Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và các quốc gia khác bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1.
Tháng thực hiện cắt giảm sản lượng đầu tiên sẽ giúp thị trường đánh giá xem các nước tham gia có tôn trọng thỏa thuận hay không. Theo các nhà phân tích, việc 100% các quốc gia tuân thủ thỏa thuận là không thể xảy ra.
Chiến lược gia Alex Dryden của JP Morgan nhận xét tháng 1 sẽ là bài kiểm tra lớn đầu tiên của OPEC. Ông Dryden dự báo tỷ lệ tuân thủ khoảng 80%, tức sản lượng hàng ngày sẽ giảm 1,4 triệu thùng.
Bên cạnh đó, hiệu quả của thỏa thuận OPEC còn bị đe dọa bởi các yếu tố khác. Điển hình là sự hồi sinh của dầu đá phiến Mỹ và đồng USD tăng giá khiến giá dầu trở nên đắt hơn tương đối với các nhà đầu tư sử dụng đồng tiền khác.
Hồi cuối tháng 11/2016, các thành viên của OPEC lần đầu đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau 8 năm. Theo đó, 14 quốc gia thuộc tổ chức này sẽ cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày so với mức sản lượng tháng 10. Tới đầu tháng 12/2016, Nga dẫn đầu các quốc gia khác đạt thỏa thuận với OPEC về việc cắt giảm 558.000 thùng/ngày. Mục đích của các nước này là bình ổn thị trường dầu mỏ và hỗ trợ giá dầu.
Nhà phân tích Thomas Watters của Standard and Poor’s cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ giúp cải thiện tình trạng dư cung trầm trọng hiện nay, qua đó giúp duy trì đà tăng của giá dầu trong thời gian tới. Tuy nhiên, giá dầu tăng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ quay lại thị trường. Theo ông Watters, giá dầu sẽ bị chững lại khi vượt ngưỡng 60 USD/thùng.
Cho tới thời điểm này, Venezuela – một thành viên của OPEC – xác nhận sẽ cắt giảm sản lượng 95.000 thùng/ngày từ ngày 1/1 bất chấp tình trạng kinh tế trong nước đang gặp nhiều bất ổn.
Theo ông Dryden, đồng USD sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017. Điều này sẽ khiến các quốc gia đang vay nợ bằng đồng USD như Venezuela phải quay lại mức sản lượng ban đầu để hỗ trợ ngân sách chính phủ.
Dấu hỏi từ Nga
I-rắc mới đây cũng xác nhận sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 200.000-210.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, đối tác cao cấp Chris Weafer của Macro-Advisory cho rằng I-rắc sẽ sớm phải đưa ra lời xin lỗi. Sản lượng thực tế của quốc gia Trung Đông trong tháng 10 chỉ khoảng 4,59 triệu thùng/ngày nhưng lại đưa ra con số lớn hơn khi đàm phán thỏa thuận. Do đó, sản lượng của I-rắc vẫn sẽ “tăng” trong thời gian tới. Khả năng I-rắc tuân thủ thỏa thuận, thậm chí chỉ một phần, cũng khá thấp.
Bên cạnh I-rắc, Nga cũng đang là dấu hỏi với các nhà phân tích.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC hồi đầu tháng 12, ông Weafer tỏ ra nghi ngờ về việc Nga sẽ thực hiện cam kết cắt giảm 300.000 thùng/ngày. Ngay cả khi chính phủ Nga cố gắng hỗ trợ OPEC, các công ty tại quốc gia này vẫn chưa cho thấy sự hợp tác.4
Tháng thực hiện cắt giảm sản lượng đầu tiên sẽ giúp thị trường đánh giá xem các nước tham gia có tôn trọng thỏa thuận hay không. Theo các nhà phân tích, việc 100% các quốc gia tuân thủ thỏa thuận là không thể xảy ra.
Chiến lược gia Alex Dryden của JP Morgan nhận xét tháng 1 sẽ là bài kiểm tra lớn đầu tiên của OPEC. Ông Dryden dự báo tỷ lệ tuân thủ khoảng 80%, tức sản lượng hàng ngày sẽ giảm 1,4 triệu thùng.
Hồi cuối tháng 11/2016, các thành viên của OPEC lần đầu đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau 8 năm. Theo đó, 14 quốc gia thuộc tổ chức này sẽ cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày so với mức sản lượng tháng 10. Tới đầu tháng 12/2016, Nga dẫn đầu các quốc gia khác đạt thỏa thuận với OPEC về việc cắt giảm 558.000 thùng/ngày. Mục đích của các nước này là bình ổn thị trường dầu mỏ và hỗ trợ giá dầu.
Nhà phân tích Thomas Watters của Standard and Poor’s cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ giúp cải thiện tình trạng dư cung trầm trọng hiện nay, qua đó giúp duy trì đà tăng của giá dầu trong thời gian tới. Tuy nhiên, giá dầu tăng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ quay lại thị trường. Theo ông Watters, giá dầu sẽ bị chững lại khi vượt ngưỡng 60 USD/thùng.
Cho tới thời điểm này, Venezuela – một thành viên của OPEC – xác nhận sẽ cắt giảm sản lượng 95.000 thùng/ngày từ ngày 1/1 bất chấp tình trạng kinh tế trong nước đang gặp nhiều bất ổn.
Theo ông Dryden, đồng USD sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017. Điều này sẽ khiến các quốc gia đang vay nợ bằng đồng USD như Venezuela phải quay lại mức sản lượng ban đầu để hỗ trợ ngân sách chính phủ.
Dấu hỏi từ Nga
I-rắc mới đây cũng xác nhận sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 200.000-210.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, đối tác cao cấp Chris Weafer của Macro-Advisory cho rằng I-rắc sẽ sớm phải đưa ra lời xin lỗi. Sản lượng thực tế của quốc gia Trung Đông trong tháng 10 chỉ khoảng 4,59 triệu thùng/ngày nhưng lại đưa ra con số lớn hơn khi đàm phán thỏa thuận. Do đó, sản lượng của I-rắc vẫn sẽ “tăng” trong thời gian tới. Khả năng I-rắc tuân thủ thỏa thuận, thậm chí chỉ một phần, cũng khá thấp.
Bên cạnh I-rắc, Nga cũng đang là dấu hỏi với các nhà phân tích.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC hồi đầu tháng 12, ông Weafer tỏ ra nghi ngờ về việc Nga sẽ thực hiện cam kết cắt giảm 300.000 thùng/ngày. Ngay cả khi chính phủ Nga cố gắng hỗ trợ OPEC, các công ty tại quốc gia này vẫn chưa cho thấy sự hợp tác.4
NDH.vn
Relate Threads