Các quỹ đầu cơ dầu lửa đang hút vốn với tốc độ mạnh nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây...
Các quỹ đầu cơ dầu lửa đang hút vốn với tốc độ mạnh nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây - hãng tin Bloomberg cho biết.
Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014, các quỹ đầu cơ dầu đã bắt đầu đảo ngược được xu hướng khách hàng thoái vốn diễn ra từ cuối năm ngoái. Gần đây, nhiều quỹ như Westbeck Capital Management và Commodities World Capital đồng loạt dự báo giá dầu sẽ sớm vượt 80 USD/thùng, từ mức khoảng 68 USD/thùng hiện nay đối với dầu WTI tại thị trường New York.
Nếu dự báo này trở thành hiện thực, thì dòng vốn chảy vào các quỹ đầu cơ dầu lửa hiện nay mới chỉ là sự khởi đầu.
Có nhiều nhân tố ủng hộ cho sự tăng giá của dầu vào thời điểm này, bao gồm tâm trạng lạc quan vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông, và thỏa thuận hạn chế sản lượng giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích trên mạng xã hội Twitter rằng giá dầu thế giới đang "quá cao một cách giả tạo". Lời chỉ trích này của ông Trump đã khiến giá dầu có lúc giảm 1,2%, nhưng vẫn chốt phiên trong trạng thái tăng nhẹ. Trong hai tuần qua, giá dầu đã tăng 10%.
Các quỹ đầu cơ dầu lửa "đang có sức hút lớn, vào thời điểm thị trường được dự báo có biến động", và dòng tiền chảy vào các quỹ này có thể tiếp tục trong năm 2018 - theo ông Peter Laurelli, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu thuộc công ty cung cấp dữ liệu eVestment.
eVestment cho biết các nhà đầu tư đã rót 3 tỷ USD vào các quỹ đầu cơ hàng hóa cơ bản, trong đó có dầu lửa, trong thời gian từ tháng 1-3 năm nay, mức rót vốn mạnh nhất vào các quỹ này kể từ quý 3/2016. Năm ngoái, giới đầu tư rút 680 triệu USD khỏi các quỹ này, đánh dấu năm thoái vốn đầu tiên kể từ năm 2014.
Theo Bloomberg, quỹ năng lượng của Westbeck - dù có thời điểm lỗ với tỷ lệ hai con số vào tháng 2 - hiện đang lãi 11% từ đầu năm. Năm ngoái, quỹ này lỗ 17%. Westbeck dự báo giá dầu WTI sẽ vượt 85 USD/thùng vào nửa sau của năm nay.
Trong khi đó, Commodities World Capital đã trở lại trạng thái hòa vốn, sau khi lỗ 4,4% trong quý 1. Quỹ này dự báo giá dầu sẽ lên ngưỡng 85 USD/thùng vào nửa sau của năm nay. Quỹ cho biết sẽ "giao dịch dựa trên sự biến động của giá dầu, đồng thời duy trì quan điểm cốt lõi là giá lên", thay vì chỉ mua và giữ.
Vấn đề mà giới đầu tư dầu lửa quan tâm nhất trong những tuần tới là liệu Tổng thống Trump có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Đây là thỏa thuận trong đó Iran hạn chế chương trình hạt nhân để được xuất khẩu dầu lửa nhiều hơn. Lo ngại về việc Mỹ xóa bỏ thỏa thuận này là một nguyên nhân quan trọng đẩy giá dầu lên thời gian gần đây.
Ngoài ra, tuần trước, truyền thông phương Tây nói rằng Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới - muốn giá dầu lên ngưỡng 80-100 USD/thùng để có thêm ngân sách cho chiến lược cải tổ nền kinh tế.
Sản lượng dầu thô sụt giảm của Venezuela và lượng dầu tồn kho toàn cầu thu hẹp cũng là những nhân tố hỗ trợ giá dầu hiện nay, bên cạnh căng thẳng gia tăng ở Syria có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu từ Trung Đông.
Tuy nhiên, theo ông Jean-Louis Lee Mee, Giám đốc điều hành (CEO) của Westbeck, phải đến năm 2019 giá dầu mới thực sự tăng mạnh, khi mà quãng thời gian 5 năm đầu tư ít vào các dự án khai thác dầu trên thế giới có ảnh hưởng rõ rệt. Nhận định này được đưa ra trong một lá thư mà ông Lee Mee gửi các nhà đầu tư hồi tháng 2 mà Bloomberg thu thập được.
Các quỹ đầu cơ dầu lửa đang hút vốn với tốc độ mạnh nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây - hãng tin Bloomberg cho biết.
Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014, các quỹ đầu cơ dầu đã bắt đầu đảo ngược được xu hướng khách hàng thoái vốn diễn ra từ cuối năm ngoái. Gần đây, nhiều quỹ như Westbeck Capital Management và Commodities World Capital đồng loạt dự báo giá dầu sẽ sớm vượt 80 USD/thùng, từ mức khoảng 68 USD/thùng hiện nay đối với dầu WTI tại thị trường New York.
Nếu dự báo này trở thành hiện thực, thì dòng vốn chảy vào các quỹ đầu cơ dầu lửa hiện nay mới chỉ là sự khởi đầu.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích trên mạng xã hội Twitter rằng giá dầu thế giới đang "quá cao một cách giả tạo". Lời chỉ trích này của ông Trump đã khiến giá dầu có lúc giảm 1,2%, nhưng vẫn chốt phiên trong trạng thái tăng nhẹ. Trong hai tuần qua, giá dầu đã tăng 10%.
Các quỹ đầu cơ dầu lửa "đang có sức hút lớn, vào thời điểm thị trường được dự báo có biến động", và dòng tiền chảy vào các quỹ này có thể tiếp tục trong năm 2018 - theo ông Peter Laurelli, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu thuộc công ty cung cấp dữ liệu eVestment.
eVestment cho biết các nhà đầu tư đã rót 3 tỷ USD vào các quỹ đầu cơ hàng hóa cơ bản, trong đó có dầu lửa, trong thời gian từ tháng 1-3 năm nay, mức rót vốn mạnh nhất vào các quỹ này kể từ quý 3/2016. Năm ngoái, giới đầu tư rút 680 triệu USD khỏi các quỹ này, đánh dấu năm thoái vốn đầu tiên kể từ năm 2014.
Theo Bloomberg, quỹ năng lượng của Westbeck - dù có thời điểm lỗ với tỷ lệ hai con số vào tháng 2 - hiện đang lãi 11% từ đầu năm. Năm ngoái, quỹ này lỗ 17%. Westbeck dự báo giá dầu WTI sẽ vượt 85 USD/thùng vào nửa sau của năm nay.
Trong khi đó, Commodities World Capital đã trở lại trạng thái hòa vốn, sau khi lỗ 4,4% trong quý 1. Quỹ này dự báo giá dầu sẽ lên ngưỡng 85 USD/thùng vào nửa sau của năm nay. Quỹ cho biết sẽ "giao dịch dựa trên sự biến động của giá dầu, đồng thời duy trì quan điểm cốt lõi là giá lên", thay vì chỉ mua và giữ.
Vấn đề mà giới đầu tư dầu lửa quan tâm nhất trong những tuần tới là liệu Tổng thống Trump có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Đây là thỏa thuận trong đó Iran hạn chế chương trình hạt nhân để được xuất khẩu dầu lửa nhiều hơn. Lo ngại về việc Mỹ xóa bỏ thỏa thuận này là một nguyên nhân quan trọng đẩy giá dầu lên thời gian gần đây.
Ngoài ra, tuần trước, truyền thông phương Tây nói rằng Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới - muốn giá dầu lên ngưỡng 80-100 USD/thùng để có thêm ngân sách cho chiến lược cải tổ nền kinh tế.
Sản lượng dầu thô sụt giảm của Venezuela và lượng dầu tồn kho toàn cầu thu hẹp cũng là những nhân tố hỗ trợ giá dầu hiện nay, bên cạnh căng thẳng gia tăng ở Syria có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu từ Trung Đông.
Tuy nhiên, theo ông Jean-Louis Lee Mee, Giám đốc điều hành (CEO) của Westbeck, phải đến năm 2019 giá dầu mới thực sự tăng mạnh, khi mà quãng thời gian 5 năm đầu tư ít vào các dự án khai thác dầu trên thế giới có ảnh hưởng rõ rệt. Nhận định này được đưa ra trong một lá thư mà ông Lee Mee gửi các nhà đầu tư hồi tháng 2 mà Bloomberg thu thập được.
Theo Diệp Vũ
VnEconomy
VnEconomy
Relate Threads