Trước các dự báo bi quan về nhu cầu dầu trong những thập kỷ tới, các ông lớn dầu khí toàn cầu đang ngày càng gắn chặt tương lai của họ vào mảng khí đốt tự nhiên.
Nhu cầu khí đốt nóng lên ở châu Á
Nhà máy sản xuất LNG trên đảo Barrow (Úc) là một phần của dự án Gorgon LNG do tập đoàn dầu khí Chevron đầu tư. Ảnh: The West Australian
Hôm 26-6, hội nghị khí đốt thế giới (WGC) lần thứ 27 ở Washington, Mỹ đã khai mạc, quy tụ hơn 600 diễn giả cao cấp từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry và bộ trưởng năng lượng và dầu mỏ của nhiều nước cũng như các giám đốc điều hành từ các tập đoàn dầu khí toàn cầu như Chevron, ExxonMobil, Qatar Petroleum, BP, Total, ConocoPhillips, Shell...
Hội nghị năm nay thu hút sự chú ý lớn của ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu khí đốt đang tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á. Trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc và Pakistan tăng hơn 50% so với năm ngoái. Trong cùng thời gian, nhập khẩu LNG của Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đều tăng từ 15-30%. Kết quả là giá LNG ở châu Á vào hồi đầu tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014. Trong năm tháng đầu năm nay, với mức nhập khẩu khí đốt 34,9 triệu tấn, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới.
Khí đốt tự nhiên, được xem là cầu nối sạch cho tiến trình chuyển từ sử dụng than sang các năng lượng tái tạo. Khi bị đốt cháy để sản xuất điện, khí đốt tự nhiên chỉ thải ra lượng khí CO2 chỉ bằng phân nửa so với than. Do vậy, nó được xem là sự lựa chọn sạch hơn so với than và sự bổ sung cho năng lượng gió và mặt trời khi thời tiết không hợp tác. Khí đốt tự nhiên sẽ là “một đồng minh tiềm năng” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đồng thời đóng vai trò như mảng kinh doanh phòng thủ trước mối đe dọa ăn mòn nhu cầu dầu của xe điện. Tập đoàn dầu khí Shell (Anh-Hà Lan) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong giai đoạn cuối thập niên 2020 và cuối thập niên 2040 khi xe điện ngày càng được phổ cập.
Khí đốt có triển vọng tăng trưởng dài hạn tốt nhất trong số các nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt khi nó có thể chuyển thành dạng hóa lỏng giúp dễ dàng vận chuyển.
“Chúng tôi nhìn thấy thị trường khí đốt đang tăng trưởng nhanh. Nhu cầu khí tốt tăng nhanh hơn nhu cầu năng lượng nói chung. Chúng tôi không xem các năng lượng tái tạo là mối đe dọa đối với khí đốt”, Steve Hill, Phó Chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh khí đốt của Shell, nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới cho biết.
Chạy đua rót tiền cho các dự án khí đốt
Nhu cầu LNG (đường màu đỏ) sẽ bắt đầu vượt nguồn cung (đường màu đen) vào giữa thập niên 2020 nếu như không có những dự án sản xuất LNG mới trong những năm tới, theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie. Ảnh: Bloomberg
Các tập đoàn dầu khí toàn cầu như Shell (Anh-Hà Lan), BP (Anh) đã gia tăng công suất khí đốt trong những năm gần đây. Năm 2016, Shell bỏ ra hơn 50 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm tập đoàn dầu khí BG Group (Anh) lúc mà giá dầu và khí đốt chạm đáy và thương vụ này chủ yếu là nhắm đến các tài sản khí đốt của BG Group. Theo công ty dịch vụ tài chính Edward Jones & Co (Mỹ), năng lực sản xuất LNG của Shell giờ đây lớn gấp đôi so với đối thủ gần nhất. Nhờ tăng cường sức mạnh mảng LNG, vốn hóa thị trường của Shell giờ đây chỉ kém ExxonMobil 53 tỉ đô la so với khoảng cách 150 tỉ đô la trước khi thực hiện thương vụ thâu tóm BG Group.
BP cũng đang mở rộng mảng kinh doanh khí đốt tự nhiên. Đến năm 2020, cơ cấu sản xuất BP sẽ là 60% khí đốt và 40% dầu, đảo ngươc so với thời điểm năm 2014, khi dầu chiếm 60% trong cơ cấu sản xuất. Giám đốc tài chính BP Brian Gilvary cho biết năm ngoái, sáu trong bảy dự án lớn nhất của BP là khí đốt.
Trong khi đó, tập đoàn dầu khí Chevron (Mỹ) đã đưa vào hoạt động hai dự án sản xuất LNG khổng lồ ở Úc, còn ExxonMobil cũng đang đầu tư cho các dự án sản xuất LNG ở Mozambique và đảo quốc Papua New Guinea.
Giá cổ phiếu Chervon tăng cao hơn cổ phiếu ExxonMobil 40 điểm phần trăm trong ba năm qua, chủ yếu nhờ hai dự án sản xuất LNG của Chervon ở Úc đi vào hoạt động sau khi trải qua thời gian dài xây dựng và đầu tư lớn. Hai dự án này có tên gọi Gorgon LNG và Wheatstone LNG có giá trị đầu tư tổng cộng 84 tỉ đô la.
Tom Ellacott, nhà nghiên cứu cấp cao ở công ty tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie (Anh) cho rằng các tài sản khí đốt của Chevron từng rất rủi ro tài chính nhưng giờ đây, chúng là các cỗ máy kiếm tiền cho Chevron.
Là công ty có cổ phiếu tăng giá kém nhất trong năm năm qua trong số các ông lớn dầu khí, ExxonMobil (Mỹ) giờ đây xem LNG là một phần cốt lõi trong chiến lược nhằm tái xây dựng danh mục đầu tư thượng nguồn (thăm dò và khai thác dầu khí). Tập đoàn này đang sở hữu các tài sản khí đốt tại nhiều nước như Mỹ, Qatar, Qatar, Mozambique và Papua New Guinea.
Darren Woods, Giám đốc điều hành ExxonMobil nói công ty không lo lắng nhiều về cạnh tranh vì đang sở hữu nhiều tài sản khí tốt với chi phí đầu tư thấp, có thể vượt qua các biến động giá. Hiện tại cơ cấu sản xuất của ExxonMobil gồm 55% dầu và 45% khí đốt. Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie kỳ vọng cơ cấu này không biến đổi mạnh nhưng sẽ thay đổi nhẹ khi các dự án khí đốt lớn đi vào hoạt động.
Nhà phân tích Brian Youngberg Công ty Edward Jones & Co. (Mỹ), cho rằng ExxonMobil vẫn đang chạy đua để bắt kịp các ông lớn dầu khí khác về công suất khí đốt nhưng tập đoàn có tầm nhìn rất dài hạn và LNG đóng một vai trò lớn trong tầm nhìn đó.
Vượt mặt “vàng đen”
Khi năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ và các công ty dầu khí đá phiến trỗi dậy, mô hình kinh doanh của các ông lớn dầu khí toàn cầu đang bị thách thức. Trong một báo cáo công bố hồi tháng 3, ngân hàng Goldman Sachs cho biết tỷ trọng đóng góp của cổ phiếu của ông lớn dầu khí cho các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong 50 năm.
Trong bối cảnh đó, LNG với triển vọng tăng trưởng tốt, đã trở thành mảng đầu tư an toàn cho họ. Nhà nghiên cứu cấp cao Tom Ellacott ở công ty Wood Mackenzie cho rằng LNG ngày càng trở thành mảng kinh doanh chính của các ông lớn dầu khí.
Các ông lớn dầu khí toàn cầu từng xem khí đốt là mảng kinh doanh kém hiệu quả so với “vàng đen” nhưng giờ đây họ đang đánh cược rằng loại hàng hóa không màu này có thể giúp bảo đảm tương lai của họ trong một thế giới đang tìm cách loại bỏ khí thải CO2.
Theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, khí đốt vượt dầu với tỷ lệ 2:1 trong các tiền dự án đang chờ quyết định đầu tư.
“Trước đây, nếu bạn tập trung thăm dò và khai thác khí đốt thay vì dầu, bạn sẽ thất vọng nhưng giờ đây chúng tôi đang tìm kiếm khí đốt”, Claudio Descalzi, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Eni (Ý), nói. Cuối năm ngoái, Eni đã chính thức khai thác mỏ khí đốt Zohr ở ngoài khơi bờ biển Ai Cập. Đây là mỏ khí đốt lớn nhất Địa Trung Hải với trữ lượng ước tính 850 tỉ m3. Eni đã đầu tư tổng cộng 8,4 tỉ đô la Mỹ cho hai mỏ khí đốt Noroos và Zohr ở Ai Cập. Hôm 21-6, Eni cho biết sẽ tiếp tục đầu tư thêm 3 tỉ đô la cho hai mỏ này.
Maarten Wetselaar, Giám đốc mảng kinh doanh khí đốt của Shell cho rằng về dài hạn, năng lượng tái tạo sẽ thống lĩnh thị trường năng lượng nhưng trong quá trình chuyển tiếp, cần có một nguồn năng lượng ổn định để sản xuất điện khi gió và ánh sáng mặt trời không đầy đủ. Ông nói: “Tôi tin rằng khí đốt sẽ đóng vai trò đó”.
“Trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch, khí đốt tự nhiên là mảng kinh doanh tăng trưởng rõ ràng nhất”, nhà phân tích Brian Youngberg nói.
Với triển vọng tăng trưởng ổn định, có nguy cơ nguồn cung khí đốt tự nhiên bị thiếu hụt vào giữa thập niên 2020 nếu như các dự án sản xuất LNG mới trong được triển khai trong hai năm tới.
Nhu cầu khí đốt nóng lên ở châu Á
Nhà máy sản xuất LNG trên đảo Barrow (Úc) là một phần của dự án Gorgon LNG do tập đoàn dầu khí Chevron đầu tư. Ảnh: The West Australian
Hôm 26-6, hội nghị khí đốt thế giới (WGC) lần thứ 27 ở Washington, Mỹ đã khai mạc, quy tụ hơn 600 diễn giả cao cấp từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry và bộ trưởng năng lượng và dầu mỏ của nhiều nước cũng như các giám đốc điều hành từ các tập đoàn dầu khí toàn cầu như Chevron, ExxonMobil, Qatar Petroleum, BP, Total, ConocoPhillips, Shell...
Hội nghị năm nay thu hút sự chú ý lớn của ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu khí đốt đang tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á. Trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc và Pakistan tăng hơn 50% so với năm ngoái. Trong cùng thời gian, nhập khẩu LNG của Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đều tăng từ 15-30%. Kết quả là giá LNG ở châu Á vào hồi đầu tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014. Trong năm tháng đầu năm nay, với mức nhập khẩu khí đốt 34,9 triệu tấn, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới.
Khí đốt tự nhiên, được xem là cầu nối sạch cho tiến trình chuyển từ sử dụng than sang các năng lượng tái tạo. Khi bị đốt cháy để sản xuất điện, khí đốt tự nhiên chỉ thải ra lượng khí CO2 chỉ bằng phân nửa so với than. Do vậy, nó được xem là sự lựa chọn sạch hơn so với than và sự bổ sung cho năng lượng gió và mặt trời khi thời tiết không hợp tác. Khí đốt tự nhiên sẽ là “một đồng minh tiềm năng” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đồng thời đóng vai trò như mảng kinh doanh phòng thủ trước mối đe dọa ăn mòn nhu cầu dầu của xe điện. Tập đoàn dầu khí Shell (Anh-Hà Lan) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong giai đoạn cuối thập niên 2020 và cuối thập niên 2040 khi xe điện ngày càng được phổ cập.
