Thị phần dầu mỏ của Ả Rập Xê Út đã giảm hơn 50% tại các thị trường chủ chốt mà nước này bán dầu trong 3 năm qua bất chấp quốc gia này đã tăng sản lượng khai thác lên mức kỷ lục.
Báo cáo gần đây của hãng FGE cho thấy quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã mất thị phần 9 trong số 15 nước chủ chốt mà Ả Rập Xê Út bán dầu trong khoảng 2013-2015, bao gồm Trung Quốc, Nam Phi và Mỹ.
Trước sự bùng nổ của ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ, Ả Rập Xê Út đã áp dụng chiến lược không giảm sản lượng dầu nhằm hạ giá, qua đó “bóp chết” những công ty sản xuất dầu của Mỹ.
Tuy nhiên, giá dầu đã giảm quá sâu và có lẽ nước này cũng đang “chết chìm” theo các quốc gia dầu mỏ khác nếu không có động thái đối phó.
Ngoài Mỹ, việc Nga và Iraq tăng sản lượng khai thác dầu cũng đã tạo sức ép vô cùng lớn lên thị trường dầu mỏ thế giới cũng như chiến lược giữ thị phần của Ả Rạp Xê Út.
Trước nguy cơ mất thêm thị phần, Ả Rập Xê Út đã buộc phải có cuộc hội đàm với các nước xuất khẩu dầu chính như Nga nhằm không tăng sản lượng khai thác thêm nữa để bảo vệ giá dầu. Tuy nhiên, quốc gia từng đứng thứ 2 về sản lượng trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là Iran vừa mới được dỡ bỏ lệnh cấm vận và nước này có khả năng sẽ không chịu giữ sản lượng.
Thêm vào đó, nếu giá dầu tăng lên mức hợp lý, có khả năng các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ sẽ lại “ngóc đầu dậy” và đe dọa vị thế của Ả Rập Xê Út trên thị trường dầu mỏ.
Công ty dầu khí quốc gia Saudi Aramco của Ả Rập Xê Út đã tăng sản lượng khai thác lên trên 10 triệu thùng/ngày và hiện nước này đang xuất khẩu dâu với sản lượng trên 7 triệu thùng/ngày.
Giảm thị phần
Theo FGE, tỷ lệ đóng góp của dầu thô Ả Rập Xê Út trong tổng sản lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã giảm từ hơn 19% năm 2013 xuống gần 15% năm 2015 do các nguồn cung thay thế từ Nga.
Thị phần của Saudi Aramco tại Nam Phi cũng giảm mạnh từ gần 53% xuống 22% do các nguồn cung khác như Nigeria hay Angola cũng tăng mạnh sản lượng khai thác.
Trong khi đó, sự bùng nổ của ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến Mỹ khiến nước này giảm nhu cầu nhập khẩu dầu từ nước ngoài. Tỷ lệ đóng góp của Ả Rập Xê Út trong tổng sản lượng nhập khẩu dầu của Mỹ đã giảm từ 17% xuống gần 14% trong khoảng 2013-2015.
Tồi tệ hơn, Ả Rập Xê út cũng bị giảm thị phần tại hàng loạt các thị trường như hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan và một số quốc gia Châu Âu khác.
May mắn thay, quốc gia này vẫn là nhà cung cấp dầu lớn nhất tại thị trường Trung Quốc và vẫn giữ được thị phần ở một số nước như Brazil, Ấn Độ và Nhật Bản.
Hiện tổng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Ả Rập Xê Út chiếm khoảng 8,1% nhu cầu dầu trên toàn cầu năm 2015.
Chiến tranh dầu mỏ với Nga?
Sau cuộc chiến khốc liệt với các nhà khai thác dầu đá phiến Mỹ, có lẽ Ả Rập Xê Út sẽ phải đối mặt với các cuộc chiến mới với Nga và Iran.
Việc Nga bị Phương Tây cấm vận đã tạo cơ hội cho nước này lấy được các hợp đồng cung dầu với những khách hàng truyền thống của Nga như Preem (Công ty hóa dầu Thụy Điển) và PKN Orlen and Lotos (Công ty hóa dầu Ba Lan).
