Nhân tố chính chi phối tâm lý thị trường dầu mỏ tuần tới sẽ là khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Iran – một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất Trung Đông và là thành viên của OPEC.
Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ là tâm điểm
Giá dầu những ngày qua hưởng lợi khi thị trường có chung nhận định rằng Tổng thống Donald Trump sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết vào năm 2015 với Iran, Anh, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc.
Nếu điều này thành hiện thực, xuất khẩu dầu mỏ của Iran sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng, kéo theo nguồn cung toàn cầu đi xuống. Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ ra quyết định có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran hay không vào ngày 12/5 tới.
Diễn biến thị trường tuần qua
Nhà đầu tư cũng sẽ tiếp tục theo dõi mức tăng sản lượng dầu mỏ của Mỹ trong tuần tới. Các công ty khai thác dầu khí nước này tăng thêm 5 giàn khoan trong tuần qua lên tổng cộng 825 giàn khoan, cao nhất từ tháng 3/2015, theo công bố của hãng dịch vụ năng lượng Baker Hughes thuộc General Electric.
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu nội địa của nước này tăng lên mức cao kỷ lục 10,59 triệu thùng/ngày trong tuần trước, chỉ thấp hơn sản lượng của Nga ở khoảng 11 triệu thùng/ngày.
Mặc dù vậy, tâm lý chung trên thị trường dầu mỏ vẫn khá lạc quan khi nhà đầu tư kỳ vọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nước đối tác sẽ tiếp tục kéo giảm kho dự trữ toàn cầu.
OPEC và 10 nước đối tác, trong đó có Nga, bắt đầu thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày từ tháng 1 năm ngoái để đưa kho dự trữ toàn cầu về mức trung bình 5 năm và “cứu” giá dầu. Thỏa thuận này dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay. OPEC sẽ nhóm họp trong tháng 6 để quyết định có nên điều chỉnh thỏa thuận này theo tình hình thị trường hay không.
Saudi Arabia, quốc gia được xem là nước lãnh đạo OPEC, đã ra tín hiệu về khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang năm 2019, dù kho dự trữ toàn cầu đã giảm xuống gần ngưỡng mục tiêu của khối này.
Giá dầu WTI giao sau tại New York chốt phiên thứ Sáu giảm 0,1% xuống 68,10 USD/thùng và giảm 0,4% trong tuần qua.
Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao sau tại London giảm 0,13% xuống còn 74,64 USD/thùng trong phiên thứ Sáu nhưng chốt tuần tăng 0,5% nhờ căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và lo ngại nguồn cung gián đoạn từ các nước sản xuất chính như Iran và Venezuela. Trước đó, giá dầu Brent hồi đầu tuần đã vượt ngưỡng tâm lý 75 USD/thùng lần đầu tiên kể từ cuối năm 2014.
Triển vọng và sự kiện tuần tới
Trong tuần tới, nhà đầu tư sẽ chờ đợi số liệu kho dầu thương mại của Mỹ vào hai ngày 1 và 2/5 để làm thước đo nhu cầu của quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới và tốc độ tăng sản lượng tại đây.
Thị trường cũng sẽ chờ đợi dấu hiệu từ OPEC về khả năng kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang năm sau. Ngoài ra, diễn biến địa chính trị tiếp tục là một trong những nhân tố chi phối giá dầu trong tuần tới.
Ngày 1/5, Viện nghiên cứu Dầu khí Mỹ (API) công bố báo cáo tuần về nguồn cung dầu tại Mỹ.
Ngày 2/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo tuần về kho xăng và dầu dự trữ của Mỹ.
Ngày 3/5, chính phủ Mỹ công bố báo cáo nguồn cung khí tự nhiên dự trữ.
Ngày 4/5, hãng dịch vụ năng lượng Baker Hughes công bố số liệu giàn khoan dầu tại Mỹ trong tuần.
Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ là tâm điểm
Giá dầu những ngày qua hưởng lợi khi thị trường có chung nhận định rằng Tổng thống Donald Trump sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết vào năm 2015 với Iran, Anh, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc.
Diễn biến thị trường tuần qua
Nhà đầu tư cũng sẽ tiếp tục theo dõi mức tăng sản lượng dầu mỏ của Mỹ trong tuần tới. Các công ty khai thác dầu khí nước này tăng thêm 5 giàn khoan trong tuần qua lên tổng cộng 825 giàn khoan, cao nhất từ tháng 3/2015, theo công bố của hãng dịch vụ năng lượng Baker Hughes thuộc General Electric.
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu nội địa của nước này tăng lên mức cao kỷ lục 10,59 triệu thùng/ngày trong tuần trước, chỉ thấp hơn sản lượng của Nga ở khoảng 11 triệu thùng/ngày.
Mặc dù vậy, tâm lý chung trên thị trường dầu mỏ vẫn khá lạc quan khi nhà đầu tư kỳ vọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nước đối tác sẽ tiếp tục kéo giảm kho dự trữ toàn cầu.
OPEC và 10 nước đối tác, trong đó có Nga, bắt đầu thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày từ tháng 1 năm ngoái để đưa kho dự trữ toàn cầu về mức trung bình 5 năm và “cứu” giá dầu. Thỏa thuận này dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay. OPEC sẽ nhóm họp trong tháng 6 để quyết định có nên điều chỉnh thỏa thuận này theo tình hình thị trường hay không.
Saudi Arabia, quốc gia được xem là nước lãnh đạo OPEC, đã ra tín hiệu về khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang năm 2019, dù kho dự trữ toàn cầu đã giảm xuống gần ngưỡng mục tiêu của khối này.
Giá dầu WTI giao sau tại New York chốt phiên thứ Sáu giảm 0,1% xuống 68,10 USD/thùng và giảm 0,4% trong tuần qua.
Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao sau tại London giảm 0,13% xuống còn 74,64 USD/thùng trong phiên thứ Sáu nhưng chốt tuần tăng 0,5% nhờ căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và lo ngại nguồn cung gián đoạn từ các nước sản xuất chính như Iran và Venezuela. Trước đó, giá dầu Brent hồi đầu tuần đã vượt ngưỡng tâm lý 75 USD/thùng lần đầu tiên kể từ cuối năm 2014.
Triển vọng và sự kiện tuần tới
Trong tuần tới, nhà đầu tư sẽ chờ đợi số liệu kho dầu thương mại của Mỹ vào hai ngày 1 và 2/5 để làm thước đo nhu cầu của quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới và tốc độ tăng sản lượng tại đây.
Thị trường cũng sẽ chờ đợi dấu hiệu từ OPEC về khả năng kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang năm sau. Ngoài ra, diễn biến địa chính trị tiếp tục là một trong những nhân tố chi phối giá dầu trong tuần tới.
Ngày 1/5, Viện nghiên cứu Dầu khí Mỹ (API) công bố báo cáo tuần về nguồn cung dầu tại Mỹ.
Ngày 2/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo tuần về kho xăng và dầu dự trữ của Mỹ.
Ngày 3/5, chính phủ Mỹ công bố báo cáo nguồn cung khí tự nhiên dự trữ.
Ngày 4/5, hãng dịch vụ năng lượng Baker Hughes công bố số liệu giàn khoan dầu tại Mỹ trong tuần.
NDH.vn
Relate Threads