Sau nhiều năm là một quốc gia thịnh vượng ở Nam Mỹ, Venezuela hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước tới nay. Chính phủ đang thực hiện một loạt biện pháp, trong đó có việc ban hành “tình trạng khẩn cấp về kinh tế” nhưng dường như vẫn chưa thể làm thay đổi tình hình hiện nay.
“Chết” theo giá dầu
Theo thống kê, dự trữ ngoại tệ của Venezuela giảm từ 29 tỷ USD năm 2012 xuống 15 tỷ USD năm 2015 trong khi nợ nước ngoài tăng lên 250 tỷ USD. Lạm phát năm 2015 tăng 180%, tình trạng thiếu hụt lương thực ở mức báo động. Bên cạnh đó, Venezuela còn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện, nạn tham nhũng và tội ác tràn lan, hành chính công quyền tê liệt không giải quyết nổi các nhu cầu xã hội, nhất là y tế và thuốc men. Tổng sản phẩm nội địa giảm mạnh trong hai năm liên tiếp (-3,9% năm 2014 và -5,7% năm 2015). Tài chính và kinh tế của Venezuela điêu đứng. Bội chi ngân sách tương đương 18 - 20% GDP.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tại Venezuela là giá dầu sụt giảm mạnh. Là một trong 5 thành viên sáng lập của OPEC, Venezuela có trữ lượng dầu thô hơn 298 tỉ thùng, chiếm 18% trữ lượng dầu thô thế giới. Venezuela còn là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Nam Mỹ và đứng thứ 5 trên thế giới.
Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Venezuela, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ của nước này. Do đó, giá dầu giảm khiến nền kinh tế Venezuela gặp muôn vàn khó khăn. Theo ước tính, khi giá dầu giảm 1 USD/thùng, Venezuela thất thu khoảng 720 triệu USD/năm. Do vậy, nếu giá dầu chỉ cần giảm từ 100 USD/thùng xuống 50 USD/thùng thì Chính phủ Venezuela sẽ mất đi nguồn thu khoảng 36 tỷ USD.
Trên thực tế, để thu được lợi nhuận, Venezuela cần xuất khẩu dầu mỏ ở mức giá tối thiểu 80 USD/thùng. Với việc giá dầu xuống tới mức dưới 30 USD/thùng như hồi đầu năm nay và đang phục hồi rất chậm, thì Caracas đã không còn khả năng thanh toán và kinh tế Venezuela đứng trước nguy cơ phá sản. Sở dĩ, nước này còn cầm cự được tới hiện tại là do những khoản vay lớn từ Trung Quốc.
Sai lầm từ chính sách vĩ mô
Theo các nhà phân tích, khủng hoảng của Venezuela có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều so với khủng hoảng dầu lửa. Thực tế, nhiều nước phụ thuộc lớn vào dầu mỏ, trong đó có Arab Saudi, nhưng không phải nước nào cũng rơi vào khủng hoảng như Venezuela.
Theo nhận định chung của giới chuyên gia, tình hình khủng hoảng kinh tế - chính trị tại Venezuela hiện nay được xem là hậu quả của tư duy phát triển sai hướng. Việc đầu tư vào các chương trình xã hội cho thấy đó không phải là giải pháp tốt để duy trì ổn định chính trị. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro không cải cách vì sợ mất quyền lực. Nhà kinh tế trưởng John Felmy thuộc Viện Dầu lửa Mỹ từng cảnh báo: “Nếu Tổng thống Maduro tiếp tục chính sách của Chavez, thì đó không phải là một tín hiệu tốt cho Venezuela”.
Nguy cơ khủng hoảng từng xuất hiện vào năm 2000, nhưng Tổng thống Hugo Chavez vẫn chủ trương tăng chi tiêu ngân sách để gây ấn tượng tăng trưởng, tiếp tục quốc hữu hóa nhiều khu vực sản xuất và kiểm soát giá cả. Nắm quyền từ năm 1999 với xu hướng cánh tả phản đối Mỹ và với doanh thu cao từ dầu mỏ, khi đó, ông Chavez áp dụng một mô hình kinh tế mang nặng tính Nhà nước. Khi được ông Chavez chọn làm người kế nhiệm từ năm 2014, ông Maduro vẫn theo đuổi đường hướng kinh tế đó khiến quốc gia Nam Mỹ này lâm vào khó khăn. Nguồn thu lớn nhất cho ngân sách là dầu thô bị giảm 2/3 giá trị kể từ năm 2011.
Hệ quả của “mô hình Chavez” là quản lý kém và sai lầm trong chính sách khai thác tài nguyên. Đặc biệt, trong lĩnh vực năng lượng, Tập đoàn Dầu khí Nhà nước Venezuela bị tụt hậu về kỹ thuật, sử dụng nhiều điện mà không cải thiện năng suất; Trong khi dân chúng được trợ giá để dùng điện với giá rất rẻ. Khi giá dầu giảm, Chính phủ vẫn không điều chỉnh chính sách kinh tế vì sợ sai lệch kế hoạch cũng như xâm phạm quyền lợi của phe nhóm. Kết quả là tình trạng khan hiếm hàng hóa và lạm phát đánh mạnh vào dân nghèo.
Ông Juan Pablo Fuentes, chuyên gia kinh tế thuộc Công ty Phân tích Moody’s Analytics cho rằng: “Đang tồn tại một sự khác biệt giữa Venezuela với phần còn lại của Mỹ Latin. Các nước khác trong khu vực hiện có nền tảng kinh tế vĩ mô khá vững chãi. Trong khi đó, Venezuela đã mắc phải nhiều sai lầm trong quản lý kinh tế vĩ mô suốt gần 20 năm qua”.
Theo ông Pedro Palma, Giám đốc Công ty Tư vấn Ecoanalitica ở Caracas: “Chính phủ Venezuela đổ lỗi cho khu vực kinh tế tư nhân đã gây ra tất cả những vấn đề trong nền kinh tế. Chúng tôi đang đối mặt với nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế sâu hơn nhiều”.
Trong tương lai gần, Venezuela sẽ khó thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và bế tắc chính trị, khi phe đối lập chiếm đa số tại Quốc hội và các bên chưa ngã ngũ về những giải pháp chuyển hướng kinh tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán, kinh tế nước này sẽ suy giảm 8% trong năm nay và 4% năm 2017. Trong khi đó, đồng tiền mất giá đã khiến tỷ lệ lạm phát tại Venezuela tăng phi mã. Theo IMF, lạm phát sẽ tăng 700% trong năm nay trước khi đạt mức kỷ lục 2.200% vào năm 2017.
“Chết” theo giá dầu
Theo thống kê, dự trữ ngoại tệ của Venezuela giảm từ 29 tỷ USD năm 2012 xuống 15 tỷ USD năm 2015 trong khi nợ nước ngoài tăng lên 250 tỷ USD. Lạm phát năm 2015 tăng 180%, tình trạng thiếu hụt lương thực ở mức báo động. Bên cạnh đó, Venezuela còn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện, nạn tham nhũng và tội ác tràn lan, hành chính công quyền tê liệt không giải quyết nổi các nhu cầu xã hội, nhất là y tế và thuốc men. Tổng sản phẩm nội địa giảm mạnh trong hai năm liên tiếp (-3,9% năm 2014 và -5,7% năm 2015). Tài chính và kinh tế của Venezuela điêu đứng. Bội chi ngân sách tương đương 18 - 20% GDP.
Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Venezuela, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ của nước này. Do đó, giá dầu giảm khiến nền kinh tế Venezuela gặp muôn vàn khó khăn. Theo ước tính, khi giá dầu giảm 1 USD/thùng, Venezuela thất thu khoảng 720 triệu USD/năm. Do vậy, nếu giá dầu chỉ cần giảm từ 100 USD/thùng xuống 50 USD/thùng thì Chính phủ Venezuela sẽ mất đi nguồn thu khoảng 36 tỷ USD.
Trên thực tế, để thu được lợi nhuận, Venezuela cần xuất khẩu dầu mỏ ở mức giá tối thiểu 80 USD/thùng. Với việc giá dầu xuống tới mức dưới 30 USD/thùng như hồi đầu năm nay và đang phục hồi rất chậm, thì Caracas đã không còn khả năng thanh toán và kinh tế Venezuela đứng trước nguy cơ phá sản. Sở dĩ, nước này còn cầm cự được tới hiện tại là do những khoản vay lớn từ Trung Quốc.
