Trong báo cáo của mình OPEC bày tỏ thái độ thận trọng trước triển vọng giá dầu năm nay. Theo đó, tổ chức này cho rằng sản lượng dầu thô từ các nước ngoài OPEC tăng sẽ là yếu tố tạo áp lực lên giá dầu.
OPEC cho biết triển vọng thị trường dầu thô từ nay đến hết năm 2018 sẽ có nhiều bất ổn ngay cả khi thời kỳ thừa dầu đã kết thúc. Đồng thời, OPEC ngụ ý rằng buổi thảo luận về việc nới rộng thỏa thuận giảm sản lượng sẽ có nhiều khó khăn.
OPEC, Nga và một số nước ngoài OPEC đã thực hiện thỏa thuận giảm sản lượng khai thác dầu thô kể từ tháng 1/2017 nhằm rút lượng dầu thừa trên thị trường và thúc đẩy giá dầu.
Trong bản báo công bố hôm thứ Ba (12/6), OPEC cho biết tồn kho dầu trong tháng 4 giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm 26 triệu thùng. Tháng 1/2017, lượng dầu thừa vượt ngưỡng trung bình 5 năm 340 triệu thùng.
Với việc giá dầu chạm 80 USD/thùng trong năm nay, ngưỡng cao nhất kể từ năm 2014, Nga và Arab Saudi đang bàn luận khả năng tăng sản lượng. Tuy nhiên, Iran và Iraq không đồng ý với đề xuất này.
Trong báo cáo của mình OPEC bày tỏ thái độ thận trọng trước triển vọng giá dầu năm nay. Theo đó, tổ chức này cho rằng sản lượng dầu thô từ các nước ngoài OPEC tăng sẽ là yếu tố tạo áp lực lên giá dầu.
“Những diễn biến gần đây tạo ra yếu tố bất ổn trong thị trường dầu thô từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, nhu dầu thô ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy tiềm năng giá dầu sẽ được hỗ trợ”, OPEC cho hay.
Giá dầu Brent giảm xuống còn 76 USD/thùng sau khi báo cáo của OPEC được công bố.
Sản lượng dầu thô đang tăng
Trong khi mục đích chính của thỏa thuận hạn chế sản lượng là giảm dầu thừa trên thị trường xuống mức trung bình 5 năm, các bộ trưởng năng lược cho biết những yếu tố khác cũng cần được xem xét và không nên vội kết thúc thỏa thuận này.
Chính sách thắt chặt sản lượng của OPEC sẽ là chủ đề chính trong cuộc họp giữa các quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới diễn ra vào ngày 22/6 tại Vienna. Lựa chọn nới lỏng sản lượng hoặc duy trì nguồn cung như hiện tại sẽ được đưa ra tại cuộc họp này.
Sản lượng khai thác của OPEC tăng 35.000 thùng/ngày lên 31,87 triệu thùng/ngày. OPEC cho hay con số này thấp hơn 90.000 thùng/ngày so với nhu cầu dầu mà thế giới cần từ tổ chức. Sản lượng khai thác của Arab Saudi trong tháng 5 tăng 161.000 thùng/ngày.
Cùng lúc, sản lượng dầu thô của Venezuela bất ngờ tăng 28.000 thùng/ngày lên 1,5 triệu thùng/ngày. Hồi tháng 4, sản lượng dầu nước này chạm đáy 10 năm do khủng hoảng kinh tế.
Nhu cầu dầu thô mạnh do kinh tế toàn cầu tăng trưởng tốt giúp lượng dầu thừa giảm. OPEC dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 1,65 triệu thùng/ngày và có thể lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 triệu thùng/ngày trong quý IV.
Tuy nhiên, việc giá dầu tăng do OPEC thắt chặt sản lượng đã kích thích Mỹ tăng cường khai thác. OPEC dự báo sản lượng dầu thô của các nước ngoài tổ chức sẽ tăng thêm khoảng 1,86 triệu thùng/ngày, cao hơn 130.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra hồi tháng trước.
OPEC cho biết triển vọng thị trường dầu thô từ nay đến hết năm 2018 sẽ có nhiều bất ổn ngay cả khi thời kỳ thừa dầu đã kết thúc. Đồng thời, OPEC ngụ ý rằng buổi thảo luận về việc nới rộng thỏa thuận giảm sản lượng sẽ có nhiều khó khăn.
OPEC, Nga và một số nước ngoài OPEC đã thực hiện thỏa thuận giảm sản lượng khai thác dầu thô kể từ tháng 1/2017 nhằm rút lượng dầu thừa trên thị trường và thúc đẩy giá dầu.
Với việc giá dầu chạm 80 USD/thùng trong năm nay, ngưỡng cao nhất kể từ năm 2014, Nga và Arab Saudi đang bàn luận khả năng tăng sản lượng. Tuy nhiên, Iran và Iraq không đồng ý với đề xuất này.
Trong báo cáo của mình OPEC bày tỏ thái độ thận trọng trước triển vọng giá dầu năm nay. Theo đó, tổ chức này cho rằng sản lượng dầu thô từ các nước ngoài OPEC tăng sẽ là yếu tố tạo áp lực lên giá dầu.
“Những diễn biến gần đây tạo ra yếu tố bất ổn trong thị trường dầu thô từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, nhu dầu thô ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy tiềm năng giá dầu sẽ được hỗ trợ”, OPEC cho hay.
Giá dầu Brent giảm xuống còn 76 USD/thùng sau khi báo cáo của OPEC được công bố.
Sản lượng dầu thô đang tăng
Trong khi mục đích chính của thỏa thuận hạn chế sản lượng là giảm dầu thừa trên thị trường xuống mức trung bình 5 năm, các bộ trưởng năng lược cho biết những yếu tố khác cũng cần được xem xét và không nên vội kết thúc thỏa thuận này.
Chính sách thắt chặt sản lượng của OPEC sẽ là chủ đề chính trong cuộc họp giữa các quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới diễn ra vào ngày 22/6 tại Vienna. Lựa chọn nới lỏng sản lượng hoặc duy trì nguồn cung như hiện tại sẽ được đưa ra tại cuộc họp này.
Sản lượng khai thác của OPEC tăng 35.000 thùng/ngày lên 31,87 triệu thùng/ngày. OPEC cho hay con số này thấp hơn 90.000 thùng/ngày so với nhu cầu dầu mà thế giới cần từ tổ chức. Sản lượng khai thác của Arab Saudi trong tháng 5 tăng 161.000 thùng/ngày.
Cùng lúc, sản lượng dầu thô của Venezuela bất ngờ tăng 28.000 thùng/ngày lên 1,5 triệu thùng/ngày. Hồi tháng 4, sản lượng dầu nước này chạm đáy 10 năm do khủng hoảng kinh tế.
Nhu cầu dầu thô mạnh do kinh tế toàn cầu tăng trưởng tốt giúp lượng dầu thừa giảm. OPEC dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 1,65 triệu thùng/ngày và có thể lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 triệu thùng/ngày trong quý IV.
Tuy nhiên, việc giá dầu tăng do OPEC thắt chặt sản lượng đã kích thích Mỹ tăng cường khai thác. OPEC dự báo sản lượng dầu thô của các nước ngoài tổ chức sẽ tăng thêm khoảng 1,86 triệu thùng/ngày, cao hơn 130.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra hồi tháng trước.
Nguồn: Đức Quỳnh/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads