Tác động của việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ có khả năng làm suy yếu, trên phương diện tài chính, cả Nga, Saudi Arabia và Iran - những nước đang can thiệp mạnh mẽ vào cuộc xung đột Syria.

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1992, đối đầu với Tổng thống mãn nhiệm George Bush, người mang vòng hào quang của chính sách đối ngoại và quân sự, ông Bill Clinton đã nhận ra rằng người Mỹ dành sự quan tâm trước hết đến túi tiền của họ và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang có dấu hiệu bùng nổ.

Một yếu tố có tính chất bước ngoặt, có thể làm “thay đổi cuộc chơi” trong năm 2016 và những năm sau nữa diễn ra vào dịp cuối năm 2015 là nằm ở một đoạn trong luật ngân sách mà Quốc hội Mỹ vừa thông qua ngày 18/12.

Các nghị sỹ Mỹ đã nhất trí bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ. Lệnh cấm đã có hiệu lực từ 40 năm nay, áp dụng từ thời điểm xảy ra cú sốc dầu mỏ lần thứ nhất khi các nước Arập áp đặt phong tỏa dầu lửa khiến giá xăng dầu tại Mỹ tăng vọt.

Từ năm 2008, sản lượng dầu mỏ của Mỹ đã tăng gần gấp đôi, từ 146 triệu thùng/tháng lên 281 triệu thùng/tháng. Mức kỷ lục về sản lượng khai thác – 310 triệu thùng/tháng – đạt được vào tháng 10/1973 không còn xa.

Năm 2014, Mỹ thậm chí đã vươn lên thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới. Cuộc cách mạng dầu đá phiến, diễn ra một cách gần như âm thầm, sẽ là một trong những thành tựu quan trọng nhất dưới thời Tổng thống Barack Obama suốt hai nhiệm kỳ trong Nhà Trắng.

144349_tac-dong-cua-viec-my-bai-bo-lenh-cam-xuat-khau-dau-mo2.jpg
Quyết định của Quốc hội Mỹ được chi phối bởi đảng Cộng hòa, vốn chịu ảnh hưởng của sức ép vận động hành lang từ giới tư bản dầu mỏ, không phải là tin tốt lành đối với thỏa thuận chống biến đổi khí hậu COP21 vừa mới được thông qua tại Paris.

Nhưng xét trên bình diện địa chính trị, nó mở ra những triển vọng mới mẻ chưa từng có. Do giá dầu mỏ thế giới và chi phí vận chuyển đang đứng ở mức rất thấp, không cần phải chờ đợi lâu để thấy dầu của Mỹ sẽ chảy ồ ạt sang châu Âu v à Trung Quốc. Chỉ có điều, giá dầu sẽ còn thấp trong thời gian dài.

Saudi Arabia, nước đã châm ngòi cho cuộc chiến hạ giá dầu mỏ vào năm 2014 với mục tiêu bẻ gãy xương sống của các nhà sản xuất Mỹ, làm suy yếu Iran và Nga, hai "kẻ thù" địa chính trị chiến lược của họ, nay lại kẹt vào trong cái bẫy do chính mình giương ra.

Kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ dùng để tài trợ cho chính sách tái phân bố thu nhập hào phóng nhằm mua chuộc sự trung thành của các thần dân với vương triều, cũng như cho cuộc chiến tranh tốn kém tại Yemen từ tháng 3/2015, có nguy cơ không thể phục hồi nhanh chóng.

Iran trong thời gian tới được dự báo sẽ đẩy mạnh khai thác và bán dầu với khối lượng lớn để cải thiện nền kinh tế vốn đã kiệt quệ sau nhiều năm bị Mỹ, châu Âu và cộng đồng quốc tế phong tỏa. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng của Iran rất yếu kém, không cho phép họ nhanh chóng lấy lại mức sản lượng đỉnh cao đã từng đạt được.

Nga, quốc gia đang chìm sâu vào cuộc suy thoái kinh tế sau khi bị phương Tây trừng phạt, cộng với ảnh hưởng của giá dầu g iảm, sẽ phải chứng kiến triển vọng thoát khỏi khủng hoảng ngày một lùi xa.

"Tin dữ" này đến đúng vào lúc bản tổng kết của chiến dịch can thiệp quân sự mà Moskva tiến hành tại Syria tương đối hạn chế: ba tháng không kích liên tục và làm suy yếu lực lượng đối lập vũ trang với chế độ Bachar al-Assad, quân đội chính phủ vẫn không đủ khả năng tái chiếm và giữ lại một vùng lãnh thổ nào đ á ng kể.

Tình trạng bế tắc chính là động lực để Liên hợp quốc đạt được sự đồng thuận mới về Syria.

Việc cả ba nước can thiệp tích cực nhất vào cuộc khủng hoảng Syria bị suy yếu về mặt tài chính và trong ngắn hạn không có phương tiện để duy trì cuộc chiến cho đến “thắng lợi cuối cùng” sẽ tạo ra những hậu quả tích cực.

Tại Ukraine, những dấu hiệu "hạ nhiệt" đầu tiên đã xuất hiện và có thể quan sát được. Tiếp đến có thể là Syria, nơi Nga và Mỹ xích lại gần nhau, còn Iran và Saudi Arabia cũng sẽ phải ngồi lại để phối hợp giải quyết cuộc khủng hoảng.

Xa hơn, nếu như việc Mỹ đẩy mạnh khai thác khí đá phiến, giống như đã xảy ra với dầu mỏ, chiến lược của Tổng thống Nga Putin bắt EU làm "con tin" thông qua con bài khí đốt sẽ bị phá sản. Đây chắc chắc là tin tốt lành cho EU.

Nếu phải tìm một bằng chứng khác về tác động của vấn đề năng lượng lên chính trị quốc tế, chỉ cần nhìn vào một thông tin khác vốn đã bị át đi trong mớ hỗn độn của Trung Đông: Thổ Nhĩ Kỳ và Israel - hai nước có quan hệ ngoại giao phức tạp - đã quyết định nối lại quan hệ ngày 16/12.

Một trong những khía cạnh của thỏa thuận mới ký này là kế hoạch xây dựng một đường ống khí đốt nối liền Tel-Aviv và Ankara. Bị cô lập về mặt ngoại giao, xung đột với Nga và Iran - hai đối tác cung cấp khí đốt chính, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần khí đốt của Israel – mới bắt đầu được khai thác cách đây chưa lâu. Đây lại là một cú đánh mới đối với Tổng thống Putin.

Dự án xây dựng đường ống dẫn khí đi vòng qua Ukraine, đến Nam Âu, có cơ sẽ bị đẩy lùi xa hơn./.

Tiến Nhất (p/v TTXVN tại Paris)​
 

Việc làm nổi bật

Top