Sai lầm từ chính sách vĩ mô
Theo các nhà phân tích, khủng hoảng của Venezuela có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều so với khủng hoảng dầu lửa. Thực tế, nhiều nước phụ thuộc lớn vào dầu mỏ, trong đó có Arab Saudi, nhưng không phải nước nào cũng rơi vào khủng hoảng như Venezuela.
Theo nhận định chung của giới chuyên gia, tình hình khủng hoảng kinh tế - chính trị tại Venezuela hiện nay được xem là hậu quả của tư duy phát triển sai hướng. Việc đầu tư vào các chương trình xã hội cho thấy đó không phải là giải pháp tốt để duy trì ổn định chính trị. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro không cải cách vì sợ mất quyền lực. Nhà kinh tế trưởng John Felmy thuộc Viện Dầu lửa Mỹ từng cảnh báo: “Nếu Tổng thống Maduro tiếp tục chính sách của Chavez, thì đó không phải là một tín hiệu tốt cho Venezuela”.
Nguy cơ khủng hoảng từng xuất hiện vào năm 2000, nhưng Tổng thống Hugo Chavez vẫn chủ trương tăng chi tiêu ngân sách để gây ấn tượng tăng trưởng, tiếp tục quốc hữu hóa nhiều khu vực sản xuất và kiểm soát giá cả. Nắm quyền từ năm 1999 với xu hướng cánh tả phản đối Mỹ và với doanh thu cao từ dầu mỏ, khi đó, ông Chavez áp dụng một mô hình kinh tế mang nặng tính Nhà nước. Khi được ông Chavez chọn làm người kế nhiệm từ năm 2014, ông Maduro vẫn theo đuổi đường hướng kinh tế đó khiến quốc gia Nam Mỹ này lâm vào khó khăn. Nguồn thu lớn nhất cho ngân sách là dầu thô bị giảm 2/3 giá trị kể từ năm 2011.
Hệ quả của “mô hình Chavez” là quản lý kém và sai lầm trong chính sách khai thác tài nguyên. Đặc biệt, trong lĩnh vực năng lượng, Tập đoàn Dầu khí Nhà nước Venezuela bị tụt hậu về kỹ thuật, sử dụng nhiều điện mà không cải thiện năng suất; Trong khi dân chúng được trợ giá để dùng điện với giá rất rẻ. Khi giá dầu giảm, Chính phủ vẫn không điều chỉnh chính sách kinh tế vì sợ sai lệch kế hoạch cũng như xâm phạm quyền lợi của phe nhóm. Kết quả là tình trạng khan hiếm hàng hóa và lạm phát đánh mạnh vào dân nghèo.
Ông Juan Pablo Fuentes, chuyên gia kinh tế thuộc Công ty Phân tích Moody’s Analytics cho rằng: “Đang tồn tại một sự khác biệt giữa Venezuela với phần còn lại của Mỹ Latin. Các nước khác trong khu vực hiện có nền tảng kinh tế vĩ mô khá vững chãi. Trong khi đó, Venezuela đã mắc phải nhiều sai lầm trong quản lý kinh tế vĩ mô suốt gần 20 năm qua”.
Theo ông Pedro Palma, Giám đốc Công ty Tư vấn Ecoanalitica ở Caracas: “Chính phủ Venezuela đổ lỗi cho khu vực kinh tế tư nhân đã gây ra tất cả những vấn đề trong nền kinh tế. Chúng tôi đang đối mặt với nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế sâu hơn nhiều”.
Trong tương lai gần, Venezuela sẽ khó thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và bế tắc chính trị, khi phe đối lập chiếm đa số tại Quốc hội và các bên chưa ngã ngũ về những giải pháp chuyển hướng kinh tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán, kinh tế nước này sẽ suy giảm 8% trong năm nay và 4% năm 2017. Trong khi đó, đồng tiền mất giá đã khiến tỷ lệ lạm phát tại Venezuela tăng phi mã. Theo IMF, lạm phát sẽ tăng 700% trong năm nay trước khi đạt mức kỷ lục 2.200% vào năm 2017.
Thùy Linh - Báo Giao Thông
Relate Threads