Kể từ thời điểm giữa 2014 đến nay, mức sụt giảm gần 70% của giá dầu đã và đang gây áp lực giảm giá trị lên các đồng tiền của những quốc gia xuất khẩu các loại hàng hóa cơ bản trong đó có Saudi Arabia – một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Giá dầu vẫn tiếp tục giảm trong khi căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran cũng ngày càng tăng sau khi Mỹ và Liên hợp quốc bãi bỏ các lệnh cấm vận kinh tế với Iran. Hai yếu tố này đã làm tăng “giá các hợp đồng phái sinh”, mà ở đây chủ yếu là các hợp đồng giao sau mua đồng USD bằng đồng Riyal – hay nói cách khác thị trường quan ngại rằng có nhiều khả năng đồng Riyal của Saudi Arabia sẽ tiếp tục giảm giá so với đồng USD trong thời gian tới. Lúc này nhiều câu hỏi hoài nghi bắt đầu được đặt ra về tương lai nào cho cơ chế neo tỷ giá cố định vào đồng USD đã có lịch sử 30 năm của Arabia.
Sau những biến động bất lợi của đồng Riyal trên thị trường ngoại hối, thống đốc NHTW Saudi Arabia Fahad al-Mubarak đã cam kết sẽ vẫn giữ và duy trì tỷ giá cố định ở mức 3,75 Riyal đổi 1 USD nhờ vào một loạt các công cụ chính sách tiền tệ cũng như lượng dự trữ ngoại hối dồi dào của nước này. Vị thống đốc này cũng cho rằng những biến động trên thị trường ngoại hối trong thời gian qua là bất hợp lý do bắt nguồn từ những đánh giá sai lầm của những bên tham gia thị trường ngoại hối về tổng thể nền kinh tế Saudi Arabia.
Tuyên bố cũng nêu lập luận rằng các chỉ báo kinh tế và tài chính của nước này vẫn đứng ở mức ổn định, đồng thời được củng cố bởi vị thế là nhà cho vay dòng trên thị trường nợ quốc tế. Nợ nước ngoài của Saudi Arabia khá thấp trong khi mức “xuất khẩu tư bản” – đầu tư ra nước ngoài cao (mức nợ công trên GDP chỉ đứng ở mức 9,4% – rất thấp so với cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trên thế giới). Ngoài ra Fahad al-Mubarak còn đưa ra dẫn chứng hệ thống ngân hàng của nước này vẫn rất vững chắc và khỏe mạnh.
Kể từ thời điểm giữa 2014 đến nay, mức sụt giảm gần 70% của giá dầu đã và đang gây áp lực giảm giá trị lên các đồng tiền của những quốc gia xuất khẩu các loại hàng hóa cơ bản trong đó có Saudi Arabia – một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Nga là một ví dụ không hề xa xôi, khi mà đồng Ruble (Rúp) của nước này cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 13 tháng qua so với đồng USD.
Tuy nhiên, thị trường cho rằng giá dầu giảm sẽ làm sụt giảm dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia do doanh thu từ xuất khẩu dầu mà chủ yếu là đồng USD sẽ hao hụt, qua đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính vững của cơ chế neo tỷ giá cố định vào USD. Khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ vững mức tỷ giá cố định của nước này sẽ bị suy yếu.
Và, không chỉ có Saudi Arabia là nước Vùng Vịnh duy nhất áp dụng cơ chế neo tỷ giá cố định vào đồng USD. Nhiều quốc gia khác trong khu vực này neo tỷ giá cố định vào USD, vàng hay một rổ tiền tệ nào đó nhằm giúp ổn định lạm phát, tỷ giá – phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư của một nền kinh tế. Qua thời gian sự ổn định của cơ chế tỷ giá này sẽ càng có tính ăn sâu vào hoạt động kinh tế, đầu tư của quốc gia đó, do đó bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế này sẽ gây tác động sâu rộng vào nền kinh tế đó.
Nhà phân tích Simon Quijano – Evans của Commerzbank cho biết Saudi Arabia đã phải dùng dự trữ ngoại hối để khỏa lấp các khoản thâm hụt tài khoản vãng lai và ngân sách trong vòng 4 năm qua. Một lượng lớn các tài sản thanh toán bằng các ngoại tệ chủ chốt như USD hay Euro, bảng Anh (trong tổng số khoảng 627 tỷ USD dự trữ ngoại hối – số liệu công bố mới nhất)… đã được chính phủ nước này bán ra, rút khỏi các thị trường tài chính, ngân hàng tại Mỹ và châu Âu để bù đắp cho thâm hụt ngân sách, thương mại. Điều này nghĩa là xuất khẩu của kinh tế Saudi Arabia đã suy giảm đáng kể trong 4 năm qua bất kể giá dầu trong thời gian này ổn định ở quanh ngưỡng 90 - 100 USD/thùng.