Khí đốt có triển vọng tăng trưởng dài hạn tốt nhất trong số các nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt khi nó có thể chuyển thành dạng hóa lỏng giúp dễ dàng vận chuyển.
“Chúng tôi nhìn thấy thị trường khí đốt đang tăng trưởng nhanh. Nhu cầu khí tốt tăng nhanh hơn nhu cầu năng lượng nói chung. Chúng tôi không xem các năng lượng tái tạo là mối đe dọa đối với khí đốt”, Steve Hill, Phó Chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh khí đốt của Shell, nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới cho biết.
Chạy đua rót tiền cho các dự án khí đốt
Nhu cầu LNG (đường màu đỏ) sẽ bắt đầu vượt nguồn cung (đường màu đen) vào giữa thập niên 2020 nếu như không có những dự án sản xuất LNG mới trong những năm tới, theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie. Ảnh: Bloomberg
Các tập đoàn dầu khí toàn cầu như Shell (Anh-Hà Lan), BP (Anh) đã gia tăng công suất khí đốt trong những năm gần đây. Năm 2016, Shell bỏ ra hơn 50 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm tập đoàn dầu khí BG Group (Anh) lúc mà giá dầu và khí đốt chạm đáy và thương vụ này chủ yếu là nhắm đến các tài sản khí đốt của BG Group. Theo công ty dịch vụ tài chính Edward Jones & Co (Mỹ), năng lực sản xuất LNG của Shell giờ đây lớn gấp đôi so với đối thủ gần nhất. Nhờ tăng cường sức mạnh mảng LNG, vốn hóa thị trường của Shell giờ đây chỉ kém ExxonMobil 53 tỉ đô la so với khoảng cách 150 tỉ đô la trước khi thực hiện thương vụ thâu tóm BG Group.
BP cũng đang mở rộng mảng kinh doanh khí đốt tự nhiên. Đến năm 2020, cơ cấu sản xuất BP sẽ là 60% khí đốt và 40% dầu, đảo ngươc so với thời điểm năm 2014, khi dầu chiếm 60% trong cơ cấu sản xuất. Giám đốc tài chính BP Brian Gilvary cho biết năm ngoái, sáu trong bảy dự án lớn nhất của BP là khí đốt.
Trong khi đó, tập đoàn dầu khí Chevron (Mỹ) đã đưa vào hoạt động hai dự án sản xuất LNG khổng lồ ở Úc, còn ExxonMobil cũng đang đầu tư cho các dự án sản xuất LNG ở Mozambique và đảo quốc Papua New Guinea.
Giá cổ phiếu Chervon tăng cao hơn cổ phiếu ExxonMobil 40 điểm phần trăm trong ba năm qua, chủ yếu nhờ hai dự án sản xuất LNG của Chervon ở Úc đi vào hoạt động sau khi trải qua thời gian dài xây dựng và đầu tư lớn. Hai dự án này có tên gọi Gorgon LNG và Wheatstone LNG có giá trị đầu tư tổng cộng 84 tỉ đô la.
Tom Ellacott, nhà nghiên cứu cấp cao ở công ty tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie (Anh) cho rằng các tài sản khí đốt của Chevron từng rất rủi ro tài chính nhưng giờ đây, chúng là các cỗ máy kiếm tiền cho Chevron.
Là công ty có cổ phiếu tăng giá kém nhất trong năm năm qua trong số các ông lớn dầu khí, ExxonMobil (Mỹ) giờ đây xem LNG là một phần cốt lõi trong chiến lược nhằm tái xây dựng danh mục đầu tư thượng nguồn (thăm dò và khai thác dầu khí). Tập đoàn này đang sở hữu các tài sản khí đốt tại nhiều nước như Mỹ, Qatar, Qatar, Mozambique và Papua New Guinea.
