Iran đã thoát khỏi quãng thời gian cô lập kinh tế kéo dài một thập kỷ, sau khi các cường quốc thế giới ngày 16/1 tuyên bố dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với nước này, đổi lấy việc Tehran tuân thủ đầy đủ thỏa thuận cắt giảm chương trình hạt nhân.
Theo tin từ Reuters, ngay sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Iran tuyên bố phóng thích 5 tù nhân Mỹ, bao gồm một phóng viên của tờ Washington Post. Động thái này là một phần trong thỏa thuận hoán đổi tù bình giữa Iran và Mỹ.
Việc dỡ trừng phạt đối với Iran và thỏa thuận trao đổi tù binh giữa nước này với Mỹ đã làm giảm mạnh căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên - sự căng thẳng định hình các mối quan hệ ở Trung Đông kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.
Lệnh trừng phạt đối với Iran được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đưa ra vào năm 2006, sau khi Tehran từ chối ngừng chương trình làm giàu hạt nhân của mình.
Việc dỡ trừng phạt đồng nghĩa với hàng chục tỷ USD tài sản của Iran sẽ được giải phóng và các công ty đa quốc gia trước đây bị cấm đầu tư vào Iran giờ đã có thể khai thác một thị trường rộng lớn đang “khát” hàng loạt sản phẩm từ ôtô cho tới phụ tùng máy bay.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) thuộc Liên hiệp quốc ngày 17/1 kết luận Iran đã tuân thủ thỏa thuận ký kết vào năm ngoái với 6 cường quốc gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức về giảm chương trình hạt nhân của Tehran. Kết luận này là cơ sở để Iran được chấm dứt trừng phạt.
“Iran đã thực thi tất cả các biện pháp theo thỏa thuận ký kết hồi tháng 7/2015”, IAEA tuyên bố.
Chỉ vài phút sau khi tuyên bố này được đưa ra, Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với l ĩnh vực ngân hàng, sắt thép, vận tải biển, và các ngành khác của Iran.
Liên minh châu Âu (EU) cũng bắt đầu quá trình dỡ bỏ trừng phạt đối với Iran, và Bộ trưởng Bộ Giao thông Iran tuyên bố Tehran có kế hoạch mua 114 máy bay dân sự của hãng Airbus.
Iran, một quốc gia sản xuất dầu lửa lớn của thế giới, gần như đã bị cách ly khỏi thị trường dầu lửa quốc tế trong suốt 5 năm qua do lệnh trừng phạt quốc tế. Với lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, hoạt động xuất khẩu dầu của Iran sẽ tăng tốc trong thời gian tới.
Tehran tuyên bố có thể tăng xuất khẩu dầu thêm 500.000 thùng mỗi ngày trong vòng vài tuần. Sự trở lại của Iran trên thị trường dầu lửa toàn cầu giữa lúc thế giới dư thừa dầu là một trong những nguyên nhân khiến giá dầu thế giới lần đầu tiên sụt dưới 30 USD/thùng sau 12 năm vào tuần này.
Được dỡ bỏ trừng phạt đồng nghĩa sẽ có thêm tiền và danh tiếng cho Iran, quốc gia nơi người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số, khi Tehran ngày càng lún sâu vào các cuộc xung đột sắc tộc ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là cuộc nội chiến ở Syria. Trong cuộc chiến ở Syria, đồng minh của Iran chống lại lực lượng nổi dậy là người Hồi giáo dòng Sunni.
Trong khi đó, việc chính quyền Tổng thống Barack Obama phá băng quan hệ với Iran vấp phải sự hoài nghi lớn của Đảng Cộng hòa cũng như các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, bao gồm Israel và Saudi Arabia. Ngoài ra sự hoài nghi giữa Mỹ với Iran cũng chưa thể phá bỏ trong một sớm một chiều.
Mỹ hiện vẫn duy trì một số lệnh trừng phạt với Iran liên quan tới chương trình tên lửa của nước này.
Theo tin từ Reuters, ngay sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Iran tuyên bố phóng thích 5 tù nhân Mỹ, bao gồm một phóng viên của tờ Washington Post. Động thái này là một phần trong thỏa thuận hoán đổi tù bình giữa Iran và Mỹ.
Việc dỡ trừng phạt đối với Iran và thỏa thuận trao đổi tù binh giữa nước này với Mỹ đã làm giảm mạnh căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên - sự căng thẳng định hình các mối quan hệ ở Trung Đông kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.
Việc dỡ trừng phạt đồng nghĩa với hàng chục tỷ USD tài sản của Iran sẽ được giải phóng và các công ty đa quốc gia trước đây bị cấm đầu tư vào Iran giờ đã có thể khai thác một thị trường rộng lớn đang “khát” hàng loạt sản phẩm từ ôtô cho tới phụ tùng máy bay.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) thuộc Liên hiệp quốc ngày 17/1 kết luận Iran đã tuân thủ thỏa thuận ký kết vào năm ngoái với 6 cường quốc gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức về giảm chương trình hạt nhân của Tehran. Kết luận này là cơ sở để Iran được chấm dứt trừng phạt.
“Iran đã thực thi tất cả các biện pháp theo thỏa thuận ký kết hồi tháng 7/2015”, IAEA tuyên bố.
Chỉ vài phút sau khi tuyên bố này được đưa ra, Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với l ĩnh vực ngân hàng, sắt thép, vận tải biển, và các ngành khác của Iran.
Liên minh châu Âu (EU) cũng bắt đầu quá trình dỡ bỏ trừng phạt đối với Iran, và Bộ trưởng Bộ Giao thông Iran tuyên bố Tehran có kế hoạch mua 114 máy bay dân sự của hãng Airbus.
Iran, một quốc gia sản xuất dầu lửa lớn của thế giới, gần như đã bị cách ly khỏi thị trường dầu lửa quốc tế trong suốt 5 năm qua do lệnh trừng phạt quốc tế. Với lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, hoạt động xuất khẩu dầu của Iran sẽ tăng tốc trong thời gian tới.
Tehran tuyên bố có thể tăng xuất khẩu dầu thêm 500.000 thùng mỗi ngày trong vòng vài tuần. Sự trở lại của Iran trên thị trường dầu lửa toàn cầu giữa lúc thế giới dư thừa dầu là một trong những nguyên nhân khiến giá dầu thế giới lần đầu tiên sụt dưới 30 USD/thùng sau 12 năm vào tuần này.
Được dỡ bỏ trừng phạt đồng nghĩa sẽ có thêm tiền và danh tiếng cho Iran, quốc gia nơi người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số, khi Tehran ngày càng lún sâu vào các cuộc xung đột sắc tộc ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là cuộc nội chiến ở Syria. Trong cuộc chiến ở Syria, đồng minh của Iran chống lại lực lượng nổi dậy là người Hồi giáo dòng Sunni.
Trong khi đó, việc chính quyền Tổng thống Barack Obama phá băng quan hệ với Iran vấp phải sự hoài nghi lớn của Đảng Cộng hòa cũng như các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, bao gồm Israel và Saudi Arabia. Ngoài ra sự hoài nghi giữa Mỹ với Iran cũng chưa thể phá bỏ trong một sớm một chiều.
Mỹ hiện vẫn duy trì một số lệnh trừng phạt với Iran liên quan tới chương trình tên lửa của nước này.
vneconomy.vn/
Relate Threads