Dẫu vậy, việc Iran quay trở lại thị trường dầu mỏ sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm vận có thể tạo nên một cuộc chiến mới với Ả Rập Xê Út.
Xuất khẩu dầu mỏ của Ả Rập Xê Út trong tháng 1/2016 đạt 7,8 triệu thùng/ngày, mức cao kỷ lục trong 10 tháng qua.
Báo cáo gần đây của hãng FGE cho thấy quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã mất thị phần 9 trong số 15 nước chủ chốt mà Ả Rập Xê Út bán dầu trong khoảng 2013-2015, bao gồm Trung Quốc, Nam Phi và Mỹ.
Tuy nhiên, giá dầu đã giảm quá sâu và có lẽ nước này cũng đang “chết chìm” theo các quốc gia dầu mỏ khác nếu không có động thái đối phó.
Ngoài Mỹ, việc Nga và Iraq tăng sản lượng khai thác dầu cũng đã tạo sức ép vô cùng lớn lên thị trường dầu mỏ thế giới cũng như chiến lược giữ thị phần của Ả Rạp Xê Út.
Trước nguy cơ mất thêm thị phần, Ả Rập Xê Út đã buộc phải có cuộc hội đàm với các nước xuất khẩu dầu chính như Nga nhằm không tăng sản lượng khai thác thêm nữa để bảo vệ giá dầu. Tuy nhiên, quốc gia từng đứng thứ 2 về sản lượng trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là Iran vừa mới được dỡ bỏ lệnh cấm vận và nước này có khả năng sẽ không chịu giữ sản lượng.
Thêm vào đó, nếu giá dầu tăng lên mức hợp lý, có khả năng các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ sẽ lại “ngóc đầu dậy” và đe dọa vị thế của Ả Rập Xê Út trên thị trường dầu mỏ.
Công ty dầu khí quốc gia Saudi Aramco của Ả Rập Xê Út đã tăng sản lượng khai thác lên trên 10 triệu thùng/ngày và hiện nước này đang xuất khẩu dâu với sản lượng trên 7 triệu thùng/ngày.
Theo FGE, tỷ lệ đóng góp của dầu thô Ả Rập Xê Út trong tổng sản lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã giảm từ hơn 19% năm 2013 xuống gần 15% năm 2015 do các nguồn cung thay thế từ Nga.
Thị phần của Saudi Aramco tại Nam Phi cũng giảm mạnh từ gần 53% xuống 22% do các nguồn cung khác như Nigeria hay Angola cũng tăng mạnh sản lượng khai thác.
Trong khi đó, sự bùng nổ của ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến Mỹ khiến nước này giảm nhu cầu nhập khẩu dầu từ nước ngoài. Tỷ lệ đóng góp của Ả Rập Xê Út trong tổng sản lượng nhập khẩu dầu của Mỹ đã giảm từ 17% xuống gần 14% trong khoảng 2013-2015.
Tồi tệ hơn, Ả Rập Xê út cũng bị giảm thị phần tại hàng loạt các thị trường như hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan và một số quốc gia Châu Âu khác.
Hiện tổng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Ả Rập Xê Út chiếm khoảng 8,1% nhu cầu dầu trên toàn cầu năm 2015.
Chiến tranh dầu mỏ với Nga?
Sau cuộc chiến khốc liệt với các nhà khai thác dầu đá phiến Mỹ, có lẽ Ả Rập Xê Út sẽ phải đối mặt với các cuộc chiến mới với Nga và Iran.
Việc Nga bị Phương Tây cấm vận đã tạo cơ hội cho nước này lấy được các hợp đồng cung dầu với những khách hàng truyền thống của Nga như Preem (Công ty hóa dầu Thụy Điển) và PKN Orlen and Lotos (Công ty hóa dầu Ba Lan).
Dẫu vậy, việc Iran quay trở lại thị trường dầu mỏ sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm vận có thể tạo nên một cuộc chiến mới với Ả Rập Xê Út.
Xuất khẩu dầu mỏ của Ả Rập Xê Út trong tháng 1/2016 đạt 7,8 triệu thùng/ngày, mức cao kỷ lục trong 10 tháng qua.
Hoàng Nam
Theo Trí Thức Trẻ/FT
Theo Trí Thức Trẻ/FT
Relate Threads