Phó Tổng thống thứ nhất của Iran Eshaq Jahangiri ngày 1/7 tuyên bố nước này sẽ cho phép các công ty tư nhân xuất khẩu dầu thô, một phần trong chiến lược nhằm chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ, đồng thời hối thúc các nước thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không phá vỡ các thỏa thuận về sản lượng.
Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri. Ảnh: RTL info/TTXVN
Phát biểu tại một sự kiện kinh tế tại Tehran được phát sóng trực tiếp, Phó Tổng thống Jahangiri nêu rõ: "Dầu thô của Iran sẽ được đưa ra thị trường chứng khoán và công ty tư nhân có thể xuất khẩu dầu một cách minh bạch. Chúng tôi muốn chiến thắng kế hoạch của Mỹ... nhằm cắt đứt hoạt động xuất khẩu dầu của Iran". Hiện Iran đã mở bán dầu trên thị trường chứng khoán với khoảng 60.000 thùng mỗi ngày.
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đã gửi thư đến OPEC, đề nghị các thành viên tuân thủ thỏa thuận đạt được vào tháng trước về việc cùng tăng sản lượng, cũng như kiềm chế các hành động đơn phương có thể làm suy yếu sự đoàn kết của nhóm.
Tháng trước, OPEC đã nhất trí sẽ nâng sản lượng dầu thô thêm 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7, khi cho rằng đã đến lúc phải nâng sản lượng dầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và để xoa dịu các quốc gia tiêu thụ chính trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Các quốc gia này vẫn luôn cho rằng việc OPEC quyết định cắt giảm sản lượng từ tháng 1/2017 đã đẩy giá dầu lên cao trong thời gian dài.
Ngày 8/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, và Đức, cùng với đó khôi phục các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran. Tehran đang xem xét các cách thức nhằm duy trì hoạt động xuất khẩu dầu cũng như các biện pháp khác nhằm chống lại biện pháp trừng phạt sau khi Mỹ kêu gọi đồng minh chấm dứt nhập khẩu dầu của Iran.
Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri. Ảnh: RTL info/TTXVN
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đã gửi thư đến OPEC, đề nghị các thành viên tuân thủ thỏa thuận đạt được vào tháng trước về việc cùng tăng sản lượng, cũng như kiềm chế các hành động đơn phương có thể làm suy yếu sự đoàn kết của nhóm.
Tháng trước, OPEC đã nhất trí sẽ nâng sản lượng dầu thô thêm 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7, khi cho rằng đã đến lúc phải nâng sản lượng dầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và để xoa dịu các quốc gia tiêu thụ chính trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Các quốc gia này vẫn luôn cho rằng việc OPEC quyết định cắt giảm sản lượng từ tháng 1/2017 đã đẩy giá dầu lên cao trong thời gian dài.
Ngày 8/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, và Đức, cùng với đó khôi phục các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran. Tehran đang xem xét các cách thức nhằm duy trì hoạt động xuất khẩu dầu cũng như các biện pháp khác nhằm chống lại biện pháp trừng phạt sau khi Mỹ kêu gọi đồng minh chấm dứt nhập khẩu dầu của Iran.
TTXVN/Báo Tin tức
Relate Threads