Thị trường dầu đang trong thời kỳ giá lên tốt nhất mọi thời đại?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Các nhà quản lý tiền tệ cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn vì khủng hoảng địa chính trị đã bao trùm thị trường, thay thế thông tin tăng trưởng nguồn cung dầu đá phiến tại Mỹ và các quốc gia không thuộc OPEC có thể cân bằng một phần nỗ lực để thắt chặt thị trường dầu hơn nữa cuar OPEC.

Tỷ lệ mua trên bán của sáu hợp đồng dầu mỏ được quan tâm nhất đã lên mức cao kỷ lục trong tuần trước, một dấu hiệu gợi ý cho các quỹ đầu cơ và nhà quản lý danh mục đầu tư khác chắc chắn rằng xu hướng giá dầu trong những tuần tới sẽ tăng.

Ngoài ra, trong hai tuần trước, các nhà giao dịch hợp đồng tùy chọn đã thúc đẩy giá dầu Brent lên mức 80 USD/thùng, và các quyền chọn mua dầu Brent với 80 USD là giao dịch phổ biến nhất trên sàn ICE Futures Europe, theo sau là quyền chọn mua dầu Brent ở mức 70 USD. Báo cáo từ Bloomberg cho biết, các nhà giao dịch tùy chọn nắm giữ gần 137 triệu thùng dầu Brent trị giá 80 USD/thùng, tăng 37% so với hai tuần trước đó.

3724_737e1a9c87fff3c0d6ea3e023dc504b6.jpg

Theo số liệu tổng hợp của nhà phân tích thị trường John Kemprong của Reuters, trong sáu hợp đồng dầu mỏ này, các nhà quản lý tiền tệ nắm giữ vị thế mua so với bán theo tỷ lệ gần 14:1 trong tuần tính đến hết ngày 20/4, so với tỷ lệ 12:1 trong ngày 23/1, thời điểm các nhà quản lý danh mục đầu tư nắm giữ vị thế mua dầu kỷ lục, đạt 1.484 tỷ thùng.

Trong tuần đến ngày 20/4, các nhà quản lý tiền đã giữ vị thế mua ròng ở mức 1.411 tỷ thùng Brent, NYMEX và ICE WTI, xăng và dầu sưởi của Mỹ, nhiên liệu diesel châu Âu. Con số này gần với vị thế mua dài hạn kỷ lục ghi nhận được hồi tháng 1.

Chỉ tính riêng dầu Brent và WTI (dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ), các nhà quản lý tiền tệ đã nắm giữ vị thế mua nhất từ trước đến nay trong tuần trước, với tỷ lệ mua trên bán là 15:1.

Tương tự các quỹ phòng hộ cũng nắm giữ tỷ lệ tương tự 15:1 đối với dầu Brent và WTI từ tỷ lệ 13,2:1 trong tuần trước đó, ông Kemp đã tính toán dựa trên các dữ liệu giao dịch và quản lý.

Trong khi một tỷ lệ như thế này có thể dẫn tới một sự điều chỉnh mạnh nếu và khi các nhà quản lý quỹ bắt đầu thanh lý một số vị thế mua, các chuyên gia phân tích (và rõ ràng cả các nhà quản lý tiền tệ) nhận thấy rủi ro địa chính trị đóng vai trò như động lực chính của giá dầu trong những tuần tới.

“Đối với giá dầu, con đường kháng cự ít nhất vẫn cao hơn. Ai muốn bán ra trong môi trường địa chính trị hiện tại?”, ông Thibaut Remoundos, người sáng lập của Commodities Trading Corporation, công ty tư vấn về các chiến lược bảo hiểm rủi ro, cho biết.

Môi trường địa chính trị hiện tại có rất nhiều yếu tố biến động

Venezuela đang sụp đổ và vấn đề còn chưa rõ ràng duy nhất là mức độ sản xuất dầu của họ sẽ tiếp tục giảm như thế nào - và nó sẽ diễn ra nhanh ra sao. Venezuela đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 20/5, nhưng không được Mỹ và một số quốc gia Mỹ Latin khác thừa nhận. Theo đó, các biện pháp trừng phạt mới với Venezuela có thể đưa ra, gồm lệnh cấm đối với dầu thô nhẹ xuất khẩu của Hoa Kỳ, nhiên liệu được quốc gia này sử dụng để pha trộn dầu nặng của mình sau đó chuyển nó qua các đường ống dẫn. Theo các chuyên gia phân tích, ngay cả khi không có lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, Venezuela sẽ tiếp tục mất hàng chục nghìn thùng dầu mỗi ngày trong một tháng.

Một nhân tố khác là Iran. Ngày 12/5 là thời hạn cuối để Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định liệu có nên từ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Iran như một phần của thỏa thuận hạt nhân hay không. Nhiều chuyên gia phân tích đang tính toán xác suất áp đặt lại lệnh trừng phạt đối với Iran, tác động thực tế đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran và liệu giá dầu có khả năng sản lượng dầu giảm tại Iran đã được định giá chưa.

Sự leo thang có thể có của các cuộc xung đột ở Syria và Yemen cũng làm tăng thêm rủi ro địa chính trị.

Trong quý này, và đặc biệt là tháng 5, có rất nhiều rủi ro về nguồn cung địa chính trị, gồm ở Trung Đông, Bắc Phi, Tây Phi và Mỹ Latin, theo ông Eric Lee, một chiến lược gia về năng lượng của Citi. Ông Lee cho biết, nếu rủi ro về nguồn cung xảy ra, những nhà quản lý tiền tệ, với vị thế mua gần mức kỷ lục, có thể ở vị trí thuận lợi cho việc tăng giá, nhưng nếu xuất hiện một chất xúc tác tiêu cực, thì có thể khiến giá giảm mạnh.

Mặt trái của việc giá dầu tăng

Ông Lee lưu ý, việc OPEC thúc đẩy giá dầu và giữ cho giá dầu tăng cao tạo ra một áp lực là tăng trưởng nguồn cung có thể vượt dự báo trong năm 2019.

Nhà lãnh đạo của OPEC, Arab Saudi đang tìm cách để giá tăng cao hơn, ông John Kilduff, đối tác sáng lập tại Again Capital, nói với CNBC trong tuần tính đến ngày 20/4. Ông Kilduff cho biết, Arab Saudi đang kéo dầu tới 80 - 100 USD bằng cách tận dụng việc giảm sản xuất của chính mình, sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất không thuộc OPEC khác, nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ, và sự hỗ loạn tại Venezuela.

"Hiện Arab Saudi đang nhắm vào những nhân tố quan trọng và cố gắng kéo giá lên cao hơn nữa", ông Kilduff nói, cảnh báo rằng giá dầu tăng cao sẽ không chỉ thúc đẩy nhiều nhà sản xuât dầu đá phiên của Mỹ nhảy vào thị trường, mà còn khuyến khích hoạt động khoang giếng dầu ở vùng nước sâu như tại Mỹ và nước sâu Brazil.

Mặc dù rủi ro địa chính trị và dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu lạc quan hiện chiếm lĩnh thị trường so với những yếu tố tiêu cực, nhưng nếu các nhà quản lý tiền tệ bắt đầu thoát khỏi vị thế mua quá mức này, đà tăng của giá dầu có thể kết thúc một cách đột ngột.

Lyly Cao
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
 

Việc làm nổi bật

Top