Sự sụt giảm này trùng khớp với thời điểm mà một số nền kinh tế lớn là đối tác nhập khẩu năng lượng của Saudi Arabia như Trung Quốc bắt đầu suy giảm và đối tác khẩu dầu thô lớn khác là Mỹ đã bắt đầu giảm dần nhập khẩu khi ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ bùng nổ trở lại kể từ sau 2008. Nhà phân tích của Commerzbank cũng nhận định rằng nếu giá dầu không thiết lập lại được xu hướng tăng ổn định thì những quan ngại về tính vững chắc đối với cơ chế tỷ giá cố định của Saudi Arabia sẽ càng tăng.
Simon Quijano-Evans cho rằng: “Trong lịch sử, một khi chính sách tỷ giá cố định không còn khả thi về mặt kinh tế nữa hay nó trở nên đắt đỏ, khó khăn đối với các chính phủ để duy trì mức tỷ giá cố định (như trường hợp nước Anh - 1992, một số nước Đông Nam Á - 1997), và lúc đó thì những lợi ích nhằm có được từ việc duy trì cơ chế tỷ giá cố định đó cuối cùng lại biến thành những lỗ hổng lớn trong hệ thống tài chính. Cơ chế tỷ giá cố định lại ngăn cản việc tiến tới giá trị thực tế của một số đồng tiền và bó buộc sự vận động linh hoạt trong nền kinh tế”.
Hiện tại Ả-rập-xê-út vẫn có dự trữ ngoại hối khoảng 627 tỷ USD, mức này giảm 14% so với thời điểm tháng 11 năm ngoái 2014, sự sụt giảm như đã nêu nguyên nhân ở trên là do quốc gia này phải chi một lượng lớn dự trữ ngoại hối của mình để khỏa lấp, bù đắp các khoản thâm hụt thương mại, ngân sách cũng như chi phí cho cuộc chiến ở Yemen do liên minh mà Ả-rập-xê-út đứng đầu tham gia.
Những áp lực tài chính đang tăng đè nặng lên đồng Riyal thậm chí cũng đang làm lu mờ đi cả cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao với đối thủ truyền thống trong khu vực Trung Đông của nước này là Iran.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính vẫn còn hoài nghi về mức độ nghiêm trọng thực sự của nền kinh tế Saudi Arabia cũng như khả năng nước này phải phá bỏ cơ chế neo tỷ giá cố định vào đồng USD đã tồn tại suốt 30 năm qua.
Quả thật nếu Saudi Arabia có thể giữ vững được cơ chế tỷ giá hối đoái cố định như hiện nay bất chấp nếu có xảy ra một đợt suy giảm mạnh hơn nữa của giá dầu hoặc bất ổn chính trị trong khu vực tiếp tục gia tăng thì đó có thể xem như một hiện tượng “thiên nga đen” trong kinh tế học để nói về các hiện tượng khó có thể hoặc tưởng chừng như không thể xảy ra.
Giá dầu vẫn tiếp tục giảm trong khi căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran cũng ngày càng tăng sau khi Mỹ và Liên hợp quốc bãi bỏ các lệnh cấm vận kinh tế với Iran. Hai yếu tố này đã làm tăng “giá các hợp đồng phái sinh”, mà ở đây chủ yếu là các hợp đồng giao sau mua đồng USD bằng đồng Riyal – hay nói cách khác thị trường quan ngại rằng có nhiều khả năng đồng Riyal của Saudi Arabia sẽ tiếp tục giảm giá so với đồng USD trong thời gian tới. Lúc này nhiều câu hỏi hoài nghi bắt đầu được đặt ra về tương lai nào cho cơ chế neo tỷ giá cố định vào đồng USD đã có lịch sử 30 năm của Arabia.
Tuyên bố cũng nêu lập luận rằng các chỉ báo kinh tế và tài chính của nước này vẫn đứng ở mức ổn định, đồng thời được củng cố bởi vị thế là nhà cho vay dòng trên thị trường nợ quốc tế. Nợ nước ngoài của Saudi Arabia khá thấp trong khi mức “xuất khẩu tư bản” – đầu tư ra nước ngoài cao (mức nợ công trên GDP chỉ đứng ở mức 9,4% – rất thấp so với cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trên thế giới). Ngoài ra Fahad al-Mubarak còn đưa ra dẫn chứng hệ thống ngân hàng của nước này vẫn rất vững chắc và khỏe mạnh.
Kể từ thời điểm giữa 2014 đến nay, mức sụt giảm gần 70% của giá dầu đã và đang gây áp lực giảm giá trị lên các đồng tiền của những quốc gia xuất khẩu các loại hàng hóa cơ bản trong đó có Saudi Arabia – một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Nga là một ví dụ không hề xa xôi, khi mà đồng Ruble (Rúp) của nước này cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 13 tháng qua so với đồng USD.
Tuy nhiên, thị trường cho rằng giá dầu giảm sẽ làm sụt giảm dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia do doanh thu từ xuất khẩu dầu mà chủ yếu là đồng USD sẽ hao hụt, qua đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính vững của cơ chế neo tỷ giá cố định vào USD. Khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ vững mức tỷ giá cố định của nước này sẽ bị suy yếu.
Và, không chỉ có Saudi Arabia là nước Vùng Vịnh duy nhất áp dụng cơ chế neo tỷ giá cố định vào đồng USD. Nhiều quốc gia khác trong khu vực này neo tỷ giá cố định vào USD, vàng hay một rổ tiền tệ nào đó nhằm giúp ổn định lạm phát, tỷ giá – phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư của một nền kinh tế. Qua thời gian sự ổn định của cơ chế tỷ giá này sẽ càng có tính ăn sâu vào hoạt động kinh tế, đầu tư của quốc gia đó, do đó bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế này sẽ gây tác động sâu rộng vào nền kinh tế đó.
Nhà phân tích Simon Quijano – Evans của Commerzbank cho biết Saudi Arabia đã phải dùng dự trữ ngoại hối để khỏa lấp các khoản thâm hụt tài khoản vãng lai và ngân sách trong vòng 4 năm qua. Một lượng lớn các tài sản thanh toán bằng các ngoại tệ chủ chốt như USD hay Euro, bảng Anh (trong tổng số khoảng 627 tỷ USD dự trữ ngoại hối – số liệu công bố mới nhất)… đã được chính phủ nước này bán ra, rút khỏi các thị trường tài chính, ngân hàng tại Mỹ và châu Âu để bù đắp cho thâm hụt ngân sách, thương mại. Điều này nghĩa là xuất khẩu của kinh tế Saudi Arabia đã suy giảm đáng kể trong 4 năm qua bất kể giá dầu trong thời gian này ổn định ở quanh ngưỡng 90 - 100 USD/thùng.
Sự sụt giảm này trùng khớp với thời điểm mà một số nền kinh tế lớn là đối tác nhập khẩu năng lượng của Saudi Arabia như Trung Quốc bắt đầu suy giảm và đối tác khẩu dầu thô lớn khác là Mỹ đã bắt đầu giảm dần nhập khẩu khi ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ bùng nổ trở lại kể từ sau 2008. Nhà phân tích của Commerzbank cũng nhận định rằng nếu giá dầu không thiết lập lại được xu hướng tăng ổn định thì những quan ngại về tính vững chắc đối với cơ chế tỷ giá cố định của Saudi Arabia sẽ càng tăng.
Simon Quijano-Evans cho rằng: “Trong lịch sử, một khi chính sách tỷ giá cố định không còn khả thi về mặt kinh tế nữa hay nó trở nên đắt đỏ, khó khăn đối với các chính phủ để duy trì mức tỷ giá cố định (như trường hợp nước Anh - 1992, một số nước Đông Nam Á - 1997), và lúc đó thì những lợi ích nhằm có được từ việc duy trì cơ chế tỷ giá cố định đó cuối cùng lại biến thành những lỗ hổng lớn trong hệ thống tài chính. Cơ chế tỷ giá cố định lại ngăn cản việc tiến tới giá trị thực tế của một số đồng tiền và bó buộc sự vận động linh hoạt trong nền kinh tế”.
Hiện tại Ả-rập-xê-út vẫn có dự trữ ngoại hối khoảng 627 tỷ USD, mức này giảm 14% so với thời điểm tháng 11 năm ngoái 2014, sự sụt giảm như đã nêu nguyên nhân ở trên là do quốc gia này phải chi một lượng lớn dự trữ ngoại hối của mình để khỏa lấp, bù đắp các khoản thâm hụt thương mại, ngân sách cũng như chi phí cho cuộc chiến ở Yemen do liên minh mà Ả-rập-xê-út đứng đầu tham gia.
Những áp lực tài chính đang tăng đè nặng lên đồng Riyal thậm chí cũng đang làm lu mờ đi cả cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao với đối thủ truyền thống trong khu vực Trung Đông của nước này là Iran.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính vẫn còn hoài nghi về mức độ nghiêm trọng thực sự của nền kinh tế Saudi Arabia cũng như khả năng nước này phải phá bỏ cơ chế neo tỷ giá cố định vào đồng USD đã tồn tại suốt 30 năm qua.
Quả thật nếu Saudi Arabia có thể giữ vững được cơ chế tỷ giá hối đoái cố định như hiện nay bất chấp nếu có xảy ra một đợt suy giảm mạnh hơn nữa của giá dầu hoặc bất ổn chính trị trong khu vực tiếp tục gia tăng thì đó có thể xem như một hiện tượng “thiên nga đen” trong kinh tế học để nói về các hiện tượng khó có thể hoặc tưởng chừng như không thể xảy ra.
Theo Trí thức trẻ/FT
Relate Threads