụ thuộc vào việc liệu người Mỹ có thể chặn được việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 hay không, liệu người châu Âu sẽ ngả về phía họ hay không. Hiện giờ mọi thứ cho thấy rằng, nếu Washington áp đặt biện pháp trừng phạt chống lại đường ống của Nga, thì châu Âu sẽ nổi dậy.

"Rất có thể, câu trả lời là: đừng kìm kẹp chúng tôi để làm lợi nền kinh tế của các vị, chúng tôi cần khí đốt giá rẻ và một tuyến đường ống an toàn vượt qua Ukraine, mà các vị sẽ không thể kiểm soát được", Giám đốc Quỹ phát triển năng lượng Sergei Pikin kết luận.

Infonet.vn
 

Việc làm nổi bật

Top