Theo Bloomberg, việc Ả Rập Xê Út thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với doanh nghiệp năng lượng Saudi Aramco (Công ty Dầu khí Ả Rập Xê Út) đưa ra thêm dấu hiệu về sự sụt giảm của dầu mỏ. Có ý kiến cho rằng Ả Rập Xê Út đang bắt đầu lung lay khi đánh cược với nhiên liệu hóa thạch.
Trong khi Công ty Dầu khí Ả Rập Xê Út đang đứng trên trữ lượng dầu mỏ lớn 260 tỉ thùng dầu, quốc gia Trung Đông đang thảo luận về việc bán cổ phiếu giữa lúc giá dầu thế giới lao dốc khiến nhiều người có thêm lý do để tin vào những rủi ro tài chính của biến đổi khí hậu: người Ả Rập Xê Út có thể muốn cổ phần hóa một tài sản chỉ có thể mất giá trị nếu thế giới quan tâm nhiều hơn đến chuyện nóng lên toàn cầu.
“Tại sao bạn lại IPO tài sản duy nhất có giá trị của bạn khi giá dầu đang ở mức đáy kể từ năm 2003? Cách giải thích hợp lý nhất cho việc này là họ bắt đầu nhìn thấy một tương lai ảm đạm, rằng thời đại dầu thô sắp kết thúc và họ đang tìm cách thoái lui khi còn có thể”, chuyên gia Andrew Logan thuộc tổ chức phi lợi nhuận Ceres - nhóm gồm các nhà đầu tư và môi trường cho biết.
Trong ngắn hạn, Ả Rập Xê Út có lợi thế hơn các nhà sản xuất dầu khác vì họ sản xuất với chi phí thuộc hàng thấp nhất thế giới. Các nước khác, chẳng hạn như Canada phải bơm dầu từ những nguồn đắt đỏ hơn, sẽ là những nhân tố bị bỏ lại phía sau đầu tiên. Trữ lượng dầu thô của quốc gia Trung Đông sẽ tồn tại đến nhiều thập niên, ngay cả khi các lãnh đạo thế giới đồng ý ngưng sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhằm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.
Nguy cơ đối với dầu mỏ Ả Rập Xê Út không chỉ được các tổ chức như Ceres lưu ý, mà còn là vấn đề được chuyên gia phân tích dầu thô kỳ cựu Fadel Gheit thuộc hãng Oppenheimer ở New York (Mỹ) quan tâm. Ông Gheit cho hay cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ có thể là yếu tố gây lo ngại, nhưng người Ả Rập Xê Út “chắc chắn” suy nghĩ đến các yếu tố thay đổi khí hậu khi xem xét về tương lai doanh nghiệp năng lượng.
Dầu thô giảm xuống mức đáy 12 năm qua hôm 15.1, xuống dưới 30 USD/thùng ở New York. 18 tháng qua, giá dầu từ từ lao dốc kéo theo các kế hoạch thắt lưng buộc bụng, cắt giảm nhiên liệu và trợ cấp năng lượng dành cho người Ả Rập Xê Út.
Hiện các lãnh đạo tại Saudi Aramco chưa bình luận gì về thông tin IPO nhưng có xác nhận vào tuần trước rằng hãng đang xem xét lựa chọn bán cổ phiếu, hoặc IPO hoàn toàn hoặc niêm yết lần lượt các đơn vị kinh doanh nhất định.
Căn cứ vào trữ lượng ước tính của Saudi Aramco, giới phân tích cho rằng hãng này có thể đạt hàng nghìn tỉ USD giá trị thị trường và trở thành công ty lớn nhất thế giới. Chuyên gia Gheit cho rằng 90% giá trị của Saudi Aramco nằm ở trữ lượng dầu thô mà hãng này có.
Câu hỏi được đặt ra lúc này là trữ lượng nói trên sẽ giữ giá trị công ty trong bao lâu. Một tháng trước, gần 200 nước, trong đó có Ả Rập Xê Út, đã đồng ý về một thỏa thuận mang tính bước ngoặc nhằm giảm bớt khí thải nhà kính - nguyên nhân khiến trái đất nóng lên - gây ra từ ô nhiễm do đốt than, dầu và khí tự nhiên.
Để đạt được mục tiêu của thỏa thuận ký kết ở Paris, hơn hai phần ba trữ lượng nhiên liệu hóa thạch hiện tại phải nằm lại trong lòng đất, theo một báo cáo khí hậu công bố năm 2014. Với mức khí thải hiện thời, “ngân sách” thế giới dành cho việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt trong vòng dưới 20 năm.
Tuần trước, Hoàng tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman thừa nhận rằng nước này cần đa dạng hóa nền kinh tế, bớt phụ thuộc vào dầu mỏ trong cuộc phỏng vấn với tờ The Economist. Ông cho rằng khai thác khoáng sản và du lịch tôn giáo là hai lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng tốt. Nước này cũng đã và đang cố gắng phát triển trữ lượng khí đốt tự nhiên, loại nhiên liệu hóa thạch ít gây ô nhiễm và đầu tư vào công nghệ năng lượng mặt trời.
Trong khi Công ty Dầu khí Ả Rập Xê Út đang đứng trên trữ lượng dầu mỏ lớn 260 tỉ thùng dầu, quốc gia Trung Đông đang thảo luận về việc bán cổ phiếu giữa lúc giá dầu thế giới lao dốc khiến nhiều người có thêm lý do để tin vào những rủi ro tài chính của biến đổi khí hậu: người Ả Rập Xê Út có thể muốn cổ phần hóa một tài sản chỉ có thể mất giá trị nếu thế giới quan tâm nhiều hơn đến chuyện nóng lên toàn cầu.
“Tại sao bạn lại IPO tài sản duy nhất có giá trị của bạn khi giá dầu đang ở mức đáy kể từ năm 2003? Cách giải thích hợp lý nhất cho việc này là họ bắt đầu nhìn thấy một tương lai ảm đạm, rằng thời đại dầu thô sắp kết thúc và họ đang tìm cách thoái lui khi còn có thể”, chuyên gia Andrew Logan thuộc tổ chức phi lợi nhuận Ceres - nhóm gồm các nhà đầu tư và môi trường cho biết.
Nguy cơ đối với dầu mỏ Ả Rập Xê Út không chỉ được các tổ chức như Ceres lưu ý, mà còn là vấn đề được chuyên gia phân tích dầu thô kỳ cựu Fadel Gheit thuộc hãng Oppenheimer ở New York (Mỹ) quan tâm. Ông Gheit cho hay cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ có thể là yếu tố gây lo ngại, nhưng người Ả Rập Xê Út “chắc chắn” suy nghĩ đến các yếu tố thay đổi khí hậu khi xem xét về tương lai doanh nghiệp năng lượng.
Dầu thô giảm xuống mức đáy 12 năm qua hôm 15.1, xuống dưới 30 USD/thùng ở New York. 18 tháng qua, giá dầu từ từ lao dốc kéo theo các kế hoạch thắt lưng buộc bụng, cắt giảm nhiên liệu và trợ cấp năng lượng dành cho người Ả Rập Xê Út.
Hiện các lãnh đạo tại Saudi Aramco chưa bình luận gì về thông tin IPO nhưng có xác nhận vào tuần trước rằng hãng đang xem xét lựa chọn bán cổ phiếu, hoặc IPO hoàn toàn hoặc niêm yết lần lượt các đơn vị kinh doanh nhất định.
Căn cứ vào trữ lượng ước tính của Saudi Aramco, giới phân tích cho rằng hãng này có thể đạt hàng nghìn tỉ USD giá trị thị trường và trở thành công ty lớn nhất thế giới. Chuyên gia Gheit cho rằng 90% giá trị của Saudi Aramco nằm ở trữ lượng dầu thô mà hãng này có.
Câu hỏi được đặt ra lúc này là trữ lượng nói trên sẽ giữ giá trị công ty trong bao lâu. Một tháng trước, gần 200 nước, trong đó có Ả Rập Xê Út, đã đồng ý về một thỏa thuận mang tính bước ngoặc nhằm giảm bớt khí thải nhà kính - nguyên nhân khiến trái đất nóng lên - gây ra từ ô nhiễm do đốt than, dầu và khí tự nhiên.
Để đạt được mục tiêu của thỏa thuận ký kết ở Paris, hơn hai phần ba trữ lượng nhiên liệu hóa thạch hiện tại phải nằm lại trong lòng đất, theo một báo cáo khí hậu công bố năm 2014. Với mức khí thải hiện thời, “ngân sách” thế giới dành cho việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt trong vòng dưới 20 năm.
Tuần trước, Hoàng tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman thừa nhận rằng nước này cần đa dạng hóa nền kinh tế, bớt phụ thuộc vào dầu mỏ trong cuộc phỏng vấn với tờ The Economist. Ông cho rằng khai thác khoáng sản và du lịch tôn giáo là hai lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng tốt. Nước này cũng đã và đang cố gắng phát triển trữ lượng khí đốt tự nhiên, loại nhiên liệu hóa thạch ít gây ô nhiễm và đầu tư vào công nghệ năng lượng mặt trời.
Theo: Báo Thanh Niên
Relate Threads