Darren Woods, Giám đốc điều hành ExxonMobil nói công ty không lo lắng nhiều về cạnh tranh vì đang sở hữu nhiều tài sản khí tốt với chi phí đầu tư thấp, có thể vượt qua các biến động giá. Hiện tại cơ cấu sản xuất của ExxonMobil gồm 55% dầu và 45% khí đốt. Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie kỳ vọng cơ cấu này không biến đổi mạnh nhưng sẽ thay đổi nhẹ khi các dự án khí đốt lớn đi vào hoạt động.
Nhà phân tích Brian Youngberg Công ty Edward Jones & Co. (Mỹ), cho rằng ExxonMobil vẫn đang chạy đua để bắt kịp các ông lớn dầu khí khác về công suất khí đốt nhưng tập đoàn có tầm nhìn rất dài hạn và LNG đóng một vai trò lớn trong tầm nhìn đó.
Vượt mặt “vàng đen”
Khi năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ và các công ty dầu khí đá phiến trỗi dậy, mô hình kinh doanh của các ông lớn dầu khí toàn cầu đang bị thách thức. Trong một báo cáo công bố hồi tháng 3, ngân hàng Goldman Sachs cho biết tỷ trọng đóng góp của cổ phiếu của ông lớn dầu khí cho các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong 50 năm.
Trong bối cảnh đó, LNG với triển vọng tăng trưởng tốt, đã trở thành mảng đầu tư an toàn cho họ. Nhà nghiên cứu cấp cao Tom Ellacott ở công ty Wood Mackenzie cho rằng LNG ngày càng trở thành mảng kinh doanh chính của các ông lớn dầu khí.
Các ông lớn dầu khí toàn cầu từng xem khí đốt là mảng kinh doanh kém hiệu quả so với “vàng đen” nhưng giờ đây họ đang đánh cược rằng loại hàng hóa không màu này có thể giúp bảo đảm tương lai của họ trong một thế giới đang tìm cách loại bỏ khí thải CO2.
Theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, khí đốt vượt dầu với tỷ lệ 2:1 trong các tiền dự án đang chờ quyết định đầu tư.
“Trước đây, nếu bạn tập trung thăm dò và khai thác khí đốt thay vì dầu, bạn sẽ thất vọng nhưng giờ đây chúng tôi đang tìm kiếm khí đốt”, Claudio Descalzi, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Eni (Ý), nói. Cuối năm ngoái, Eni đã chính thức khai thác mỏ khí đốt Zohr ở ngoài khơi bờ biển Ai Cập. Đây là mỏ khí đốt lớn nhất Địa Trung Hải với trữ lượng ước tính 850 tỉ m3. Eni đã đầu tư tổng cộng 8,4 tỉ đô la Mỹ cho hai mỏ khí đốt Noroos và Zohr ở Ai Cập. Hôm 21-6, Eni cho biết sẽ tiếp tục đầu tư thêm 3 tỉ đô la cho hai mỏ này.
Maarten Wetselaar, Giám đốc mảng kinh doanh khí đốt của Shell cho rằng về dài hạn, năng lượng tái tạo sẽ thống lĩnh thị trường năng lượng nhưng trong quá trình chuyển tiếp, cần có một nguồn năng lượng ổn định để sản xuất điện khi gió và ánh sáng mặt trời không đầy đủ. Ông nói: “Tôi tin rằng khí đốt sẽ đóng vai trò đó”.
“Trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch, khí đốt tự nhiên là mảng kinh doanh tăng trưởng rõ ràng nhất”, nhà phân tích Brian Youngberg nói.
Với triển vọng tăng trưởng ổn định, có nguy cơ nguồn cung khí đốt tự nhiên bị thiếu hụt vào giữa thập niên 2020 nếu như các dự án sản xuất LNG mới trong được triển khai trong hai năm tới.
(Theo Bloomberg, Financial Times, Reuters)
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads