Khi giá dầu trở lại ngưỡng 70 USD/thùng, ngành dầu lửa một lần nữa trở thành cỗ máy in tiền khổng lồ...
Nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của giá dầu, các hãng dầu lửa lớn của Mỹ đã thoát khỏi quãng thời gian kinh doanh bết bát và chuyển sang một thời kỳ ăn nên làm ra.
Theo hãng tin CNN, khi giá dầu thô giảm dưới ngưỡng 30 USD/thùng, ngành công nghiệp dầu lửa Mỹ rơi vào cảnh nặng nợ và phải "cầu xin" các nhà đầu tư ở Phố Wall rót vốt. Không ít công ty dầu lửa "kẹt tiền" đã sống sót qua thời kỳ u ám đó bằng cách ồ ạt phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Giờ đây, khi giá dầu trở lại người 70 USD/thùng, ngành dầu lửa một lần nữa trở thành cỗ máy in tiền khổng lồ. Các giám đốc điều hành (CEO) cùng cổ đông các hãng dầu lửa cùng được hưởng "trái ngọt" thông qua các chương trình mua lại cổ phiếu quy mô lớn và thậm chí là tăng cổ tức.
"Thay vì huy động tiền từ cổ đông, các công ty dầu lửa đang trả lại tiền cho cổ đông", ông Kris Nicol, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn Wood Mackenzie, phát biểu.
Vận mệnh đảo ngược của ngành công nghiệp dầu lửa Mỹ không chỉ đến từ giá dầu tăng, mà còn phản ánh những tiến bộ công nghệ to lớn giúp cho việc khoan tìm dầu trở nên rẻ hơn bao giờ hết.
Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, trong đó sản lượng dầu đá phiến của vùng Permian Basin có thể sớm đưa bang Texas thành nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, sau Nga và Saudi Arabia.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty dầu đá phiến có nguồn lực tài chính lớn nhất trong việc trả tiền lại cho cổ đông. Các hãng như Hess, Occidental Petroleum, Pioneer Natural Resources và Anadarko Petroleum đều đã công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD.
Lợi nhuận tăng mạnh và chi phí giảm giúp ConocoPhillips trả số nợ 15 tỷ USD nhanh hơn dự kiến. Nhờ đó, công ty này có thể chi thêm 9 tỷ USD cho chương trình mua lại cổ phiếu.
Theo dự báo, sẽ còn có thêm nhiều công ty dầu đá phiến công bố các chương trình mua lại cổ phiếu quy mô lớn khi công bố kết quả kinh doanh quý 2 đầy khả quan trong thời gian tới.
Giới phân tích đang kỳ vọng rằng vào ngày thứ Sáu tuần này Chevron - hãng dầu lửa lớn thứ nhì của Mỹ - sẽ công bố mức lợi nhuận tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Mới đây, Chevron đã phát tín hiệu về một kế hoạch mua lại cổ phiếu quy mô lớn.
Tuy nhiên, ExxonMobil - hãng dầu lửa lớn nhất thế giới - hiện thời chưa có kế hoạch mua lại cổ phiếu. Hãng này tăng cổ tức 7% vào tháng 4, nhưng đã dừng mua lại cổ phiếu từ đầu năm 2016 và hiện đang tập trung cân đối tài chính. Đợt sụt giảm mạnh của giá dầu mấy năm trước đã khiến ExxonMobil mất định hạng tín nhiệm AAA của tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s.
Mặc dù vậy, Exxon hiện đã vững vàng trở lại và đầu tư thêm tiền cho các dự án khai thác dầu. Sản lượng dầu của Exxon đã giảm 7 trong số 8 quý trở lại đây. Hãng hy vọng sẽ đảo ngược sự suy giảm này bằng cách rót hàng tỷ USD vốn đầu tư vào mỏ Permian Basin và các mỏ khác ở Guyana và Brazil.
Dầu lửa là một ngành công nghiệp thường xuyên trải qua sự thăng trầm. Khi giá dầu cao, ngành này thường mang lại cho cổ đông những khoản tiền béo bở và rót vốn vào những dự án tốn kém, đôi khi không mang lại hiệu quả. Trong đợt sụt giảm giá dầu mấy năm trước, hàng chục công ty dầu lửa đã rơi vào cảnh phá sản.
Giới đầu tư ở Phố Wall đang đặt nhiều sức ép lên các CEO ngành dầu lửa, đòi hỏi họ phải thận trọng hơn, bởi sự phục hồi của giá dầu hiện nay có thể không kéo dài lâu.
Bởi vậy, hầu như không có công ty dầu lửa Mỹ nào được dự báo sẽ tăng mạnh đầu tư cho các dự án khoan tìm dầu. Một số công ty dầu đá phiến có ý định đầu tư thêm vào mỏ dầu ở Permian Basin đã gặp trở ngại bởi tình trạng thiếu đường ống dẫn dầu, nhân công và nguồn tiếp tế ở đây.
"Những ký ức về thời kỳ giá dầu giảm sâu vẫn còn nguyên trong tâm trí các sếp dầu lửa", nhà phân tích Muhammed Ghulam thuộc Raymond James nhận xét.
Nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của giá dầu, các hãng dầu lửa lớn của Mỹ đã thoát khỏi quãng thời gian kinh doanh bết bát và chuyển sang một thời kỳ ăn nên làm ra.
Theo hãng tin CNN, khi giá dầu thô giảm dưới ngưỡng 30 USD/thùng, ngành công nghiệp dầu lửa Mỹ rơi vào cảnh nặng nợ và phải "cầu xin" các nhà đầu tư ở Phố Wall rót vốt. Không ít công ty dầu lửa "kẹt tiền" đã sống sót qua thời kỳ u ám đó bằng cách ồ ạt phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Giờ đây, khi giá dầu trở lại người 70 USD/thùng, ngành dầu lửa một lần nữa trở thành cỗ máy in tiền khổng lồ. Các giám đốc điều hành (CEO) cùng cổ đông các hãng dầu lửa cùng được hưởng "trái ngọt" thông qua các chương trình mua lại cổ phiếu quy mô lớn và thậm chí là tăng cổ tức.
"Thay vì huy động tiền từ cổ đông, các công ty dầu lửa đang trả lại tiền cho cổ đông", ông Kris Nicol, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn Wood Mackenzie, phát biểu.
Vận mệnh đảo ngược của ngành công nghiệp dầu lửa Mỹ không chỉ đến từ giá dầu tăng, mà còn phản ánh những tiến bộ công nghệ to lớn giúp cho việc khoan tìm dầu trở nên rẻ hơn bao giờ hết.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty dầu đá phiến có nguồn lực tài chính lớn nhất trong việc trả tiền lại cho cổ đông. Các hãng như Hess, Occidental Petroleum, Pioneer Natural Resources và Anadarko Petroleum đều đã công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD.
Lợi nhuận tăng mạnh và chi phí giảm giúp ConocoPhillips trả số nợ 15 tỷ USD nhanh hơn dự kiến. Nhờ đó, công ty này có thể chi thêm 9 tỷ USD cho chương trình mua lại cổ phiếu.
Theo dự báo, sẽ còn có thêm nhiều công ty dầu đá phiến công bố các chương trình mua lại cổ phiếu quy mô lớn khi công bố kết quả kinh doanh quý 2 đầy khả quan trong thời gian tới.
Giới phân tích đang kỳ vọng rằng vào ngày thứ Sáu tuần này Chevron - hãng dầu lửa lớn thứ nhì của Mỹ - sẽ công bố mức lợi nhuận tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Mới đây, Chevron đã phát tín hiệu về một kế hoạch mua lại cổ phiếu quy mô lớn.
Tuy nhiên, ExxonMobil - hãng dầu lửa lớn nhất thế giới - hiện thời chưa có kế hoạch mua lại cổ phiếu. Hãng này tăng cổ tức 7% vào tháng 4, nhưng đã dừng mua lại cổ phiếu từ đầu năm 2016 và hiện đang tập trung cân đối tài chính. Đợt sụt giảm mạnh của giá dầu mấy năm trước đã khiến ExxonMobil mất định hạng tín nhiệm AAA của tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s.
Mặc dù vậy, Exxon hiện đã vững vàng trở lại và đầu tư thêm tiền cho các dự án khai thác dầu. Sản lượng dầu của Exxon đã giảm 7 trong số 8 quý trở lại đây. Hãng hy vọng sẽ đảo ngược sự suy giảm này bằng cách rót hàng tỷ USD vốn đầu tư vào mỏ Permian Basin và các mỏ khác ở Guyana và Brazil.
Dầu lửa là một ngành công nghiệp thường xuyên trải qua sự thăng trầm. Khi giá dầu cao, ngành này thường mang lại cho cổ đông những khoản tiền béo bở và rót vốn vào những dự án tốn kém, đôi khi không mang lại hiệu quả. Trong đợt sụt giảm giá dầu mấy năm trước, hàng chục công ty dầu lửa đã rơi vào cảnh phá sản.
Giới đầu tư ở Phố Wall đang đặt nhiều sức ép lên các CEO ngành dầu lửa, đòi hỏi họ phải thận trọng hơn, bởi sự phục hồi của giá dầu hiện nay có thể không kéo dài lâu.
Bởi vậy, hầu như không có công ty dầu lửa Mỹ nào được dự báo sẽ tăng mạnh đầu tư cho các dự án khoan tìm dầu. Một số công ty dầu đá phiến có ý định đầu tư thêm vào mỏ dầu ở Permian Basin đã gặp trở ngại bởi tình trạng thiếu đường ống dẫn dầu, nhân công và nguồn tiếp tế ở đây.
"Những ký ức về thời kỳ giá dầu giảm sâu vẫn còn nguyên trong tâm trí các sếp dầu lửa", nhà phân tích Muhammed Ghulam thuộc Raymond James nhận xét.
Relate Threads